Sách giáo khoa toán của Việt Nam khó hơn nhiều so với ở Séc
Ông Václav Klaus, chủ tịch Ủy ban Khoa học, Giáo dục, Văn hóa, Thanh niên và Thể thao Cộng hòa Séc nhận xét như vậy trong buổi nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng sáng 8-6.
Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng trao đổi cùng Đoàn đại biểu Hạ viện Cộng hòa Séc – Ảnh: Anh Tuấn
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, đoàn đại biểu Hạ viện Cộng hòa Séc đã thăm Trường ĐH Tôn Đức Thắng và nói chuyện cùng giảng viên, sinh viên về chủ đề “ Trung tâm giáo dục thế giới thế kỷ 21 – Phương Đông hay phương Tây” vào sáng 8-6.
Đoàn do ông Václav Klaus, Chủ tịch Ủy ban Khoa học, giáo dục, văn hóa, thanh niên và thể thao Cộng hòa Séc, làm trưởng đoàn.
Ông Václav Klaus cho rằng sau gần 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Cộng hòa Séc đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội và điều kiện học tập cho du học sinh Việt Nam với cùng chuẩn đào tạo và học phí hợp lý.
“Ngoài ra, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp người dân nói tiếng Việt khi đến nhiều đại học ở CH Séc như: ĐH Tomas Bata, ĐH kỹ thuật Ostrava và ĐH Công nghệ hóa Praha, là những đại học đang có mối quan hệ mạnh mẽ với Trường ĐH Tôn Đức Thắng” – ông Václav Klaus cho biết.
Video đang HOT
Ông Vacslav Klause ghi cảm nghĩ vào sổ lưu niệm trong buổi làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng – Ảnh: Anh Tuấn
Ông nhận định sự phát triển vũ bão của kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam đã thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục.
“Tôi đã xem qua sách giáo khoa toán ở Việt Nam và nhận thấy nó khó hơn nhiều so với sách giáo khoa dùng cho học sinh 15 tuổi tại Séc. Có thể các bạn sẽ nghĩ như vậy là quá tải cho học sinh ở Việt Nam, nhưng trái lại, các bạn sẽ đào tạo tư duy tốt cho các học sinh” – ông nói.
Đồng thời ông Václav Klaus cũng cho biết ở Séc có 90% trường công lập, hệ thống tiêu chuẩn cho toàn quốc gia, khuyến khích đào tạo những kỹ năng tích cực. Có hơn 15% học sinh Séc tiếp tục học lên đại học.
“Tôi đã thấy rất nhiều gia đình có điều kiện đầu tư cho con đi học nước ngoài, nhưng như thế có thể trở thành một gánh nặng. Cần làm cho giáo dục đại học trở nên có chọn lọc hơn. Có rất nhiều thống kê cho rằng giáo dục đại học ở phương Tây không hẳn là vượt trội hơn tại chính phương Đông” – ông nhận định.
Ông Václav Klaus cũng dành cho sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng ba lời khuyên để rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình: thứ nhất, chăm chỉ đọc thật nhiều; thứ hai, không ngừng trau dồi ngoại ngữ và cuối cùng, đừng quên vai trò của toán học, môn khoa học nền tảng.
TRẦN HUỲNH
Theo tuoitre.vn
Bộ quy tắc ứng xử trong trường học ở các nước ra sao?
Bộ quy tắc ứng xử trong trường học là khái niệm quen thuộc trên thế giới, nhất là đối với các quốc gia phát triển.
Sinh viên làm bài tập ngoài giờ học tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Đây là trường đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử từ lâu - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Nó được thành lập dựa trên mong muốn đưa môi trường học tập vào khuôn khổ, hướng dẫn học sinh, sinh viên hành xử hoặc đặt ra giới hạn nhằm giúp họ học cách chăm sóc bản thân, quan tâm tới người khác và thế giới bên ngoài.
Ban đầu, nó được gọi là "Kỷ luật nhà trường" (school discipline) và chiếu theo nghĩa này, một trang bìa của tạp chí Harper's đã đăng hình kỷ luật nhà trường từ năm... 1898.
Trên thực tế, phần lớn các nước phát triển đều có một bộ quy tắc ứng xử trong trường học do bộ giáo dục nước đó quy định.
Lấy ví dụ ở Anh, hiện các nhà làm giáo dục đang thực hiện theo văn bản hướng dẫn thay đổi vào tháng 1-2016. Trong đó có các phần cụ thể như: chính sách về ứng xử trong trường; kỷ luật trong trường học - quyền hạn của giáo viên; về xử phạt đối với hành vi sai chuẩn; hành vi của học sinh khi rời khỏi cổng trường - quyền hạn của giáo viên...
Vì tính đa dạng của môi trường học tập, các bộ quy tắc ấy tồn tại trên văn bản và website của bộ giáo dục các nước như một bản hướng dẫn chung nhất, sau đó từng bang, tỉnh, vùng, từng trường học sẽ căn cứ theo đó để có những điều chỉnh phù hợp.
Đôi khi với các trường tư, cổ đông và phụ huynh cũng đóng góp vào việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Chính vì vậy, trường hợp như Bộ Giáo dục Anh thì văn bản ấy được xem như một "khuyến cáo" đến từng cơ quan trường học, từ đó quy định cụ thể hơn.
Các trường khi xây dựng bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) sẽ triển khai cụ thể và toàn diện, từ quy định về trang phục, thẻ xe buýt, thẻ học sinh... đến những quy tắc ứng xử với bạn bè, thầy cô và người xung quanh.
Dĩ nhiên nó cũng không hoàn toàn cứng nhắc. Lấy ví dụ Sở Giáo dục thành phố New York (Mỹ) cũng ban hành bộ quy tắc cho các trường tại đây, trong đó có "quy tắc ứng xử của học sinh", ghi rằng: "Trường học là nơi học tập; do đó phải có bầu không khí dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Tất cả học sinh phải chứng tỏ niềm đam mê trong việc lãnh hội giáo dục ở mức độ cao nhất có thể. Chúng tôi kỳ vọng học sinh tuân thủ một số quy tắc ứng xử sau: lịch sự; tôn trọng tài sản, quyền lợi và cảm nhận của người khác; tôn trọng tài sản chung của nhà trường; tránh gây sự, đánh nhau, văng tục; việc phá hoại và gây rối là không thể chấp nhận".
Tương tự ở Singapore, Bộ Giáo dục nước này cũng ban hành những khuyến cáo chung cho các trường với một số kỳ vọng tổng quan nhất. Sau đó, từng trường học tại Singapore đều có riêng một bộ quy tắc ứng xử đặc thù.
Theo tuoitre.vn
Dạy học tích hợp - giáo dục STEM: Góp phần giảm tải cho học sinh Giáo dục STEM là cách tiếp cận mới trong dạy và học ở Việt Nam hiện nay, trong đó bao gồm tích hợp nội dung và kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Đây là một mô hình GD tiên tiến, có xu hướng toàn cầu, được nhiều quốc gia áp dụng tích cực, nhằm chuẩn bị tốt hơn...