Sách giáo khoa Tiếng Việt 1: Càng đọc càng ra lỗi?
Sau những phản biện xã hội về SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều, nhiều chuyên gia giáo dục cũng như các bậc phụ huynh, giáo viên đã dành thời gian nghiên cứu các bộ SGK Tiếng Việt 1 khác.
Từng kiến nghị thu hồi sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 (bộ Cánh diều) nhưng sau khi đọc cả 4 cuốn SGK Tiếng Việt 1 khác thuộc 4 bộ sách do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam biên soạn, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cho rằng tất cả các cuốn sách đều có lỗi, đặc biệt có những lỗi lặp lại, giống nhau hàng loạt ở các bộ sách.
“Tiếng Việt 1″ của nhóm “Cánh diều” nhận nhiều phê phán thời gian qua.
Làm khó giáo viên
Sau những phản biện xã hội về SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh diều, nhiều chuyên gia giáo dục cũng như các bậc phụ huynh, giáo viên đã dành thời gian nghiên cứu các bộ SGK Tiếng Việt 1 khác. Không ít những hạt sạn lại tiếp tục được nhặt trong quá trình thầy và trò cùng nhau mở sách, học bài bởi xét đến cùng, SGK hiện vẫn đang là tài liệu dạy học cơ bản, được sử dụng thường xuyên của hầu hết các trường tiểu học nói riêng cũng như hệ thống giáo dục phổ thông của nước ta.
Cụ thể, ở bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”, giáo viên lấy ví dụ bài tập đọc “Đi sở thú” (trang 73, tập 1, Tiếng Việt 1) kể chuyện một em bé tên là Lam đi sở thú. Sở thú này chỉ có ngan, gà và “có anh chó vàng đua xe đạp” – đây là những con vật không nuôi trong sở thú.
Hay trong sách Tiếng Việt 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 đưa ra câu hỏi “Ai ai cũng có – Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu – Nhớ mang theo nhé. (Là gì?)”. Nhưng đi kèm với câu đố không có hình ảnh, chi tiết để trẻ nhận dạng và liên tưởng đến đồ vật đó khiến giáo viên khó hướng dẫn trẻ trên lớp.
PGS Nguyễn Hữu Đạt chỉ ra các tranh vẽ minh họa cho các bài học cũng không đạt chất lượng, nội dung một đằng, tranh minh họa một nẻo, thiếu gắn kết hệ thống. Chẳng hạn, ở bộ Chân trời sáng tạo, hình minh họa cho bờ đê lại là bờ… đập. Hoặc bài đọc nói về ngôi nhà “gỗ, tre mộc mạc” (bài tập đọc Ngôi nhà, sách Kết nối tri thức) nhưng hình minh họa lại là ngôi nhà tường trát vôi ve, mái ngói đỏ…
PGS Đạt băn khoăn, những lỗi mà ông chỉ ra, rất dễ nhìn thấy, dễ phát hiện ra, có những lỗi không cần tới một người có chuyên môn cũng có thể nhận ra. Vậy mà tại sao lại vẫn lọt qua bao nhiêu vòng xét duyệt?
Tất cả những lỗi trên đều cho thấy những người làm sách thiếu vốn sống thực tế, cách làm ẩu, “tùy hứng”, thiếu sự nghiêm túc, cẩn trọng, yếu về trình độ tiếng Việt. Tuy nhiên, khi lỗi lặp lại ở cả 5 bộ sách thì thấy rằng, dường như, nguyên nhân lỗi lại ở cấp vĩ mô, trong đó có vấn đề lý luận, phương pháp xây dựng SGK, vấn đề quản lý, tổ chức.
“Vì sao các bộ sách đều lặp lại những cấu trúc câu khiến nội dung trở thành ngô nghê kiểu như “bò có nho”, “nghé có cỏ”? Các nhà biên soạn trả lời rằng, đó là do học sinh chưa học đến âm, vần đó thì phải “gò” vào các âm, vần đã học. Vậy thì đây là do quy định của GDĐT hay là quan điểm của các nhà biên soạn?” – PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Không thể “sửa cho xong”
Trước thông tin được phản ánh, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin và đang lắng nghe thêm ý kiến các chuyên gia, đồng thời cho rà soát lại toàn bộ chi tiết được phản ánh là sai sót, chưa chuẩn về ngữ liệu, ngữ pháp trong Tiếng Việt 1. Hiện NXB đã gửi báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về những thông tin do giáo viên, báo chí phản ánh lên Bộ GDĐT. Sau khi có thông báo, NXB sẽ công bố. Nếu có sai sót, NXB sẽ xem xét điều chỉnh phù hợp với học sinh để có những bộ sách đạt chuẩn giáo dục nhất có thể.
Đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) cho biết, tại Điều 9, Thông tư 33 của Bộ GDĐT quy định về thẩm định chỉnh sửa nội dung SGK có ghi rõ: “SGK không phải là tài liệu bất biến”. Các NXB và lực lượng liên quan đến SGK có trách nhiệm cũng như quyền hạn điều chỉnh, bổ sung nội dung SGK hợp lý và ngày càng tốt hơn.
Trong đó, tác giả là người chịu trách nhiệm cao nhất về SGK nhưng không thể phủ nhận vai trò của Hội đồng Thẩm định quốc gia, Bộ GDĐT trong việc phê duyệt các bộ sách đưa vào sử dụng trong dạy và học. Trách nhiệm “gác cửa” để hạn chế tối đa những lỗi sai có thể mắc phải của các cuốn sách cần được đặt lên hàng đầu và không nhân nhượng với bất kỳ một hạt sạn nào. Kể cả những chi tiết thấy “gờn gợn” cũng không nên đưa vào sách bởi đây là tài liệu dạy học nên cần các kiến thức chuẩn mực.
Với riêng học sinh lớp 1, các em nên được dạy các từ phổ thông, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày thay vì đi tra từ điển những từ chưa gặp, chưa nghe bao giờ. Hoặc những ngữ liệu trong sách nên tránh chọn những bài dài, sau đó tóm tắt lại theo ý tác giả sẽ khiến bài học trở nên khó hiểu, xa lạ, thậm chí gây hiểu lầm cho người đọc…
Có lỗi thì phải sửa đó là đương nhiên. Nhưng sửa như thế nào để đảm bảo chất lượng, tránh thiệt thòi cho người học là một vấn đề cần được các tác giả nhìn nhận nghiêm túc và thực hiện cẩn trọng. Không thể sửa cho xong, cho có như phương án vừa rồi là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt đồng thời là mong mỏi của xã hội đối với SGK Tiếng Việt 1 nói riêng và các cuốn SGK biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung.
Hiện đang tiến hành vòng 1 của đợt thẩm định thứ 2 SGK lớp 2 và lớp 6. Dự kiến, vòng 2 diễn ra trong 15 ngày cuối của tháng 12. Nhiều ý kiến mong muốn Bộ GDĐT đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt các SGK nói trên để giáo viên có thời gian nghiên cứu, dạy thử nghiệm nội dung sách mới. Nhưng không thể nhanh mà ẩu với bài học về biên soạn SGK lớp 1 vẫn đang còn nguyên đó.
"Yểng nhoẻn miệng cười", "Thỏ có (...) vừa dài vừa to" trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Thời gian gần đây, giới trí thức nói riêng và dư luận nói chung đang bức xúc về sách tiếng Việt lớp 1 Bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Các cuốn sách được cho là sử dụng nhiều từ ngữ khó hiểu, ngữ liệu phản cảm nhưng vẫn được phê duyệt.
Nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng khi con em mình trở thành chuột bạch cho những cuốn SGK nhiều sạn.
VietTimes xin trích đăng một ý kiến để độc giả có cái cụ thể về vấn đề đáng suy nghĩ này:
Cháu tôi năm nay vào lớp 1 - cuốn sách Tiếng Việt được nhà trường chọn cho cháu là sách của NXB Giáo dục Việt Nam (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). Thoạt đầu, sách hấp dẫn tôi vì in đẹp, nhiều màu, hơn hẳn sách giáo khoa cổ lỗ thời tôi đi học. Vì đứa cháu đang dùng quyển tập 1, tôi mở ngay tập 2 xem. Càng đọc, tôi càng không hiểu người biên soạn định cho các cháu học cái gì...
Từ ngữ tắc t ị , phản cảm
Chỉ vừa đọc lướt đến trang 23, tôi đã hoảng hồn vì một bài tập giải ô chữ dài tới hơn nửa trang. Câu cú thì loằng ngoằng, chắc không dễ với những đứa trẻ lớp 1 vừa bước vào học kỳ 2. Nhưng khiếp nhất là các thầy viết sách đố các cháu câu này: " T hỏ có (...) vừa dài vừa to".
Các cháu phải tìm ra một từ thích hợp với chỗ có ba dấu chấm. Tôi nhìn vào dòng thứ 4 của ô chữ. Dòng ấy chỉ có 3 ô. Đố các vị giải xem từ nào gồm 3 chữ cái chỉ cái "vừa dài vừa to" của thỏ. Tôi thì chịu, vì chẳng lẽ SGK dạy các cháu nói bậy?
Đó là đầu sách. Đến trang 115, tức là giữa sách, lại gặp bài " Cuộc thi tài năng trong rừng xanh ". Bài đọc này nhồi vào đầu óc non nớt của lũ trẻ một hình ảnh kì quặc, ma quái: " Yểng nhoẻn miệng cười ".
Nội dung trang 115 cuốn sách Tiếng Việt 1 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Để minh họa cho nụ cười duyên của yểng, trang 117 còn yêu cầu học sinh viết chính tả câu văn kì quặc này với hình ảnh con yểng há to mỏ. Không rõ có thể gọi cái mỏ là "miệng" không; chứ lũ trẻ mà hiểu "nhoẻn miệng cười" là há to miệng (mỏ) thì các cháu gái lớn lên khó mà thành các cô gái có duyên. Dạy học sinh lớp 1 câu này, rồi trẻ ghi nhớ mãi thì không hiểu còn có hại như thế nào nữa?
Bài đọc "yểng nhoẻn miệng cười" nói trên cũng dày đặc những từ ngữ khó như: "ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng", "chim công khiến khán giá say mê , chuếnh choáng", "voọc xám với tiết mục đu cây " điêu luyện" làm tất cả "trầm trồ" ,... Thảo nào người ta nói sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" là quyển sách khó nhằn nhất trong các quyển sách Tiếng Việt lớp 1.
Không đủ kiên nhẫn đọc hết quyển sách, tôi lật giở thêm vài trang và thấy hầu như không trang nào không có vấn đề. Ví dụ, bài tập 9 chiếm gần hết trang 113 cung cấp 10 thông tin, yêu cầu học sinh cho biết "thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo".
Như bài tập của sách, chắc học sinh phải trả lời: thông tin "sống trong rừng", "hung dữ" phù hợp với hổ; còn thông tin "sống trong nhà", "dễ thương, dễ gần" phù hợp với con mèo. Nhưng chỉ sau đó 2 trang, ở bài " Cuộc thi tài năng rừng xanh ", sách đã mô tả "ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng". Đến đây, chắc cả cô giáo cũng không biết mình đã làm bài tập ở trang 113 đúng hay chưa nữa, bởi vì mèo cũng có loài sống trong rừng và chắc loài mèo đó không "dễ thương, dễ gần" chút nào.
Trang 77 ra bài tập " G iúp thỏ tìm đường về nhà " cực khó với trẻ em. Các cháu không thể biết có 3 cái nhà thì nhà thỏ là nhà nào để biết tìm đường đi đến.
Nhiều phụ huynh phản ánh cũng gặp khó với yêu cầu này.
Trang 147 cũng có 1 bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Không hiểu cháu tôi khi học đến bài đó thì nó xoay xở thế nào.
Không chịu kém, bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 còn có những câu bí hiểm hơn, ví dụ: " Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé . (Là gì?)" Không biết cái mà "ai ai cũng có, chẳng nặng là bao, đi đâu cũng mang theo " này là cái gì, gợi người ta suy diễn ra cái gì.
Với một vài ví dụ trên, tôi băn khoăn bộ sách này đã "kết nối với cuộc sống" như tiêu chí bộ sách? Các bậc phụ huynh như tôi, đọc sách mà thương các cháu. Khi cần đơn giản những vấn đề phức tạp, thì bộ sách lại phức tạp những vấn đề đơn giản. Với những từ ngữ rối rắm, phản cảm, được biên soạn tùy tiện, cẩu thả như vậy, bộ sách này chưa thể kết nối với cuộc sống như tiêu chí đã nêu trên. Câu hỏi khiến chúng tôi băn khăn là: Bao giờ bộ sách này mới cho trẻ em tiếp cận được cuộc sống với những "tri thức" như vậy?
Sau gần nửa năm học làm quen với chương trình GDPT mới, 1 chương trình có 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lần đầu tiên áp dụng, bên cạnh việc dư phản ánh về lượng kiến thức nặng so với học sinh lớp 1 thì câu chuyện ngữ liệu SGK, những vấn đề tồn tại trong việc biên soạn sách tiếp tục là tâm điểm bàn luận.
Tại kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khoá XIV, ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) cho rằng, cả 5 bộ SGK có vấn đề khác nhau, như về ngữ liệu, bản quyền, nếu chỉ rà soát với bộ sách Cánh Diều là không công bằng.
"Tôi thấy rằng, cả 5 bộ đều có lỗi, không ít thì nhiều, có những lỗi cơ bản, lỗi về ngữ liệu. Để có cái nhìn khách quan, tránh phiến diện, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các bộ sách thì nên rà soát tất cả, không nên chỉ tập trung vào một bộ"- ĐBQH Phạm Minh Hiền nói.
Bà cho rằng phải đặt người học làm trọng tâm, phải có sự công tâm, khách quan. Muốn như vậy thì phải rà soát toàn bộ và công bố công khai phương án chỉnh sửa phù hợp.
Cũng nêu quan điểm về việc này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết, bà đã gửi chất vất Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc bên cạnh yêu cầu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều, Bộ GDĐT đã có văn bản yêu cầu rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong 4 Bộ SGK lớp 1 còn lại hay không? Theo bà tìm hiểu, cả 4 bộ còn lại đều được dư luận, báo chí chỉ ra nhiều lỗi, trong đó có lỗi rất nghiêm trọng về Luật sở hữu trí tuệ.
Theo ĐBQH Kim Thuý, Bộ GDĐT cần có văn bản chỉ đạo rà soát tất cả bộ SGK lớp 1, đồng thời yêu cầu đơn vị biên soạn, phát hành những bộ sách này phải công khai phương án chỉnh sửa để nhân dân, phụ huynh cho ý kiến, đảm bảo có những bộ sách hoàn chỉnh, tốt nhất cho học sinh học tập
Chuyên gia chỉ hàng loạt "sạn" trong SGK tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông vừa đưa ra một loạt "sạn" trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 "Kết nối tri thức" và "Chân trời sáng tạo" của NXB Giáo dục. Sai vì "ép khung"? Trao đổi với PV Dân trí ngày 30/11, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt cho biết, sau phản ứng...