Sài Gòn yêu cầu phụ huynh ký cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa yêu cầu phụ huynh ký cam kết với nhà trường về đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi xe máy.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – bà Bùi Thị Diễm Thu đã ký văn bản 3197/GDĐT-CTTT về định hướng nội dung trọng tâm trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học 2019 – 2020.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu, thủ trưởng các đơn vị trực tiếp xây dựng nội dung cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học, triển khai chi tiết đến giáo viên chủ nhiệm.
Ngoài những nội dung về chương trình dạy và học trong nhà trường, chế độ chính sách có liên quan đến học sinh, thủ trưởng đơn vị tập trung trao đổi, thông tin đến cha mẹ học sinh các nội dung: Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, tập trung làm rõ cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục.
Một buổi họp phụ huynh trong trường học (ảnh: teachvn.com)
Tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên, vận động cha mẹ học sinh thực hiện tốt việc mua bảo hiểm này.
Video đang HOT
Tóm tắt nội dung trọng tâm của Luật Trẻ em, lưu ý cha mẹ học sinh thực hiện đúng luật này trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con em, phòng chống xâm hại và bạo lực học đường, thường xuyên tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý đối với cha mẹ học sinh.
Tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường, trong việc đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe gắn máy, không giao xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe;
Vận động cha mẹ học sinh không đậu xe dưới lòng đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước cổng trường, tạo điều kiện cho học sinh sử dụng phương tiện xe buýt khi đi học, vận động cha mẹ học sinh nhà gần trường đưa đón học sinh đi bộ đến trường để giảm ùn tắc giao thông.
Phối hợp với nhà trường quản lý giờ giấc học tập, vui chơi và sinh hoạt cá nhân của con em, chú trọng đến việc thay đổi tâm sinh lý của các em để có giải pháp giáo dục cho phù hợp.
Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm giáo dục toàn diện học sinh.
Nội dung của cuộc họp này cần có sự thống nhất đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, cần được ghi biên bản có sự xác nhận của giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, thể hiện đủ trình tự, nội dung cuộc họp cụ thể, rõ ràng, lưu giữ tại đơn vị để phục vụ cho công tác lưu trữ, kiểm tra.
Việt Dũng
Theo giaoduc.net
Trẻ từ 3-5 tuổi tại TP.HCM được học giáo dục giới tính
Trẻ sẽ được học cách nhận biết giới tính bản thân, các bộ phận quan trọng trên cơ thể, cách chăm sóc, bảo vệ và phòng tránh nguy hiểm.
Trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục triển khai chương trình giáo dục giới tính cho trẻ 3-5 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trẻ mầm non sẽ được hướng dẫn để nhận biết giới tính, hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể; cách tự chăm sóc vệ sinh; kiến thức minh họa về vùng kín và cách bảo vệ; thực hiện nguyên tắc "5 không", "4 xin phép", quy tắc 5 ngón tay...
Mục đích của chương trình nhằm giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Chương trình giáo dục giới tính được thí điểm ở bậc mầm sau đó mở rộng sang các bậc học khác tại TP.HCM. Ảnh minh họa: Phụ Nữ TP.HCM.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay trong khuôn khổ chương trình, Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục sẽ chịu trách nhiệm tập huấn trực tiếp cho các giáo viên mầm non, cung cấp nội dung chương trình, cẩm nang, sách bài tập.
"Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ, năm nay, chúng tôi thực hiện thí điểm chương trình này ở bậc mầm non, sau đó sẽ đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm để từng bước triển khai việc giáo dục giới tính ở các bậc học khác", bà Thu nói.
Bước đầu, phụ huynh tại TP.HCM phải trả phí để trẻ được tham gia chương trình giáo dục giới tính. Mức phí sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục với nhà trường và phụ huynh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp gia đình khó khăn, con em của công nhân sẽ được ưu tiên, cân nhắc miễn phí.
"Ngoài tập huấn cho giáo viên, chương trình còn hướng tới tập huấn cho phụ huynh. Việc giáo dục giới tính không phải câu chuyện ngày một ngày hai, không chỉ được thực hiện ở nhà trường mà phải được kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Giáo viên, phụ huynh phải cùng nhắc nhở, giáo dục trẻ thì mới có hiệu quả. Do đó, dù chương trình không bắt buộc, nhưng tôi mong với tính thiết thực của nó, các trường sẽ chủ động tham gia đầy đủ", bà Thu chia sẻ.
Nói thêm về việc chi phí để tham gia chương trình này, bà Thu cho hay sở đang kiến nghị Bộ GD&ĐT đưa vấn đề giáo dục giới tính vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Khi đó, vấn đề chi phí sẽ do nhà nước chi trả cho đơn vị tập huấn, phụ huynh, học sinh sẽ không phải mất phí.
Theo Zing
Kiến nghị đưa tiết đọc sách vào chính khóa Sách thực sự có tác động mạnh mẽ, tích cực đến việc hình thành tri thức và nhân cách của học sinh. Đó là khẳng định của nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà nghiên cứu... tại tọa đàm "Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho HS như thế nào?" do Hội Xuất bản Việt Nam, Thành Đoàn...