Sách giáo khoa Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại bị loại khỏi vòng thẩm định
Bộ sách giáo khoa lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vừa bị Hội đồng thẩm định quốc gia chấm “không đạt” ngay từ vòng thẩm định.
SGK Tiếng Việt 1 – Công nghệ trước đó đã được giảng dạy ở nhiều trường
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, Quyền vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, có 5 bộ sách giáo khoa đầy đủ các môn của lớp 1 được đăng ký để Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định. Theo đó, trong tháng 10 tới, Bộ GD&ĐT sẽ công bố những bộ sách được thẩm định.
SGK được hội đồng quốc gia thẩm định theo 3 mức: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”. Những bộ sách được đánh giá “Đạt nhưng cần sửa chữa” có thể mang về sửa chữa, bổ sung và đề nghị Bộ GD&ĐT thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định lại.
Và bộ SGK lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bao gồm các môn: Tiếng Việt, Toán bị chấm “Không đạt” trong đợt thẩm định vừa qua.
Video đang HOT
Theo thông tin PV có được, Hội đồng thẩm định đánh giá bộ sách được tập thể tác giả biên soạn công phu, tâm huyết, có quan điểm, cách tiếp cận riêng. Nội dung, hình thức phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm. Nội dung sách cũng được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng một số quy định trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, SGK Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục của GS bị 15/15 thành viên hội đồng đánh giá “Không đạt”vì có tới gần 300 nội dung, chi tiết cần phải sửa, bỏ. Nhiều nội dung trong đó, các thành viên cho rằng, “vượt chương trình” hoặc “quá khó so với học sinh lớp 1″.
SGK Toán 1 – Công nghệ giáo dục cũng bị các thành viên hội đồng thẩm định đánh giá có nhiều nội dung không nằm trong chương trình GDPT mới.
Ví dụ, GS Hồ Ngọc Đại đưa các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vào các chân trang để học sinh học và ghi nhớ Tiếng Việt qua thành ngữ, tục ngữ đều bị các thành viên hội đồng đề nghị bỏ vì không phù hợp với học sinh lớp 1.
Trước thông tin bộ sách công phu bị loại bỏ, GS Hồ Ngọc Đại và nhóm biên soạn cho rằng, đánh giá của hội đồng chưa thuyết phục, áp dụng các quy định, tiêu chí cứng nhắc, cơ học.
Trước đó, bộ sách Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục 1 đã được triển khai dạy học trong nhiều nhà trường suốt 40 năm qua với khoảng 900.000 học sinh theo học. Vì thế, việc SGK lớp 1 – Công nghệ giáo dục, trong đó có Tiếng Việt không vượt qua vòng thẩm định lần này để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2020-2021 có thể dẫn đến một số khó khăn trong việc dạy và học cho các trường đang áp dụng.
NGUYỄN HÀ
Theo Tiền phong
Cuối tháng 9 thẩm định xong SGK lớp 1 mới
Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình 2018), từ năm học 2020-2021, Bộ GD&T chính thức thay sách giáo khoa (SGK) đối với học sinh lớp 1 trên toàn quốc.
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ học theo chương trình SGK mới. Ảnh: Như Ý
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đang triển khai 2 đầu việc gồm biên soạn SGK và tập huấn cho giáo viên về chương trình mới.
Hiện Bộ GD&ĐT đã nhận được bản thảo của 5 bộ SGK đầy đủ và một số môn có 6 cuốn. Dự kiến, cuối tháng 9 tới Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (Hội đồng) có thể thẩm định xong để công bố trên cả nước.
Đánh giá sơ bộ về bản thảo những bộ SGK đang được thẩm định, thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: "Cơ bản các SGK đã cụ thể hóa được tinh thần của chương trình 2018. Nhưng để làm cho thật chặt chẽ, thật tốt không còn "sạn", Hội đồng thẩm định đã có đánh giá chung và đưa ra yêu cầu cần phải sửa chữa, sau đó, gửi lại cho hội đồng tiếp tục thẩm định lần thứ hai". Những phần tác giả không tiếp thu thì giải trình bằng văn bản, không tranh luận trực tiếp.
Tinh thần làm việc giữa hội đồng và tác giả chặt chẽ nhưng cũng đảm bảo tính độc lập trong quá trình thẩm định. Khi Hội đồng thẩm định tiếp cận với bản thảo SGK, tác giả và Hội đồng không được gặp nhau. Đến lúc thẩm định, tác giả được trình bày toàn bộ ý tưởng của mình khi viết SGK.
Lúc đó Hội đồng thẩm định chỉ đặt ra câu hỏi để tác giả làm rõ thêm những nội dung trong sách. Sau đó, hội đồng làm việc tại khu vực riêng. Khi có kết luận với đầy đủ chữ ký của các thành viên trong tổ thẩm định, sẽ tổ chức công bố, các tác giả được mời đến nghe. Tại đó, các tác giả cũng chỉ hỏi những câu hỏi để hội đồng thẩm định làm rõ quan điểm của hội đồng".
Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành thông tư hướng dẫn thành lập Hội đồng lựa chọn SGK cho mỗi địa phương. Theo đó, Hội đồng sẽ tham vấn cho UBND tỉnh quyết định lựa chọn SGK. Hội đồng, gồm: Các nhà khoa học, cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở địa phương. Số giáo viên trong hội đồng lựa chọn phải giữ tỷ lệ ít nhất là 1/3 số thành viên hội đồng. Vì họ là những người hiểu về chương trình và thực dạy nên sẽ lựa chọn được bộ SGK phù hợp nhất.
Môn Toán lớp 1 có 6 quyển SGK của 6 nhóm tác giả. Hội đồng thẩm định có 13 người. Mỗi một cuốn SGK, hội đồng thẩm định phải mở từng trang, đọc từng dòng. Như vậy, so với chương trình hiện hành, số lượng tài liệu hội đồng cần thẩm định gấp 6 lần.
Theo Tiền phong
Địa phương được quyết định dùng bộ sách giáo khoa nào theo chương trình 2018 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Đến nay, Bộ GD&ĐT nhận được 5 bộ sách giáo khoa và đang được Hội đồng quốc gia thẩm định, có thể lựa chọn 3 bộ. Từ đó, UBND các tỉnh, thành tự lập Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của tỉnh, quyết định sử dụng sách giáo khoa cho phù hợp với...