Sách in lậu be bét lỗi chính tả
Tuyến phố Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) bày bán tất cả các loại sách từ văn hóa, kinh tế, chính trị. Vì là sách in lậu nên có vô số lỗi buồn cười, nhưng cũng có lỗi khiến người đọc bực tức.
Cuốn sách “Lịch Sử Kinh Tế” do GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh và PGS.TS Phạm Thị Quý chủ biên được bán với giá 50.000 đồng (giá bìa là 70.000 đồng). Thế nhưng đúng là tiền nào của ấy, cuốn sách in lậu này có rất nhiều lỗi khiến người đọc bực bội, tức nổ đom đóm mắt.
In nhầm vị trí chữ dẫn đến sự khó hiểu “Dân trường kinh tế quốc”.
Nhiều danh từ riêng như tên địa danh Châu Á không được viết hoa.
Cùng một địa danh “Đông Nam Á” nhưng chỉ trong một đoạn văn, cách nhau vài dòng chữ lúc thì viết hoa, lúc thì viết thường.
Rất nhiều chữ trong sách bị thiếu dấu như chữ “kinh tê” này chẳng hạn.
Video đang HOT
Thiếu dấu cũng làm xuất hiện thêm một cuộc chiến tranh mới chỉ có trong cuốn sách này là “chiến tranh thương mai”, mà giới học giả chưa từng biết đến, lịch sử chưa từng ghi nhận.
Và cũng vì viết thiếu dấu, nên đã xuất hiện một loại máy mới chỉ mà chỉ có ở trong cuốn sách này mà thôi, đó là “máy ké sợi”.
Viết sai, lại thiếu dấu làm cho câu văn méo mó, tối nghĩa
Thêm một ví dụ minh chứng cho sự cẩu thả trong việc in ấn, xuất bản cuốn sách.
Nhưng cũng có chỗ lại thừa dấu, thừa chữ, việc thừa dấu, thừa chữ đã làm xuất hiện quốc gia mới là “Thuỷ Điển”.
“CHLBD Đức” nằm ở đâu trên bản đồ thế giới?
Theo Giáo Dục Việt Nam
Tác giả vở tập viết 'ngọng đến khó tin': 'Tôi không có lỗi'
Cô Đặng Thị Lanh - tác giả cuốn "Vở luyện tập tiếng Việt 1" khẳng định 100% không phải lỗi của mình mà thuộc về khâu chế bản, in ấn.
Mấy ngày nay, câu chuyện lỗi chính tả trên cuốn "Vở luyện tập Tiếng Việt 1" do NXB Đà Nẵng ấn hành gây bức xúc dư luận khi nhiều người biết rằng tác giả cuốn sách lại là một giáo viên sư phạm lâu năm, và bà từng giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT).
Cô Đặng Thị Lanh- tác giả cuốn "Vở luyện tập Tiếng Việt 1" khẳng định mình không hề có lỗi
Chiều 30/5, cô Đặng Thị Lanh, tác giả cuốn vở này khẳng định : "Khi tôi gửi bản thảo không có những lỗi ấy. Tôi đang đề nghị Nhà xuất bản Đà Nẵng có những đính chính".
Cô Lanh cho biết, lúc đó có gửi bằng bản viết tay cho NXB Đà Nẵng và họ làm như thế nào thì cô không được biết nhưng lỗi là do khâu in ấn. "Tôi có một cái lỗi đó là không yêu cầu sát sao cho tôi đọc lại cái bản cuối cùng. Tôi không thể nào mắc những cái lỗi đơn giản như vậy" - cô Lanh phân trần.
Sự việc này khiến cô Lanh cảm thấy hết sức phiền hà khi lại bị "ngoặc vào" cùng với một chức danh ngày xưa " Vụ phó Vụ giáo dục tiểu học- Bộ GD-ĐT".
Vị tác giả này cũng cho biết thêm đã liên lạc được với chị Nhị - biên tập viên của cuốn "Vở luyện tập Tiếng Việt 1". Hiện tại chị Nhị đang đi Huế có việc riêng của gia đình. Chị Nhị cũng đã liên lạc với nhà in ngoài Hà Nội để tìm lại đúng bản bông ngày xưa nhằm làm rõ vấn đề. Sau khi tìm hiểu và làm việc với nhà in, chị Nhị sẽ có trả lời chính thức với cô Lanh.
Sai sót đến giật mình trên cuốn "Vở Luyện tập Tiếng Việt 1"
Khi sự việc xảy ra và được thông tin trên các phương tiện báo chí, những người bạn của cô Lanh đều rất chia sẻ: "Các đồng nghiệp chia sẻ nhiều với tôi. Họ bảo không ai nghĩ tôi như thế. Không ai tin cô mắc cái lỗi ấy. Để nó xảy ra như thế thật là đáng tiếc..."
"Ba hôm nay rất nhiều người gọi điện cho tôi .Tôi buồn lắm. Cả cuộc đời tôi là một giáo viên. Tôi lại dạy chính phần chính tả. Tôi dạy ngữ âm tiếng Việt".
Cô Lanh chia sẻ."Thật sự là đáng tiếc".
Theo lời cô Lanh, bản thân chị Nhị - biên tập viên cuốn sách cũng cho rằng:. Nguyên nhân dự đoán có thể do người chế bản lần cuối tự chữa theo nhận thức của người ta, theo kiểu "coi thường sách vở".
Tác giả cuốn "Vở luyện tập Tiếng Việt 1" nhiều lần khẳng định : "Tôi khẳng định 100% không phải lỗi của tôi....Đây thực sự là một bài học lớn cho tôi".Sau sự việc được coi là "tai bay vạ gió", cô Lanh cũng chia sẻ thêm rằng, thực ra các quy trình in ấn cần phải chặt chẽ hơn, có sự làm việc đầy đủ giữa tác giả và nhà xuất bản. Nếu không tác giả sẽ bị oan.
"Kinh nghiệm rút ra là phải đảm bảo một quy trình làm sách nghiêm ngặt, có sự làm việc trước sau với biên tập và in ấn. Tôi cũng có sai sót là tôi không đòi đọc lại. Lúc bấy giờ là tôi đưa cho NXB bản viết tay" - cô Lanh ngậm ngùi chia sẻ.
Bản thân cô Lãnh cũng nhận thêm một thiếu sót là không quan tâm đến cái sản phẩm sau này nó thế nào vì "mình tin là sách của mình, mình đã đọc kỹ bản thảo rồi là không có lỗi nhưng cuối cùng lại có lỗi như thế". Chính điều này đã khiến cô Lanh bị chịu nhiều "tiếng xấu" trên các tờ báo. Cô Lanh cũng cho biết, với các thông tin về cuốn sách được thông tin trên báo chí sẽ khiến một số học sinh cảm thấy mông lung với chính một số sách do cô Lanh viết. Như vậy, điều đó không tốt cho ngành, khiến học sinh mất niềm tin với sách, mặc dù không thể nói là sách không có những lỗi. Nếu cuốn sách này được qua nhiều khâu biên tập, rà soát và sửa chữa thì cuốn sách sẽ ít lỗi đi nhưng ở đây cuốn sách này không được làm theo quy trình ấy.
Những lỗi sai "giật mình"
Việc Nhà xuất bản Đà Nẵng tái bản bao nhiêu lần, số lượng bao nhiêu thì cô Lanh cũng không được biết. Cô Lanh cũng không nhớ rõ cuốn sách được phát hành năm 2004 hay 2005 nhưng hiện tại cô mới chỉ nhận được 1 lần nhuận bút.
Vị tác giả này cũng chia sẻ: "Sách cũng không bán được nhiều bởi NXB Đà Nẵng không phải là một "cái danh giáo dục". Tôi cũng không biết tác hại đến đâu nhưng quả thực mà sách ấy được xuất bản nhiều thì tác hại cực kỳ lớn. và phải thừa nhận như thế. Hi vọng số in nó chỉ mấy trăm thì tôi cũng được an ủi phần nào, bớt tác hại đi".
Cô Lanh cũng cho biết sẽ liên lạc với giám đốc NXB Đà Nẵng để yêu cầu lãnh đạo phải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là lỗi không phải của tác giả. Lỗi là ở quá trình in ấn, quá trình xuất bản.
Theo VTC
Chọn nghề để bắt đầu nhanh, thành công sớm ĐH không phải con đường duy nhất mang lại thành công. Nhiều bạn trẻ sớm nhận ra điều này nên đã chuẩn bị sẵn kế hoạch lập nghiệp bằng nghề. Đỗ đại học là một khởi đầu thuận lợi cho tương lai, nhưng trượt cũng không phải hết hy vọng. Quan trọng là các bạn cần xác định được năng lực để chọn...