Sacombank hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm sau 10 tháng
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank (mã chứng khoán STB) cho hay, 10 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng đã hoàn thành 100% chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho cả năm.
Tại ĐHCĐ thường niên được tổ chức hồi tháng 6/2020, Sacombank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả năm 2019. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2020 dự kiến đạt 498.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước.
Sacombank xây dựng mục tiêu tổng nguồn vốn huy động đạt 457.200 tỷ đồng, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 452.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019.
Mục tiêu dư nợ tín dụng đạt 329.400 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
Theo Sacombank, với vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2020 dự kiến là 28.395 tỷ đồng, Ngân hàng sẽ chi 785 tỷ đồng để đầu tư tài sản cố định và sử dụng 18.154 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh sinh lời.
Ngoài ra, Ngân hàng dự kiến bổ sung vốn có giá trị 214 tỷ đồng cho ngân hàng con tại Lào trong năm 2020.
Tuy nhiên, tại ĐHCĐ thường niên 2020, Ban tổng giám đốc Sacombank cho biết, sẽ phấn đấu vượt 20% chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra năm nay.
Video đang HOT
Tăng trưởng tín dụng của Sacombank đến hết tháng 9/2020 đã đạt khoảng 9% (Sacombank đã được NHNN chấp thuận cho tăng trưởng tín dụng lên mức 13,5%).
Cũng theo đánh giá bà Diễm, những tháng cuối năm, cầu tín dụng sẽ cải thiện trong mùa kinh doanh cao điểm.
Sacombank cũng đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 và nỗ lực xử lý nợ xấu theo đề án tái cấu trúc.
Về mục tiêu về xử lý thu hồi 11.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay, bà Diễm cho biết, đến hết tháng 9/2020, Ngân hàng đã xử lý nợ xấu vượt con số trên. Tổng dự phòng rủi ro, Sacombank đã trích lập lũy kế từ đầu năm đến nay 3.000 tỷ đồng.
Chính việc đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu đã tác động tích cực lên lợi nhuận. Dự kiến lợi nhuận đạt được của Sacombank trong năm nay sẽ vượt 20% chỉ tiêu đề ra, tức bằng với con số đạt được của năm 2019 (3.200 tỷ đồng).
Dự phòng rủi ro của nhà băng nào "ngốn" hết lợi nhuận 9 tháng?
Nhiều ngân hàng như BIDV, Sacombank, VietABank , VPBank, VietinBank ghi nhận khoản mục trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng cao hơn gấp mấy lần so với con số lợi nhuận đạt được.
Bức tranh trích lập dự phòng rủi ro thể hiện tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng của các nhà băng. Khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Trong 9 tháng qua, có nhiều ngân hàng đã phải "hi sinh" lợi nhuận để tăng trích lập dự phòng gấp nhiều lần. Nhất là xảy ra tại những nhà băng như Sacombank khi lợi nhuận chỉ 1.845 tỷ (giảm 4%) nhưng chi phí dự phòng lên tới 2.853 tỷ đồng, tức gấp 1,5 lần. Hay VietABank lãi ròng chỉ vỏn vẹn 151 tỷ nhưng dự phòng chiếm tới 685 tỷ đồng, gấp 4,5 lần.
"Ông lớn" VietinBank ghi nhận trích lập dự phòng ở mức 11.458 tỷ đồng, cao hơn 39% so mức lợi nhuận 9 tháng có được là 8.232 tỷ đồng.
VPBank cũng không phải ngoại lệ với dự phòng lên tới 10.303 tỷ đồng trong khi lợi nhuận ở mức 7.517 tỷ đồng.
BIDV là "chua chát" nhất khi dự phòng gấp gần 3 lần lợi nhuận đạt được là 5.501 tỷ đồng, dù nhà băng này đã nỗ lực giảm trích lập 2,3% so với cùng kỳ.
Ngược lại, một số ngân hàng phải chi cho trích lập dự phòng rất ít như Saigonbank vỏn vẹn 27 tỷ, trong khi lợi nhuận là 146 tỷ đồng, dù giảm 26% so cùng kỳ.
Hay NCB cũng chỉ trích lập 38 tỷ, nhích nhẹ so mức 33 tỷ của cùng kỳ, nhưng đổi lại lợi nhuận mà nhà băng này đạt được cũng rất bèo bọt với 21 tỷ đồng, thấp nhất trong tất cả các ngân hàng.
Ngoài ra, cũng còn nhiều cái tên ghi nhận khoản trích lập dự phòng chỉ ở mức hàng chục tỷ đồng như VietBank (66 tỷ), Kienlongbank (83 tỷ), nhưng đây đều là những nhà băng có lợi nhuận sụt giảm mạnh so cùng kỳ.
Còn xét về góc độ gia tăng trích lập dự phòng, phải kể đến đầu tiên là ACB với mức tăng vọt gấp 4,2 lần cùng kỳ khi chiếm 694 tỷ đồng. Dù vậy, nhà băng này vẫn lãi 5.133 tỷ đồng, tăng hơn 15% so cùng kỳ.
Kế đến là Techcombank với mức trích lập gấp 3,7 lần cùng kỳ lên tới 2.245 tỷ đồng; nhưng lợi nhuận vẫn tăng gần 18% khi đạt 8.372 tỷ đồng.
VietABank cũng không kém cạnh khi gấp 3 lần lên 685 tỷ đồng và lãi ròng tăng 10% với 151 tỷ đồng.
Trong khi đó, trích lập dự phòng của Eximbank gấp 2,67 lần cùng kỳ nhưng lợi nhuận lại giảm hơn 1% xuống 871 tỷ đồng. Tương tự với Sacombank khi trích lập tăng 69% lên 2.853 tỷ nhưng lợi nhuận lại giảm 4% về 1.845 tỷ đồng.
Ở chiều khả quan chỉ có SeABank khi vừa giảm trích lập dự phòng, vừa kéo theo lợi nhuận tăng. Cụ thể, trích lập dự phòng của nhà băng này là 466 tỷ, giảm 18% so cùng kỳ; nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 65% lên 887 tỷ đồng.
Còn SaigonBank và ABBank vừa giảm trích lập nhưng vẫn không kéo được lợi nhuận đi lên.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng chính là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định trong thời gian tới.
Sacombank lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng Chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh khiến lợi nhuận Sacombank giảm mạnh trong quý III/2020. Nợ xấu tại thời điểm 30/9 của ngân hàng cũng có xu hướng đi lên, trên mức 2%. Đáng chú ý, quá trình xử lý nợ xấu, trong đó có việc phát mại các tài sản thế chấp lớn để thu hồi nợ xấu của Sacombank...