Sách Tiếng Việt 2 vẫn còn quá nhiều “sạn”
Sách Tiếng Việt 2 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (KNTTVCS) – còn nhiều “sạn”, các tác giả cần sửa chữa.
Qua một năm học, nhiều giáo viên phản ánh trên các phương tiện truyền thông rằng, sách Tiếng Việt lớp 1 – bộ KNTTVCS, NXB Giáo dục Việt Nam (tác giả Bùi Mạnh Hùng làm Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) có những phạm vi kiến thức khó, nặng, quá tải so với lứa tuổi học sinh.
Thông tin còn cho biết, quyển sách này chứa nhiều “sạn”, từ ngữ ngô nghê, thô thiển. Các bài học chữ, vần, từ rất rườm rà… khiến học sinh 6 tuổi rất khó tiếp thu. Những tưởng rằng, những lỗi này đã được các tác giả rút kinh nghiệm để biên soạn sách cho hoàn chỉnh hơn, thế nhưng, sách Tiếng Việt lớp 2 – bộ KNTTVCS, cũng chi chít “sạn”.
Không viết hoa theo quy định
Sách Tiếng Việt 2 (tập 1), bài “Chú đỗ con” (theo “Truyện kể cho bé Mầm non”), trang 33, đặt các câu hỏi như sau: Cuộc gặp gỡ của đỗ con và cô mưa xuân diễn ra thế nào? Cuộc gặp gỡ của đỗ con và chị gió xuân diễn ra thế nào? Cuộc gặp gỡ của đỗ con và bác mặt trời diễn ra thế nào? Cuối cùng, đỗ con làm gì?
Cần viết hoa các từ: Đỗ Con, Mưa Xuân, Gió Xuân, Mặt Trời vì tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để gọi tên nhân vật (danh từ chỉ người).
Bài “Em học vẽ” (Phan Thị Diên), trang 58, 59 có hai câu thơ: Vẽ ông trăng trên cao/ Vẽ cả ông mặt trời. Tương tự, phải viết hoa ông Trăng, Mặt Trời (nhân hóa ông Trăng, Mặt Trời là người).
Video đang HOT
Sách Tiếng Việt 2 (tập 2), bài “Sự tích cây thì là” (Trịnh Mạnh kể), trang 46-47, không viết hoa những từ ngữ và các câu sau là sai quy định: trái đất (Trái Đất – hành tinh); Về sau, trời chỉ nói vắn tắt (Trời – nhân vật); Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc làm chả cá, chả mực mà không có con thì mất ngon ạ (Trời – nhân vật).
Bài Tạm biệt cánh cam (Minh Đăng), trang 64, viết hoa nhân vật Bống nhưng viết thường nhân vật cánh cam (Chú cánh cam đi lạc vào nhà Bống. Viết đúng: Chú Cánh Cam…).
Phần Luyện tập, trang 66, không viết hoa các danh từ sử dụng lối nói nhân hóa: Anh dế, cô đom đóm (viết đúng: anh Dế, cô Đom Đóm).
Bài “Cảm ơn anh hà mã”, trang 84, cũng không viết hoa tên con vật theo lối nói nhân hóa: cô hươu, anh hà mã (viết đúng: cô Hươu, anh Hà Mã).
Bài “Cánh chim báo mùa xuân” (theo Kể chuyện cho bé), trang 140-141, thì viết hoa theo lối nhân hóa (viết đúng): Bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông sống trên bốn ngọn núi.
Bài “Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét” (Hải Nam) không viết hoa từ in-tơ-nét trong câu: Nhờ có in-tơ-nét bạn cũng có thể nhìn thấy người nói chuyện với mình, dù hai người đang ở cách nhau rất xa (viết đúng: In-tơ-nét).
Phiên âm tên nước ngoài thiếu nhất quán
Bài “Tớ là lê-gô” (Bảo Châu), trang 97-98, phiên âm lê-gô (sử dụng dấu gạch nối). Nhưng bài “Đồ chơi yêu thích”, trang 99, thì viết ô tô (không sử dụng dấu gạch nối). Cần phiên âm thống nhất theo một cách. Với học sinh lớp 2, cần sử dụng dấu gạch nối khi phiên âm tiếng nước ngoài nhằm giúp các em dễ đọc từ.
Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa
Sách Tiếng Việt 2 (tập 1), bài “Cây xấu hổ” (theo Trần Hoài Dương), trang 31, mở đầu viết: Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Muốn diễn đạt ý bỗng dưng (bất ngờ) thì trước đó phải có chủ ngữ nói đến đến điều “bình thường”. Ví dụ: Trời đang nắng, bỗng dưng gió ào ào nổi lên.
Phần câu hỏi trang 41 yêu cầu học sinh: Nói câu thể hiện tình cảm của em đối với thầy cô giáo của mình. Cách diễn đạt thế này là lủng củng, đây là văn nói chứ không phải văn viết. Cần viết lại cho rõ ràng, mạch lạc, trong sáng, chẳng hạn: Em hãy nói một câu bày tỏ tình cảm của mình dành cho thầy cô giáo.
Sách Tiếng Việt 2 (tập 2), bài “Mùa vàng”, trang 27, có câu văn: Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Câu văn này lủng củng, tối nghĩa. Có thể viết lại câu văn như sau: Người nông dân phải trải qua nhiều công đoạn thì mới thu về thành quả lao động.
Bài “Cảm ơn họa mi”, trang 41, viết: Vật gì có ở vương quốc khiến nhà vua tự hào nhất? Điều gì xảy ra với món quà nhà vua được tặng? Hai câu văn này vừa lủng củng vừa rối rắm về ngữ nghĩa. Cần viết lại: Nhà vua tự hào về vật gì ở vương quốc mình nhất? Sau khi nhà vua được tặng quà thì điều gì xảy ra?
Phần Nói và nghe (bài “Hạt giống nhỏ”), trang 56, đặt câu hỏi: Bằng cách nào mong muốn của cây được thực hiện? Đây không phải là cách diễn đạt của người Việt mà là lối nói của người nước ngoài học tiếng Việt, cần thay bằng câu khác cho rõ ràng, trong sáng.
Phần “Nói và nghe” trang 63, yêu cầu: Nói tên các việc làm trong tranh cũng không ổn về cách diễn đạt. Theo đó, 4 bức tranh miêu tả cảnh làm việc của con người, cho nên cần thay đổi câu hỏi cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh.
Qua bài viết, rất mong các tác giả sách Tiếng Việt 2, bộ KNTTVCS, hãy rà soát lại những sai sót như đã phân tích để chỉnh sửa lại cho đúng.
Cung ứng kịp thời sách giáo khoa trước năm học mới 2021-2022
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và có nhiều phương án phát hành sách giáo khoa để cung ứng kịp thời cho học sinh trước khi bước vào năm học 2021-2022.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ảnh hưởng khá nặng nề đến nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, hoạt động cung ứng sách giáo khoa trước thềm năm học mới cũng bị ảnh hưởng do việc vận chuyển hàng hóa bị hạn chế. Lường trước tình thế này, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và có nhiều phương án phát hành sách giáo khoa để cung ứng kịp thời cho học sinh trước khi bước vào năm học 2021-2022.
Học sinh, phụ huynh có nhu cầu mua SGK ở các cấp lớp có thể truy cập trang thương mại điện tử trực tuyến Nhà Sách Số https://nhasachso.nxbgd.vn của NXB Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Theo thông tin từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, sách giáo khoa từ lớp 3- lớp 12 (chương trình hiện hành) đã được triển khai in sớm (tháng 11/2020) và bắt đầu phát hành từ 15/3/2021. Đối với sách giáo khoa mới, để kịp có sách về các địa phương trước ngày khai giảng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chủ động triển khai in theo kế hoạch dự kiến, trước khi có kết quả lựa chọn tại các địa phương. Sách giáo khoa mới lớp 2, 6 đã được phát hành từ tháng 6/2021.
Tính đến ngày 8/8, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát hành được gần 110 triệu bản sách giáo khoa về các địa phương. Riêng với sách giáo khoa mới lớp 2 và 6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cung ứng tới các địa phương hơn 22,7 triệu bản, đạt gần 70% kế hoạch. Riêng các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam, đến ngày 8/8/2021, đã phát hành trên 32 triệu bản sách giáo khoa, trong đó sách giáo khoa lớp 2-6 đã phát hành hơn 6 triệu bản, đạt 54% kế hoạch.
Đối với các trường hợp chưa đăng ký mua sách giáo khoa theo đơn vị trường học vào cuối năm học trước, phụ huynh, học sinh có thể mua tại hệ thống cửa hàng bán lẻ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các công ty sách - thiết bị trường học địa phương hoặc đặt mua trực tuyến tại trang bán hàng trực tuyến của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Nhà Sách Số: https://nhasachso.nxbgd.vn/).
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng khuyến cáo phụ huynh và học sinh không mua sách từ các nguồn trôi nổi trên thị trường để tránh mua phải sách giả. Những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập giả hoặc bị in lậu có thể bị sai lệch thông tin, nội dung, chất lượng; không thể kích hoạt mã để sử dụng nguồn tài nguyên hỗ trợ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và có thể ảnh hưởng nguy hại đến việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Hiện nay, do nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 nên việc vận chuyển sách tới tận tay học sinh tại các địa phương này đang gặp khó khăn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang nỗ lực phối hợp với các ban, ngành chức năng để sớm khắc phục tình huống này.
Ngoài ra, trong năm học 2021-2022, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện Chương trình "Cùng tiếp bước em đến trường" trao tặng hơn 50.000 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh là con em thương binh, liệt sĩ trên cả nước. Tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.
Ngay từ tháng 5/2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chủ động làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương, tổng hợp số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để gửi tặng sách giáo khoa đến các em. Tính đến đầu tháng 8/2021, Chương trình "Cùng tiếp bước em đến trường" đã trao tặng gần 19.000 bộ sách giáo khoa đến 26 tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục phối hợp với các địa phương còn lại để trao tặng toàn bộ số sách tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước khi năm học mới bắt đầu.
Hưng Yên phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022. Ảnh minh hoạ Theo đó, trong danh mục SGK lớp 2, môn Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Mỹ thuật sử dụng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục...