Sách mới thì đắt, sách cũ ai dùng?
Cùng nằm trong guồng quay tăng giá, sách giáo khoa vừa được công bố tăng gần 17%. Chi phí này là không nhỏ với hơn 15 triệu học sinh cả nước có nhu cầu mua sách trong năm học tới. Trong khi đó, việc tái sử dụng SGK cũ vẫn chưa thực sự là thói quen cần thiết.
Mông lung thu gom sách giáo khoa cũ
Vừa hết năm học 2010-2011, nhìn những cuốn sách giáo khoa (SGK) học kỳ II của con đã qua sử dụng được vài tháng vẫn còn khá mới, chị Phạm Mai Lan, có con học Trường THCS Bế Văn Đàn băn khoăn không biết giữ lại làm gì, cho ai ngoài việc đem bán cho đồng nát. Thực tế, mới ngày 24/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn yêu cầu các trường đẩy mạnh phong trào quyên góp và sử dụng SGK cũ trong các nhà trường. Theo đó, học sinh được khuyến khích giữ gìn SGK sạch, đẹp để tặng các em học sinh các lớp dưới, thư viện nhà trường hoặc tủ sách dùng chung để giúp các em học sinh nghèo, học sinh khuyết tật được mượn sách và sử dụng trong các năm học tiếp theo.
Thời điểm thực hiện bắt đầu từ 20/5. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các trường bắt đầu cho học sinh nghỉ hè, nên nhiều học sinh, phụ huynh khi được hỏi đều cho biết chưa thấy nhà trường thông báo về việc thu gom SGK cũ. Điều đáng nói là do các em chưa có ý thức và không được nhắc nhở thường xuyên nên nhất là với cấp tiểu học, THCS, yêu cầu giữ gìn SGK sạch, đẹp qua suốt một năm học là không khả thi. Nhìn những cuốn sách rách bìa, mất gáy, rồi lem mực thậm chí bị viết bừa bãi mới thấy có đem ủng hộ thì cũng không ai sử dụng lại được.
Chi phí mua sách giáo khoa là không nhỏ.
Bên cạnh đó, thực tế, một cán bộ thư viện trường học cho biết, mọi năm có vận động quyên góp trong những dịp ủng hộ đồng bào bão lụt, còn như quyên góp để sử dụng trong nhà trường thì nhiều nơi không thực hiện vì thư viện không có hoặc quá nhỏ, không đủ chỗ để chứa sách. Ông Nguyễn Minh Khang – Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cũng công nhận rằng nhu cầu dùng SGK cũ ở các thành phố lớn như Hà Nội không nhiều. Tuy nhiên, theo ông Khang, thì việc kêu gọi các em quyên góp SGK cũ để tặng lại cho các bạn khác cũng nhằm giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm, tương thân tương ái…
Mượn sách sẽ khuyến khích trẻ đến trường
Theo ông Kiều Cao Trinh, Phòng Công tác học sinh-sinh viên, Sở GD-ĐT Hà Nội, ngoài các quận nội thành thì hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn còn có khá nhiều gia đình khó khăn. Vì vậy, Sở GD-ĐT chỉ đạo, năm học này các trường tiếp tục vận động phong trào đóng góp SGK cũ để đáp ứng nhu cầu của chính học sinh trong trường.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, cán bộ thư viện Trường tiểu học Lê Lợi, huyện Thường Tín cho biết, năm học vừa qua, nhà trường đã xây dựng được thư viện và tủ sách dùng chung, điều này tạo thuận lợi rất nhiều cho học sinh trong việc mượn SGK dùng chung. “Rất nhiều học sinh trong trường có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu được mượn SGK. Trước đây chưa có tủ sách dùng chung, nhà trường phải trích quỹ của trường để tặng sách, đồng phục… Những cuốn SGK cũ do học sinh quyên góp sẽ được chọn lọc để tìm những bộ sách còn tốt để cho học sinh mượn lại, riêng với sách bài tập, do ở bậc tiểu học các em đều làm vào sách nên nhà trường phải bỏ tiền ra mua mới”. Được biết, Trường tiểu học Lê Lợi hiện có tới 36 em trong diện hộ nghèo cần được hỗ trợ.
“Rất nhiều trường tiểu học thuộc vùng khó khăn, nhiều hộ gia đình làm nghề nông, không có việc làm thêm đồng nghĩa với thu nhập hạn chế, việc các em không phải mua SGK là một lý do để các em được tiếp tục đi học” – bà Hoàng Hương, chuyên viên Phòng GD-ĐT Chương Mỹ cho biết. Các trường như Mỹ Lương, Hoàng Văn Thụ, Đồng Phú ở Chương Mỹ… có rất nhiều học sinh thuộc hộ gia đình nghèo vì vậy nhu cầu mượn SGK cũ khá phổ biến.
Video đang HOT
Ngoài một số địa bàn khó khăn của Hà Nội, theo ông Kiều Cao Trinh, việc quyên góp SGK cũ chủ yếu nhằm đóng góp cho học sinh nghèo các tỉnh. Nói về những nơi quyên góp được nhưng lại không có nhu cầu sử dụng, ông Trinh cho biết, Sở chưa có thống kê về việc quyên góp và sử dụng SGK cũ. Tuy nhiên, sau tháng 9, khi đã có số liệu và báo cáo của các trường thì hoạt động này có thể sẽ phải điều chỉnh để đem lại hiệu quả thực sự, đến được đúng nơi có nhu cầu thực.
Theo Duy Anh
ANTĐ
"Con chỉ ước có đôi nạng để đến trường"
Đó là mong mỏi của cô bé Lê Thị Thúy, học sinh lớp 5D, Trường tiểu học số 2 Hòa Xuân Tây (Đông Hòa, Phú Yên). Đôi chân teo nhỏ ngay từ khi mới sinh ra, Thuý không thể đi lại như bạn bè đồng trang lứa.
Nhưng điều đó không thể ngăn được niềm khát khao học tập của cô bé. Hơn thế, trong 4 năm liền em luôn đạt thành tích học tập xuất sắc.
"Con bé sinh ra có 7 lạng thôi, nhỏ như cái chai ấy, yếu lắm, nó nằm trong lồng kính 25 ngày luôn cô à. Bác sĩ nói, con bé sống được là điều kỳ diệu đó" - bà Hồ Thị Thành (80 tuổi), bà ngoại của Thúy bắt đầu câu chuyện về cô cháu gái của mình như thế.
Dù đôi chân bị tật nguyền, gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng em Lê Thị Thúy luôn cố gắng vượt khó học giỏi.
Thúy sinh năm 2000, vào đúng 25 Tết âm lịch. Vừa sinh ra, đôi chân em đã yếu ớt, càng lớn chân càng teo nhỏ, co rút dần. Khi đến tuổi mà mọi đứa trẻ đều biết đi thì em chỉ có thể trườn bằng cách dùng hai tay kéo người tiến lên phía trước. Thương con đứt ruột, cha mẹ em Thúy là anh Lê Ngọc Tài và chị Nguyễn Thị Nga đã cố gắng chạy chữa cho con nhưng đành bất lực.
Chị Nga kể: "Lúc Thúy 3 tuổi gia đình đã đưa ra Quy Nhơn chữa trị nhưng vẫn không có biến chuyển gì. Gia đình cũng khó khăn quá nên đành chịu, thương con lắm mà không biết làm sao".
Lên 6 tuổi, nhìn bạn bè cắp sách đến trường, Thúy cũng náo nức đòi cha mẹ cho đi học. Nhưng chị Nga thương con sức khỏe yếu, lại bị khuyết tật đến lớp sợ chúng bạn chê cười nên khuyên con ở nhà. Nhưng khát khao được đến lớp, được học chữ của Thúy quá lớn, anh Tài, chị Nga cầm lòng không được đành mua sắm sách vở, áo quần đưa con đến trường.
"Lúc đó con bé năn nỉ bố mẹ cho đi học dữ lắm, thấy bạn bè ríu rít đến lớp là nó ra bậc thềm ngồi nhìn theo mà nước mắt cháy ướt cả má. Thương con quá nên cho Thúy đi học chứ tôi vẫn nghĩ chắc là nó không học nổi đâu".
Thế nhưng, Thúy đã làm gia đình rất ngạc nhiên bởi ngay từ khi vào lớp 1 em đã rất sáng dạ. Dù không được học mẫu giáo, không được cha mẹ kèm chữ ở nhà nhưng khi vào lớp 1, Thúy đã nhanh chóng học kịp chúng bạn rồi vượt lên đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Thúy (áo kẻ) luôn được bạn bè nể phục, yêu mến vì tinh thần lạc quan.
Bây giờ đã là cô học sinh cuối cấp tiểu học, học giỏi chăm ngoan, được thầy yêu bạn mến nhưng Thúy vẫn rất không sao quên được những ngày đầu đến lớp. Vì nhà ở xa trường nên Thúy sang ở với bà ngoại gần trường hơn để có thể đến lớp dễ dàng. Bà ngoại đã già nhưng thương cháu hiếu học, dù nắng hay mưa bà Thành cũng cố gắng cõng cháu đến lớp đúng giờ.
"Nhiều hôm mưa to lắm, đường thì lầy lội, hai bà cháu lùm xùm áo mưa, cháu ôm cặp sách, bà cõng cháu trên lưng cứ thế đến trường" - bà Thành kể.
Lớn hơn một chút, thương ngoại già yếu, Thúy xin phép tự đến lớp một mình. Bố Thúy đã nhờ một người thợ mộc trong thôn đóng cho Thúy một đôi nạng gỗ nhỏ để em có thể tự đi học. Từ nhà ngoại đến lớp chỉ mất khoảng 10 phút đi bộ nhưng sao đối với Thúy lại dài đến thế. Con đường làng mấp mô những viên sỏi khiến em không ít lần bị ngã trầy đầu gối, bẩn cả chiếc áo sơ mi trắng tinh mới thay.
Nhưng tất cả những khó khăn đó không hề làm Thúy nản lòng, cô bé lại chống nạng đứng dậy, gạt nước mắt tiếp tục bước tiếp, những bước đi dù không vững chải nhưng chứa đựng quyết tâm vượt khó mãnh liệt.
Cứ thế, gần 5 năm nay, người dân ở thôn Phước Lương (Hòa Xuân Tây, Đông Hòa) đã quen thuộc với hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống nạng đến trường, dù nắng hay mưa vẫn chưa nghỉ một buổi học nào.
Cô giáo Lưu Thị Nhiễm, giáo viên chủ nhiệm lớp 5D, Trường tiểu học số 2 Hòa Xuân Tây nói về cô học trò đặc biệt của mình: "Dù khuyết tật, nhưng Thúy rất thông minh, đặc biệt em luôn biết vượt khó trong học tập, Thúy là tấm gương vượt khó học giỏi để nhiều học sinh khác noi theo".
Mới đây em Lê Thị Thúy được Sở GD-ĐT Phú Yên tặng giấy khen thưởng Học sinh khuyết tật học giỏi.
Trong 4 năm liên tiếp Thúy liên tiếp là học sinh giỏi, được nhận nhiều giấy khen của Hội khuyến học xã, Sở GD-ĐT Phú Yên.
Được biết, gia đình Thúy thuộc diện khó khăn. Bố Thúy là công nhân chẻ đá. Công việc cực nhọc nhưng tiền kiếm được không là bao. Những ngay mưa lớn, không làm đá được thì anh đi làm thuê làm mướn, không có người thuê thì đành ở nhà. Mẹ Thúy làm nghề bóc hạt điều, ngồi còng lưng làm cả ngày cũng chỉ kiếm được 30 đến 40 ngàn đồng.
Biết gia đình khó khăn nên những khi học bài xong Thúy cũng phụ mẹ bóc hạt điều. Chị Nga rơm rớm nước mắt nói: "Con bé ngoan lắm, cứ đòi phụ mẹ việc nhà thôi. Nhưng nó có đi lại được đâu, toàn phải lết thôi nên tôi không cho nó làm. Thế là nó đòi bóc hạt điều, tay nó yếu nên bóc khó khăn lắm, thế mà cứ cương quyết làm cho bằng được. Có ngày cũng bóc được cả cân luôn đấy".
Những lúc rảnh rỗi Thúy lại giúp mẹ bóc hạt điều để kiếm thêm thu nhập.
Khi được hỏi về ước mơ, đôi mắt Thúy sáng lên, em hồ hởi nói: "Con muốn được đi học đại học, được làm bác sĩ để chữa bệnh cho những trẻ em bị tật nguyền như con".
Đôi nạng cùng Thúy đến trường bao lâu nay đã cũ mục, bị gãy nhưng không tìm được người đóng nạng mới nên bố Thúy phải quấn lại bằng dây cao su. Biết hoàn cảnh của Thúy, một nhà hảo tâm đã tặng một chiếc xe lăn nhưng đôi tay Thúy quá yếu, đường làng lại gập ghềnh nên không thể sử dụng được.
Chặng đường đến lớp của Thúy sẽ gian nan bội phần khi lên các bậc cao hơn em phải đi học xa hơn. Đôi nạng cũ kỹ liệu còn đủ sức nâng bước chân em...
Khánh Hằng - Thành Chung
Theo Dân Trí
Năm 2011: Bộ GD-ĐT tăng cường siết chặt hệ tại chức Tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2011, trả lời báo chí, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Năm học tới, Bộ sẽ siết chặt hệ đào tạo vừa học vừa làm để đảm bảo cho các trường có năng lực đào tạo đảm bảo chất lượng". Một lớp học tại chức. Sau sự kiện Đà Nẵng "nói không"...