Sạch và đẹp từ nhà đến trường
Nâng cao nhận thức và hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho các em học sinh, sinh viên, là thế hệ tương lai của đất nước là yếu tố then chốt góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Sở TN&MT TP.HCM vừa phối hợp với Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Giáo dục và Truyền thông về bảo vệ môi trường trong trường học” và tập huấn pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn TP.HCM.
Đẹp từ trường đến gia đình
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường không phải của từng cá nhân nào mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong đó, học sinh, sinh viên là những thế hệ sẽ kế thừa nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tương lai. Vì vậy, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên là vô cùng quan trọng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng này, nhiều năm qua Sở TN&MT TP.HCM và Sở GD&ĐT TP.HCM đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm tăng cường giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường dành cho các em học sinh trên địa bàn TP.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân loại rác tại nguồn.
Cụ thể, phong trào hội thi xây dựng “Trường học xanh” đã mang lại nhiều hiệu quả về bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Cô Phan Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Măng non 1, quận 10, chia sẻ “Việc truyền thông, giáo dục lớp trẻ, đặc biệt là những trẻ mầm non là hết sức quan trọng. Độ tuổi này các em như tờ giấy trắng, việc giáo dục hành vi không xả rác cho trẻ từ bậc học mầm non là rất quan trọng và cần thiết.
“Chúng tôi tạo cho trẻ một môi trường học tập và sinh hoạt, vui chơi an toàn, sạch sẽ. Thường xuyên giáo dục cho trẻ có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp, môi trường sống xung quanh. Bên cạnh đó, rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, cảm nhận về môi trường, thông qua các hành động cụ thể, như phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu tái sử dụng (nắp chai nước suối, lõi giấy vệ sinh, ống hút…); hướng dẫn, tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh phong trào phân loại rác, hạn chế sử dụng túi nylon… Thông qua các hoạt động này, giúp các em có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Nhiều em về nhà còn hướng dẫn người thân trong gia đình cách bảo vệ môi trường. Với cách làm này tôi nghĩ có thể làm sạch, đẹp từ trường đến gia đình” – cô Bích Liên chia sẻ.
Xuất hiện nhiều “Trường học Xanh”
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, trong năm 2018, với chương trình xây dựng “Trường học Xanh”, các trường đã hưởng ứng rất nhiệt tình với nhiều mô hình và cách làm hay.
Video đang HOT
Tuyên dương các trường, tập thể, cá nhân đã góp phần tích cực đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.
Nhằm kịp thời tuyên dương các trường, tập thể, cá nhân đã góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường học đường, Sở TN&MT và Sở GD&ĐT đã tổ chức đánh giá và quyết định khen thưởng 28 trường đạt kết quả xuất sắc “Trường học Xanh 2018″. Bên cạnh đó, khen tặng chín cá nhân và 10 tập thể đã có đóng góp tích cực cho công tác giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường trong trường học giai đoạn 2016-2018…
Ông Trần Nguyên Thục (Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT) cho biết: Sở sẽ tích cực triển khai, tuyên truyền phổ biến Chỉ thị số 19-CT/TU; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; xây dựng “trường học không rác”; tăng cường chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong trường học…
NGUYỄN CHÂU
Theo PLO
Quảng Trị gấp rút bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới
Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 13.226 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong nhiều năm qua, chất và số lượng đội ngũ GV đã có sự phát triển đáng kể.
Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện CTGDPT mới thì vấn đề đội ngũ vẫn còn những tồn tại bất cập cần được ngành GD&ĐT đầu tư, chú trọng hơn nữa để làm nên chất lượng tổng thể.
Nỗi lo nhìn từ đội ngũ
Toàn ngành GD&ĐT Quảng Trị có 3.498 GV mầm non; tiểu học 4.179 GV; THCS 3.240 GV; THPT 1.915 GV; trung tâm GDNN-GDTX 264 GV; quản lý nhà nước 129 người;
Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cho rằng: CTGDPT mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm... Đây sẽ là những thách thức đối với đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV Quảng Trị nói riêng.
Ngành GD&ĐT Quảng Trị ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ GV dạy lớp 1
Hiện nay, đội ngũ GV Quảng Trị vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các địa bàn khác nhau (thừa GV ở các trung tâm, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng lại thiếu GV ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn). Việc thừa thiếu cũng đi theo môn học, thừa GV dạy văn hoá, thiếu GVdạy các môn đặc thù, tự chọn và theo ngành nghề đào tạo.
Đáng nói, dù cơ bản đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn hạn chế, đặc biệt với nhà giáo công tác ở miền núi, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức...
Để đáp ứng CTGDPT mới
Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Để chuẩn bị thực hiện CTGDPT mới, ngành GD&ĐT Quảng Trị đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng GV.
Ngành đã triển khai kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt của các môn học ở các cấp học.
Ngành GD&ĐT Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị thực hiện CTGDPT mới
Tổ chức quán triệt chương trình giáo dục bộ môn đến tận GV và giao nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích chương trình, đề xuất cách tiếp cận chương trình mới. Xây dựng chương trình dạy học bộ môn. Nêu các khó khăn, đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình mới.
Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học đổi mới CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, sinh hoạt chuyên môn mới.
Thường xuyên quan tâm xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị dạy học từng bước đồng bộ, đạt chuẩn và đáp ứng cơ bản yêu cầu tiếp cận đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đặc biệt, Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho CBQL, GV về thiết kế dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp; Hội đồng bộ môn các môn văn hóa đã tổ chức nhiều chuyên đề dạy học tích hợp liên môn của các môn học.
Trong hè 2019, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, trong đó lồng ghép tích hợp các nội dung bồi dưỡng giữa bồi dưỡng thường xuyên và định hướng nội dung bồi dưỡng về đổi mới CT và SGK mới.
Chuẩn bị đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng cốt cán cấp trung ương, cấp tỉnh tiến tới triển khai các lớp bồi dưỡng đại trà đến tận CBQL, GV các cơ sở giáo dục, trước hết ưu tiên bồi dưỡng GV lớp 1...
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trị, bên cạnh những thuận lợi trong công tác bồi dưỡng GV thì cũng còn nhiều thách thức.
Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT, internet hỗ trợ tập huấn ở các trường, đặc biệt là các trường vùng núi chưa đáp ứng được nhu cầu của GV.
Một số GV với năng lực sử dụng CNTT còn thấp thì việc tham gia tập huấn qua mang sẽ gặp nhiều khó khăn, trong lúc một số trường còn thiếu thiết bị, thiếu GV tin học thì việc bồi dưỡng qua mạng, bồi dưỡng trực tuyến lại càng khó khăn hơn.
Việc tổ chức tập huấn qua mạng sẽ khó cho công tác quản lí, giám sát, nếu giáo viên thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng... thì hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng có thể không cao.
Đức Trí
Theo GDTĐ
GS Nguyễn Văn Minh: Quản lý lỗi thời là vòng kim cô hạn chế sự sáng tạo của giáo viên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng cán bộ quản lý giáo dục cần thay đổi nhận phương pháp bởi quản lý lỗi thời là vòng kim cô hạn chế sáng tạo của giáo viên. Sáng 6/8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục, giáo...