Sài Gòn – ‘cơn bão’ COVID-19 đã qua, nhưng nhiều người chưa ngơi nghỉ
Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới nhập viện và tử vong tại TP.HCM liên tục giảm.
Vậy nhưng vẫn còn rất nhiều nhân viên y tế và nhân viên Phòng công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy chưa một ngày nghỉ ngơi.
Cống hiến, hy sinh hạnh phúc gia đình để bảo vệ sức khỏe nhân dân, với lý tưởng: Tất cả cho sự sống hồi sinh.
Họ nỗ lực, dốc sức để góp phần giúp người bệnh có ngày trở về bên gia đình ấm áp, xoa dịu nỗi đau mất mát phải gánh chịu sau cơn bạo bệnh.
Thấm từng nỗi đau
Ngày 27/7/2021, Đoàn Đỗ Hạ Huyên, 26 tuổi, nhân viên Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin về bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Hồi sức COVID-19 cho người nhà đang ngóng tin ở ngoài.
Khi số điện thoại “Tìm người bệnh COVID của Bệnh viện Chợ Rẫy, Hồi sức” được công bố qua số 0888561080 cùng fanpage Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy, chị Huyên liên tục nhận được các tin nhắn. Người nhà cung cấp họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại đăng ký nhận tin người bệnh, thời gian nhập viện của bệnh nhân. Từ đây, chị tra cứu thông tin, xác minh và báo lại cho họ.
Đoàn Đỗ Hạ Huyên từng bị khủng hoảng, stress vì hàng trăm tin nhắn/ngày dồn dập tìm kiếm người thân. Ảnh: Kim Vân
“Đây là công việc thật sự rất là ý nghĩa với tôi. Nhiều thân nhân không biết người nhà đang điều trị ở đâu, sống chết như thế nào. Khi họ tìm ra “kênh” của Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, họ rất là mừng và yên tâm”, Hạ Huyên chia sẻ.
Là người đã có gia đình và có con nên chị Huyên rất đồng cảm với những thân nhân người bệnh. Mỗi lần xác minh thông tin, thấy tình trạng bệnh nhân từ nặng chuyển sang nhẹ, chị Huyên vui và nhẹ nhõm. Chị cảm giác như chính người thân của mình đang khỏe lên vậy.
Chị Huyên kể, mỗi dòng tin nhắn gửi đến chị đọc đều toát lên niềm mong mỏi, sự tha thiết, khắc khoải. Có trường hợp chị Huyên chỉ nắm được tên tuổi, địa chỉ kèm thông tin mơ hồ rằng “người nhà bị COVID-19 được đưa vào viện, nhưng không rõ viện nào, xin nhờ tìm giúp”.
“Có những lúc bản thân tôi bị khủng hoảng, stress vì hàng trăm tin nhắn/ngày dồn dập tìm kiếm người thân. Có những gia đình có đến 4,5 người mất. Nhiều trẻ bỗng dưng mồ côi ba mẹ, gia đình đang yên ấm bỗng chia lìa. Lúc đó tôi tự nhủ mình phải cố gắng để hỗ trợ họ, giúp họ đỡ bơ vơ. Tôi cũng đã có gia đình, có con nên tôi đồng cảm và thấm nỗi đau của họ”, Hạ Huyên xúc động nói.
Mỗi ngày chị Huyên trả lời hàng trăm tin nhắn của người nhà các bệnh nhân (ảnh chụp màn hình)
Cứ như vậy, chị Huyên cùng các đồng nghiệp đã trở thành nhịp cầu nối tới người thân bên ngoài “chiến tuyến”. Mỗi ngày chị trả lời hàng trăm tin nhắn của người nhà các bệnh nhân.
Trong quãng thời gian này, chị Huyên ấn tượng với cuộc điện thoại của một cô gái trẻ hỏi thông tin người cha. Sau một hồi tìm kiếm và xác minh, chị Huyên có thông tin là người cha đó đã mất.
“Khi tôi vừa cầm điện thoại thông báo, đầu dây kia khóc nức lên: “Chị ơi, em mất ba rồi. Em trở thành trẻ mồ côi rồi”. Nói rồi cô gái ấy khóc liên hồi, tôi cảm thấy rất thương cô gái đó và bị cuốn theo cảm xúc của cô. Sau đó, cô ấy cũng hỏi tôi thủ tục nhận tro cốt của ba và tôi hướng dẫn tất cả các thủ tục cần thiết cũng như trấn an bạn đó. Đến hiện tại, tôi vẫn bị ám ảnh bởi tiếng khóc văng vẳng của cô gái ấy”, chị Huyên mắt đỏ hoe kể.
Cũng theo Huyên, khi phải thông báo những ca báo tử như vậy khiến chị cảm thấy rất buồn.
Nhờ cầu nối của Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, nhiều thân nhân người bệnh đã liên lạc và biết được tình hình bệnh nhân (ảnh chụp màn hình(
Video đang HOT
Ngoài những kỷ niệm buồn, Huyên kể, cô cũng có niềm vui với công việc và nó là động lực để cô lấy lại tinh thần và cố gắng. Đó là trong suốt thời gian hơn 1 tháng, mẹ của một bạn gái tên là V.P. điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Ngày nào V.P cũng lo lắng, nhắn tin nhờ Huyên hỏi thăm tình trạng mẹ bị mắc COVID-19 trên cơ địa béo phì. “V.P. rất là dễ thương, luôn nhắn tin cho tôi “chúc ngủ ngon trước khi đi ngủ”, Huyên kể lại.
Sau gần 1 tháng điều trị, mẹ của V.P đã khỏe mạnh và được xuất viện. Trong niềm vui mừng khôn xiết được đón mẹ về, V.P chia sẻ: “Mẹ em đã về nhà bình an. Em muốn nhắn gửi lòng biết ơn đến ad đã giúp em giữ liên lạc với mẹ em suốt thời gian qua ở Chợ Rẫy. Em cám ơn ad và đội ngũ đã giúp đỡ em. Tại em không biết ai để nhắn tin cảm ơn từng người. Mong mọi điều tốt lành luôn đến với mọi người. Cám ơn vì tất cả.”
Bên cạnh Huyên, Phòng Công tác Xã hội của Bệnh viện Chợ Rẫy còn có những nhân viên khác đã túc trực từ đầu mùa dịch đến nay để làm cầu nối thân nhân, gia đình và bệnh nhân. Chính sự chia sẻ, lắng nghe, tận tâm của họ đã giúp người nhà bệnh nhân giảm bớt nỗi đau, ổn định tâm lý và nhen lên những hy vọng để vượt qua những thời khắc khó khăn.
Nh ữ ng chuy ế n xe 0 đồ ng và b ộ qu ầ n áo, dép ngh ĩ a tình
Suốt những ngày cuối tháng 7 đến hết tháng 9/2021, trước khu vực cổng Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (đường số 400, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM) luôn có những chiếc xe chờ sẵn chở các bệnh nhân COVID-19 từng “thập tử nhất sinh” trở về gia đình.
Những chuyến xe 0 đồng của Phòng Công tác Xã hội chở các bệnh nhân mắc COVID-19 về nhà đoàn tụ. Ảnh: Lê Minh Hiển
Bước ra khỏi cửa bệnh viện, khuôn mặt các bệnh nhân ai nấy đều rạng rỡ, mắt lấp lánh niềm vui vì đã chiến thắng bạo bệnh. Không những vậy, họ còn cảm thấy hạnh phúc bởi được trở về nhà trên những chuyến xe 0 đồng, cùng những bộ quần áo thơm tho, sạch sẽ được thêu dòng chữ “Bệnh viện Hồi sức COVID-19″ với sự phục vụ tận tình, chu đáo.
Niềm vui của những bệnh nhân đó có sự đóng góp, quan tâm to lớn của Ban Giám đốc bệnh viện cũng như cán bộ nhân viên phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Niềm vui của các bệnh nhân ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19 được xuất viện. Ảnh: NVCC
ThS Lê Minh Hiển – Trưởng phòng Công tác Xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, theo quy trình của bệnh viện, sau khi bệnh nhân test RT-PCR ổn thì bệnh viện sẽ cho bệnh nhân xuất viện. Phòng Công tác xã hội được biết lịch xuất viện của bệnh nhân trước một ngày và sẽ liên hệ với gia đình để thông báo lịch xuất viện để người thân đến đón bệnh nhân về.
“Tuy nhiên, vào thời điểm cuối tháng 7 đó, khi chúng tôi liên lạc với người nhà bệnh nhân thì hầu hết các gia đình bệnh nhân đều không thể đến đón bệnh nhân xuất viện. Người thì đang ở trong khu cách ly, có gia đình cả nhà đang điều trị mắc COVID-19. Tiếp đến, toàn TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16, người nhà các bệnh nhân dù có phương tiện cũng không thể đến được Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đón người thân của mình về đoàn tụ.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã kiến nghị và đề xuất thực hiện những chuyến xe 0 đồng đưa bệnh nhân về nhà. Từ ngày 30/7/2021, phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM do luật sư Trần Thị Ngọc Nữ kết nối để thực hiện những chuyến xe yêu thương chở bệnh nhân về nhà. Có ngày kỷ lục lên tới 35 bệnh nhân được xuất viện”, anh Hiển cho biết.
Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM do luật sư Trần Thị Ngọc Nữ kết nối đã thực hiện được hơn 300 chuyến xe 0 đồng cho các bệnh nhân xuất viện về nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo thống kê, trong suốt khoảng thời gian từ 31/7 đến 31/10/2021, Phòng Công tác Xã hội đã thực hiện được hơn 300 chuyến xe 0 đồng với hơn 1000 bệnh nhân được xuất viện. Và chương trình chỉ kết thúc vào ngày 31/10/2021 không phải vì Phòng Công tác Xã hội không còn khả năng và lực lượng tham gia mà vì từ ngày 1/11/2021, các hoạt động ở TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới, thân nhân người bệnh có thể đến đón bệnh nhân về đoàn tụ.
“Việc đưa đón những người được xuất viện như vậy tạo cho người bệnh một niềm tin, sự chia sẻ không chỉ đến từ y bác sĩ, các tình nguyện viên mà còn là của cả cộng đồng dành cho họ. Nó thể hiện nghĩa tình của người dân TP.HCM nói chung và Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng. Với chúng tôi, những người làm trong bệnh viện, cố gắng làm những việc có tên hay không tên, thầm lặng hay không thầm lặng, miễn làm sao người bệnh được xuất viện trong niềm vui của họ. Những nụ cười cùng lời cảm ơn của bệnh nhân chính là những món quà ý nghĩa đối với chúng tôi, khiến chúng tôi thật sự xúc động. Đó là nguồn năng lượng, tiếp sức cho chúng tôi cho đến nay”, anh Hiển chia sẻ.
Theo ThS Lê Minh Hiển, những nụ cười cùng lời cảm ơn của bệnh nhân chính là nguồn năng lượng, tiếp sức cho cán bộ Phòng Công tác Xã hội. Ảnh: Kim Vân.
Cũng theo anh Hiển, ngoài những chuyến xe 0 đồng, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cung cấp những bộ quần áo, giày dép cho các bệnh nhân khi xuất viện. Điều này xuất phát từ sự quan tâm của Ban Giám đốc bệnh viện đến người bệnh với nỗi lo lắng rằng những bộ đồ, đôi dép của bệnh nhân ở trong Bệnh viện Hồi sức COVID-19 mang về nhà có thể mang theo virus.
Theo quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn thì những đồ dơ đó sẽ không được mang về nhà, vậy nên Phòng Công tác Xã hội phải thực hiện việc chuẩn bị các bộ quần áo, dép sạch, mới cho các bệnh nhân. Việc làm này bình thường là nhỏ nhặt nhưng trong giai đoạn cả thành phố thực hiện Chỉ thị 16 lại là cả một vấn đề khó khăn, thử thách. Bởi vì thời điểm đó rất khó khăn để mua cũng như đặt các bộ đồ.
Thế nhưng, bằng nỗ lực kết nối với các nhà hảo tâm, tất cả nỗi lo về phương tiện di chuyển cũng như các bộ đồ, dép đã được Phòng Công tác Xã hội chuẩn bị tươm tất. Mỗi bệnh nhân xuất viện sẽ được tặng bộ quần áo mới có logo Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Đây là một món quà kỷ niệm những ngày tháng đội ngũ y bác sĩ và người bệnh cùng chiến đấu kiên cường để chiến thắng COVID-19. Trong phần quà xuất viện còn có đôi dép, cây lược, khăn tắm, dầu gội, sữa tắm. Những món đồ tuy nhỏ nhưng nó thể hiện sự quan tâm, chu đáo của bệnh viện dành cho các bệnh nhân.
Các bệnh nhân được xuất viện với các bộ quần áo, dép mới, có logo thêu dòng chữ Bệnh viện Hồi sức COVID-19 do Phòng Công tác Xã hội chuẩn bị. Ảnh: Lê Minh Hiển.
Chị Phương Lan – chủ cửa hàng quần áo Phương Lan – cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên khi anh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội liên hệ đặt số lượng lớn quần áo cho những vị khách “đặc biệt” này. Thật sự tôi không ngờ bệnh viện lại chu đáo với bệnh nhân đến vậy. Không chỉ chữa bệnh còn lo cả quần áo, dép cho bệnh nhân khi xuất viện”.
Thực tế cho thấy, bằng những việc làm nhân văn thầm lặng, không ồn ào, Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cùng các y bác sĩ, tình nguyện viên viết nên nên câu chuyện đẹp đi qua mùa “bão dữ” trong những ngày lịch sử dịch bệnh năm qua. Họ không ngại khó, ngại khổ, kiên trì và bền bỉ hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19 cùng các y bác sĩ. Đó là hạnh phúc được cống hiến, được sống đẹp của tập thể nghĩa tình và nhân ái.
Tin sáng 18-12: Bộ Y tế rút ngắn lịch tiêm mũi vắc xin bổ sung, tiêm sau mũi hai 3 tháng
Ngày 17-12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an, Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng về việc tiêm vắc xin COVID-19 liều bảo vệ và nhắc lại.
Nhân viên y tế chăm sóc cho các trường hợp F0 đang điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Liều bổ sung dành cho đối tượng là người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, nhiễm HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...
Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của Hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V thì tiêm liều bổ sung bằng vắc xin cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Về loại vắc xin, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.
Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của Hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véctơ virus (vắc xin AstraZeneca).
Khoảng cách tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. So với hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành đầu tháng 12, thời gian tiêm mũi bổ sung đã rút ngắn xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng như trước đây.
Bộ Y tế nêu rõ vắc xin sử dụng để tiêm bổ sung và liều nhắc lại là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vắc xin để tiêm bổ sung và nhắc lại tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
Đối với những người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
Tiêm vắc xin mũi 2 Pfizer cho học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM sáng 23-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việt Nam đã nhận 172 triệu liều vắc xin, đã tiêm gần 137 triệu mũi
Bộ Y tế cho biết vừa tiếp nhận thêm lô vắc xin mới, nâng tổng số vắc xin đã tiếp nhận cho đến nay là 172 triệu liều. Đến ngày 18-12 đã tiêm chủng gần 137 triệu mũi.
Tính đến ngày 14-12, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin là 97%, tiêm đủ 2 mũi đạt xấp xỉ 81%, tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin/dân số đạt trên 60%, xếp thứ 4 tại khu vực ASEAN (sau Singapore, Campuchia và Brunei).
Lực lượng chức năng P.Phố Huế phong tỏa y tế nhiều khu vực thuộc tập thể Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) khi phát hiện hàng loạt ca nhiễm COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN
Số ca COVID-19 nặng và tử vong vẫn tăng
Số liệu của Tiểu ban điều trị, Bộ Y tế cho biết số mắc mới trong ngày 17-12 là 15.206 ca, nâng tổng số ca mắc ghi nhận tại Việt Nam từ đầu vụ dịch lên xấp xỉ 1,5 triệu ca. Trong số này có gần 1,1 triệu ca đã khỏi bệnh (73,6%), số tử vong là 29.125 ca (2%).
Hiện còn 283.522 bệnh nhân theo dõi, điều trị, trong đó có 243.472 ca theo dõi, điều trị tại nhà; 9.732 ca theo dõi, điều trị tại khu cách ly và 110.257 ca điều trị tại 916 bệnh viện. Trong số đang điều trị tại bệnh viện có 7.841 ca nặng, bao gồm 1.109 ca phải thở máy.
So với trung bình 7 ngày trước, số ca bệnh mới giảm 10,4%, số ca tử vong tăng 2,9%, số ca nặng tăng 6,1%.
So với tuần trước, số mắc mới tăng 5,1%, số tử vong tăng 9%, số ca nặng, nguy kịch tăng 2,2%, trong đó số thở máy xâm lấn tăng 23,1%. So sánh với tháng trước, số ca nặng, nguy kịch tăng 91,5%, số ca tử vong tăng 167%.
Hiện các địa phương đang có số bệnh nhân điều trị cao gồm TP.HCM (70.361), Bình Dương 60.942, Tây Ninh 16.953, Cần Thơ 16.088, Bà Rịa - Vũng Tàu 11.873, Cà Mau 11.335, Khánh Hòa 9.731, Trà Vinh 9.396. Hiện TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh, Vĩnh Long là có nhiều ca diễn biến nặng nhất.
Nhân viên y tế phường 7, quận Phú Nhuận thăm khám và phát thuốc cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN
- Ngày 17-12, Hà Nội cho biết trong 24 giờ qua ghi nhận 1.440 ca COVID-19 mới, trong đó có 557 ca cộng đồng, chiếm gần 40%, 634 ca trong khu cách ly và 249 ca trong khu phong tỏa. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Hà Nội phát hiện trên 1.300 ca COVID-19/ngày.
Cộng dồn số ca tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 24.237 ca, trong đó số ca cộng đồng 9.354 ca, số ca đã được cách ly 14.883 ca. Quận Đống Đa - quận vùng cam nguy cơ cao duy nhất ở Hà Nội - đã đưa vào vận hành cơ sở thu dung, điều trị F0 thể nhẹ với quy mô 600 giường tại khu ký túc xá Trường đại học Thủy lợi. Số bệnh nhân đang được tiếp nhận điều trị là 98 người.
- Chiều tối 17-12, Hà Nam công bố thêm 25 ca dương tính. Hà Nam yêu cầu chủ các nhà máy, xí nghiệp, công ty chủ động xét nghiệm tầm soát đối với những trường hợp có nguy cơ cao. Sau gần 3 tháng bùng phát đợt dịch mới, toàn tỉnh ghi nhận 1.567 ca COVID-19.
- Quảng Bình từ 6h ngày 16-12 đến 6h ngày 17-12 ghi nhận thêm 50 ca COVID-19 mới, trong đó có 44 ca cộng đồng. Có 31 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Tréo-Kiến Giang (Lệ Thủy).
- Vĩnh Long, số ca COVID-19 mới chưa có dấu hiệu giảm, trong đó phát hiện qua khám sàng lọc cộng đồng và tại cơ sở y tế chiếm hơn 70% số ca mắc mới. Trong 14 ngày gần đây, tỉnh ghi nhận 7.898 ca COVID-19, trung bình 566 ca/ngày. So với 14 ngày trước đó, tăng 1.553 ca, trong đó có trên 5.500 ca mắc phát hiện qua khám sàng lọc cộng đồng.
- Bến Tre từ 6h đến 11h ngày 17-12 có 726 ca COVID-19, tính đến 11h có 1.128 ca, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 19.738 ca. Trong đó, có 8.699 ca được điều trị khỏi, 101 ca tử vong.
- Cà Mau cho biết trong 24 giờ qua, tỉnh này ghi nhận 1.339 ca COVID-19 mới, trong đó có 1.029 ca cộng đồng, cao nhất từ trước đến nay, nâng số ca mắc của tỉnh lên 20.640 ca. Cà Mau đã quyết định điều chỉnh cấp độ dịch: có 74 đơn vị cấp xã thuộc cấp độ 3 (vùng cam) về dịch COVID-19, tăng 12 đơn vị cấp xã.
Tin sáng 3-12: Tăng số ca 1%, tử vong tăng 35%, bắt đầu điều động nhân lực chi viện Bệnh viện Bạch Mai vừa điều động 9 y bác sĩ đi An Giang, một trong các tỉnh thành có số mắc cao, hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng. Có 2 bệnh viện ở TP.HCM cũng đang hỗ trợ An Giang. Đây là đợt chi viện đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 tăng lại. Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu...