Sách giáo khoa môn Văn xa lạ với học trò

Theo dõi VGT trên

Một loạt hạn chế về việc dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ thông đã được Bộ GD-ĐT thừa nhận, trong đó có nội dung “nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của học sinh hiện nay”.

Sách giáo khoa môn Văn xa lạ với học trò - Hình 1

Nhiều tác phẩm văn học trong trường phổ thông không phù hợp với tâm lí học sinh hiện nay. Ảnh internet.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Chương trình dạy Ngữ văn hiện nay chưa nhất quán theo một trục qua các cấp học, nội dung còn nhiều trùng lặp, tính tích hợp giữa các hợp phần càng lên các lớp trên càng mờ nhạt.

Việc tách biệt các hợp phần Tiếng ViệtLàm văn là không hợp lý. Chương trình và SGK vẫn nặng tính hàn lâm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh, nhất là phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo”.

Nhiều bài học trong SGK, nhất là ở các lớp trên, theo Bộ còn nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Một số nội dung còn cao đối với khả năng tiếp thu của học sinh, nhất là học sinh nông thôn, miền núi và những học sinh có ở những vùng kinh tế – xã hội khó khăn.

Thời lượng dành cho một số nội dung học tập chưa hợp lý. Hầu hết tác phẩm dạy trong SGK THCS, THPT tuy có vị trí trong lịch sử văn học nhưng đã ra đời quá lâu, nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của học sinh hiện nay, do đó không khơi gợi được hứng thú học tập của các em.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu.

Chất lượng đầu ra của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn mặc dù điều kiện học tập ngày càng tốt hơn. Đội ngũ giáo viên thụ động trong việc đáp ứng những đòi hỏi của việc thay đổi của chương trình, sách giáo khoa do ý thức tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.

Video đang HOT

Công tác bồi dưỡng giáo viên tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, hiệu quả thấp.

Theo Vietnamnet

Thầy và trò bị siết trong vòng kim cô thi cử

Dù năm này qua năm khác Bộ GD-ĐT miệt mài kêu gọi phát huy tính sáng tạo của học sinh nhưng trong thực tế bài văn mẫu vẫn mặc nhiên hoành hành. Theo nhiều nhà giáo, thực trạng này là hệ quả của việc đánh giá, thi cử bất hợp lý.

Học thuộc văn mẫu thay vì đọc hiểu tác phẩm văn học

Như đã phản ánh, tại hội thảo khoa học quốc gia về dạy học môn Ngữ Văn được tổ chức ở Huế trong hai ngày 5 và 6/1, các chuyên gia đã nhận định chương trình môn văn hiện hành đã tiếp cận được tư tưởng mới là đọc - hiểu nhưng trên thực tế điều này không xuống được các trường phổ thông.

Thầy và trò bị siết trong vòng kim cô thi cử - Hình 1

Học sinh đang phải đọc văn bản văn học qua người khác. (Ảnh: Hồng Vĩnh)

Trao đổi trên các diễn đàn chính thức và phi chính thức, GS Trần Đình Sử, người phụ trách nhóm biên soạn chương trình môn Ngữ văn cấp THPT nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng khởi điểm của môn văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn.

"Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học", GS Trần Đình Sử nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo nhiều học giả, trên thực tế hoạt động dạy học môn văn trong trường phổ thông, học sinh không được trực tiếp đọc văn bản văn học mà là "đọc" qua người khác. Hiện tượng này các nhà chuyên môn gọi là đọc "thế bản" thay vì đọc văn bản của nhà văn.

"Văn bản quan trọng nhất mà học sinh phải/bị học không phải là văn bản tác phẩm mà là bài giảng của thầy, là văn bản các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm đó", PGS TS Lưu Khánh Thơ, Viện Văn học nhận xét.

Cũng theo bà Thơ, điều này khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kỹ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo trong khi môn văn là môn học của sự sáng tạo.

Thực tế này được cô Dương Phương Hồng, giáo viên Trường THPT Lê Trực, Kiên Giang xác nhận. Cô Hồng cho biết, các giáo viên được hướng dẫn là phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh.

Các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK là những công cụ giúp giáo viên phát huy tính tích cực này. "Nhưng trên thị trường sách có quá nhiều sách học tốt môn Ngữ văn trả lời sẵn các câu hỏi đó. Vì thế khi được hỏi các em đã trả lời đúng y sì trong các sách hướng dẫn đó. Lớp có 40 em thì có 40 câu trả lời giống nhau", cô Hồng chia sẻ.

Cũng theo cô Hồng, dù trong suốt năm học nhiều giáo viên cũng có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng cứ đến kỳ ôn thi lại phải trở về cách nhồi nhét truyền thống để đạt mục tiêu làm sao giúp học sinh đạt ít nhất được 5 điểm trong kỳ thi.

Cần điều chỉnh cách thi ngay

Thầy Nguyễn Hữu Quyền, chuyên viên phụ trách môn văn Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, một khi chưa bàn bạc thấu đáo chuyện vì sao học sinh không chịu học văn thì mọi bàn bạc về việc thay đổi nội dung chương trình - SGK là vô nghĩa.

"Với cách thi cử như hiện nay chúng tôi như ở trong cái bị có buộc nút bên trên, dù múa may quay cuồng kiểu gì thì vẫn chỉ trong cái bị đó", thầy Quyền nói.

Còn thầy Nguyễn Công Lư, chuyên viên môn văn, Sở GD Nam Định thì cho rằng giáo dục nói chung và dạy học môn văn nói riêng đang bị vòng kim cô thi cử siết chặt. Cô Bùi Thị Kim Duyên, giáo viên văn Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu, Đồng Tháp bày tỏ: "Chúng tôi tha thiết mong Bộ GD&ĐT thay đổi cách thi cử để tác động ngược trở lại cách dạy của giáo viên vì một thực tế không thể phủ nhận là thi thế nào thì giáo viên bị ràng buộc như thế".

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam, Khoa Sư phạm, ĐH Cần Thơ cho rằng với cách thi cử, đánh giá như hiện nay thì học sinh chỉ có một cách hiểu duy nhất với những tác phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông, vì vậy các em chán học văn là tất yếu.

Từ đó hình thành nên những lớp học sinh chỉ biết "ăn theo nói leo", không bao giờ được nói lên suy nghĩ thật của mình mà chỉ nói theo thầy cô, theo các bài văn mẫu.

"Cách đánh giá căn cứ vào đáp án cho từng đề thi như hiện nay không khác gì lấy "ni chân" của người ra đề để đo cho tất cả các học sinh, vì thế không có cơ hội cho các em sáng tạo, tự do thể hiện ý tưởng của mình", PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam nói.

Đại diện cho tiểu ban thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong hội thảo, GS Phan Trọng Luận cũng nhận xét khâu kiểm tra đánh giá hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng.

Đánh giá chủ yếu vẫn là tái hiện kiến thức, chưa quan tâm lắm đến sự vận dụng kiến thức, chưa nói là sáng tạo kiến thức. Quy trình kiểm tra đánh giá chưa tuân thủ được đầy đủ, hình thức kiểm tra đánh giá còn đơn điệu, công cụ kiểm tra đánh giá còn lạc hậu.

"Dứt khoát hạn chế lối kiểm tra học tác phẩm nào ra đề đúng vào tác phẩm ấy. Đề mở có thể là mở về phạm vi tư liệu, về phương thức trình bày, về chính kiến quan điểm. Việc đánh giá bài làm của học sinh theo đề mở cần chú ý khả năng vận dụng kiến thức, khả năng tự biện luận để thể hiện quan điểm cá nhân, khả năng diễn đạt để thể hiện ý kiến của từng người. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ Văn cần được áp dụng ngay, áp dụng trực tiếp vào chương trình - SGK hiện hành", GS Phan Trọng Luận đề xuất.

Theo Quý Hiên

Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờPark Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ
21:10:23 22/12/2024
Thái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễThái độ của Hoa hậu Khánh Vân sau màn nhảy gây tranh cãi tại hôn lễ
20:42:02 22/12/2024
Không thể nhận ra em gái Trấn ThànhKhông thể nhận ra em gái Trấn Thành
23:03:46 22/12/2024
Khánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm quaKhánh Thi khoe dáng sau khi giảm 11kg, cùng chồng làm đúng 1 việc suốt 10 năm qua
19:34:52 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

Thế giới

05:20:44 23/12/2024
Nguồn cung sang Hungary cũng tăng đáng kể - gấp 1,5 lần, lên 233 triệu euro. Ngoài ra, Hà Lan tăng nhẹ nhập khẩu dầu từ Nga lên 60,7 triệu euro từ mức 40,5 triệu euro một tháng trước đó.
Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Tuyên bố dậy sóng của sao nữ 9X sau 4 tháng kết hôn với doanh nhân trên sân khấu SBS Drama Awards

Sao châu á

20:35:35 22/12/2024
Màn xuất hiện của nữ diễn viên này tại SBS Drama Awards 2024 đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội Hàn Quốc.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .