Sách giáo khoa mới: Mỗi thầy cô phải cố thêm một chút!
Xung quanh vấn đề có những bộ sách giáo khoa mới không tiếp nối và hợp nhất, sách cấp 2 lại có môn tích hợp, câu hỏi được đặc ra nhiều nhất hiện nay là: Cứ cho rằng chương trình tổng thể đồng nhất, nhưng hợp nhất sách, rồi sách tích hợp, có làm khó giáo viên hay không?
Sách không nối tiếp, Bộ có nên quy định về một bộ sách hoàn chỉnh?
Theo công bố của Bộ GD&ĐT, trong số 5 bộ sách giáo khoa (SGK) đã được Bộ phê duyệt khi triển khai chương trình GDPT mới, thì tới đây chỉ còn 3 bộ được phê duyệt, gồm 2 bộ của NXB Giáo dục Việt Nam (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo) và 1 bộ sách của NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và NXB ĐH Sư phạm Hà Nội (Cánh Diều). Trong khi đó, thời gian để triển khai SGK cho năm học mới không còn nhiều.
NXB Giáo dục Việt Nam nêu quan điểm: Việc hợp nhất không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn sách. Đồng thời đơn vị này cũng cho biết thêm, ở lớp 1, với các địa phương tiếp tục sử dụng SGK Cùng học để phát triển năng lực hoặc SGK Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, NXB vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu.
Nhưng dù là sách hợp nhất, thì vấn đề ở đây là giáo viên cần tập huấn khác. Giáo viên lớp 2, thay vì tập huấn sách nối tiếp từ các bộ lớp 1, sẽ lại tập huấn theo hướng của các bộ sách mới, mà thời gian thực hiện mới chỉ khác nhau một năm. Giáo viên phải căn cứ sách để soạn giảng, làm sao để đảm bảo tính liên thông kiến thức từ lớp 1, sang lớp 2 là không dễ dàng.
Không có sự tiếp nối ở các lớp học tiếp sau thì việc các nhà trường, các địa phương quyết định chọn một trong hai bộ SGK lớp 1 đã biến mất ở lớp 2 (và có lẽ cả ở các khối lớp 3, 4…) để tiếp tục giảng dạy ở các năm sau là không khả thi.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt- Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cho rằng việc hợp nhất bốn bộ sách giáo khoa thành hai bộ của NXB Giáo dục Việt Nam cho thấy một điều gì đó bất thường. Dù không có quy định nào là phải tiếp tục có SGK lớp 2 sau khi có bộ SGK lớp 1 nhưng đây là năm đầu tiên triển khai chương trình mới, dư luận đã băn khoăn về việc thử nghiệm SGK có nhiều sạn với học sinh thì năm sau, thậm chí sách còn “biến mất” luôn!
“Câu hỏi đặt ra hiện nay là nếu chỉ còn lại một, hai bộ sách tham gia biên soạn và được Bộ GD&ĐT phê duyệt ở các khối lớp sau này như 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12… thì Bộ có tổ chức biên soạn hay không? Vì thế, Bộ nên có quy định về một bộ sách hoàn chỉnh, đầy đủ các lớp, khối cấp, không thể năm sau bớt, rồi lại gộp, rất khó cho giáo viên.”- PGS Đạt nói.
Video đang HOT
Sách mới đòi hỏi thầy cô phải cố lên một chút, phải đổi mới để đáp ứng với sách mới (Ảnh: P.T)
Thầy cô phải đổi mới mới đáp ứng được yêu cầu chương trình và sách mới
Theo yêu cầu của chương trình GDPT mới, bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, ở lớp 6 sẽ gộp 3 môn Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên; lớp 2 sẽ gộp hai môn Lịch sử và Địa lí thành môn Lịch sử – Địa lý. Điều này đang khiến cả thầy và trò cùng băn khoăn, bởi trước tiên, là chúng ta cần giáo viên tích hợp, sau đó, dạy học tích hợp ra sao để học trò có thể tiếp thu được.
Trước những lo lắng về môn học tích hợp, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình GDPT môn Khoa học tự nhiên 2018, Tổng Chủ biên SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 (Bộ Cánh Diều) chia sẻ, yêu cầu mới là phải dạy học tích hợp, trong khi đó giáo viên lâu nay quen dạy đơn môn. Đây đúng là một thách thức rất lớn, do đó những người biên soạn đã chọn cách tích hợp ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông của Việt Nam.
“Theo đó, khi thực hiện chương trình mới, bộ sách mới, những giáo viên nào chưa được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo thì sẽ được đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, chương tình mới, sách mới đòi hỏi thầy cô phải cố lên một chút, phải đổi mới để đáp ứng với sách mới. Còn mới thế nào thì phải đi cụ thể từng vấn đề. Trong tất cả các bước của quá trình dạy học, các thầy cô vận dụng kiến thức thực tiễn” – TS Mai Sỹ Tuấn cũng nhấn mạnh.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho rằng: Lựa chọn SGK là công đoạn quan trọng trong lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Cần xác định đặc thù của từng cấp học để đưa ra quyết định lựa chọn SGK phù hợp.
Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy. Ngược lại, ở THCS và THPT, giáo viên phân công dạy theo môn, nên một giáo viên chủ yếu sử dụng nhiều SGK của cùng một môn và nhiều lớp khác nhau. Giáo viên các cấp học có hình thức tác nghiệp khác nhau nên khác nhau về cách lựa chọn công cụ tác nghiệp, ở đây chính là SGK. “Vì thế, chọn sách, tập huấn giáo viên phải bám sát đặc thù này thì mới có hiệu quả”- TS Đặng Tự Ân nói.
Sách giáo khoa mới: Vẫn nhiều nỗi bận tâm
2 bộ SGK sẽ không được tiếp tục phát hành ở lớp 2 là Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (đều của NXB Giáo dục Việt Nam).
Theo công bố của Bộ GDĐT, trong số 5 bộ sách giáo khoa (SGK) đã được Bộ phê duyệt khi triển khai chương trình GDPT mới, thì tới đây chỉ còn 3 bộ được phê duyệt, gồm 2 bộ của NXB Giáo dục Việt Nam (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo) và 1 bộ sách của NXB ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh và NXB ĐH Sư phạm Hà Nội (Cánh Diều). Thời gian để triển khai SGK cho năm học mới không còn nhiều, vì thế xung quanh câu chuyện SGK đang có quá nhiều mối bận tâm.
Nhiều giáo viên lo gián đoạn chương trình, khi không còn bộ sách mà các em đang học ở lớp cao hơn.
Lo gián đoạn...
2 bộ SGK sẽ không được tiếp tục phát hành ở lớp 2 là Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (đều của NXB Giáo dục Việt Nam). Điều này đang khiến một số địa phương, trường học và các giáo viên tỏ ra băn khoăn khi đã từng chọn 2 bộ sách trên để giảng dạy lớp 1. Cùng đó là lo ngại việc đứt đoạn trong mạch dạy học khi các bộ sách này sẽ không còn ở lớp 2.
Ghi nhận ý kiến từ giáo viên đang dạy lớp 1 hiện nay, nhiều thầy cô có chung băn khoăn liệu có phải là do chất lượng và những vấn đề bất cập về ngữ liệu, tiêu chí... hay lý do gì khác mà 2 bộ sách bỗng "bốc hơi", khiến cho thầy trò ở các trường đã lựa chọn giờ lúng túng và không biết phải thích nghi và tiếp nhận bộ sách mới như thế nào.
Các phân tích cũng chỉ ra rằng, khi thực hiện "thay" SGK lớp 1 ở năm học trước, bộ SGK mang tên Chân trời sáng tạo của NXB Giáo dục Việt Nam từng có tỉ lệ chọn áp đảo ở các tỉnh phía Nam, vì đây là bộ sách đầu tiên và duy nhất được biên soạn bởi tập thể tác giả phía Nam, các kênh hình, kênh chữ sử dụng trong SGK mang đậm đặc trưng vùng Nam Bộ. Như vậy, khi NXB Giáo dục Việt Nam chỉ còn 2 bộ SGK lớp 2 thì thị phần và cơ hội chọn SGK lớp 2 đã thu hẹp lại, khi 1 trong 2 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam có yếu tố vùng miền khá rõ rệt.
Trước những băn khoăn của dư luận, NXB Giáo dục Việt Nam trấn an: Việc hợp nhất không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn sách. Đồng thời đơn vị này cũng cho biết thêm, ở lớp 1, với các địa phương tiếp tục sử dụng SGK Cùng học để phát triển năng lực hoặc SGK Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, NXB vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu.
Nhưng trên thực tế, rõ ràng khi không có sự tiếp nối ở các lớp học tiếp sau thì việc các nhà trường, các địa phương quyết định chọn một trong hai bộ SGK lớp 1 đã biến mất ở lớp 2 (và có lẽ cả ở các khối lớp 3, 4...) để tiếp tục giảng dạy ở các năm sau là không khả thi. Phải chăng đây chính là một sự lãng phí?
Liệu có làm khó giáo viên?
Theo yêu cầu của chương trình GDPT mới, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022, ở lớp 6 sẽ gộp 3 môn Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên; lớp 2 sẽ gộp hai môn Lịch sử và Địa lí thành môn Lịch sử - Địa lý. Điều này đang khiến cả thày và trò cùng băn khoăn, việc tích hợp có ảnh hưởng tới lượng kiến thức tiếp thu của người học hay không?
TS Nguyễn Văn Ninh- Chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 6 (Bộ Cánh Diều) cho biết: Đây là môn mới trong chương trình GDPT. Có nghĩa trong chương trình hiện hành đây là 2 môn học nhưng trong chương trình mới nó là 1 môn học. Trong tổng thể một cấp học, các tác giả của chương trình đã thiết kế các chủ đề tích hợp giữa kiến thức lịch sử và địa lý.
Vì thế vừa tích hợp kiến thức giao nhau của lịch sử và địa lý nhưng vẫn đảm bảo phân môn từng môn học. Những kiến thức được chúng tôi thể hiện rất rõ, thông qua việc tích hợp nội môn, xuyên môn, liên môn. Đồng thời trong các bài viết, các tác giả còn sử dụng nhiều kiến thức tích hợp của rất nhiều đơn vị khoa học.
Trước những lo lắng về môn học tích hợp, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình GDPT môn Khoa học tự nhiên 2018, Tổng Chủ biên SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 (Bộ Cánh Diều) chia sẻ, yêu cầu mới là phải dạy học tích hợp, trong khi đó giáo viên lâu nay quen dạy đơn môn. Đây đúng là một thách thức rất lớn, do đó những người biên soạn đã chọn cách tích hợp ở mức độ vừa phải để phù hợp với giáo viên phổ thông của Việt Nam
Theo đó, khi thực hiện chương trình mới, bộ sách mới, những giáo viên nào chưa được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo thì sẽ được đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, chương tình mới, sách mới đòi hỏi thầy cô phải cố lên một chút, phải đổi mới để đáp ứng với sách mới. Còn mới thế nào thì phải đi cụ thể từng vấn đề. Trong tất cả các bước của quá trình dạy học, các thầy cô vận dụng kiến thức thực tiễn.
TS Mai Sỹ Tuấn cũng nhấn mạnh: Chúng ta phải hiểu đúng về tích hợp. Dạy và học tích hợp nhưng không phải hỗn độn môn này với môn kia mà vẫn phải dạy đúng như thế, nghĩa là kiến thức hoá học vẫn phải là hoá học, sinh học vẫn phải là sinh học, không biến dạng đi đâu cả, chẳng qua là chúng ta tích hợp các kiến thức, liên kết tạo thành mạch kiến thức với nhau. Dạy học tích hợp phải đảm bảo tính đa dạng, tính tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi. Tất cả những tính chất này là sợi dây liên kết với nhau.
Báo cáo nội dung chọn SGK trước ngày 20/3
Bộ GDĐT đã có văn bản gửi các sở GDĐT về việc lựa chọn SGK, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch năm học 2021 - 2022. Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT chỉ đạo các trường hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá bản mẫu SGK để đề xuất với tổ chuyên môn về việc lựa chọn SGK.
Mỗi giáo viên có bản nhận xét về các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách, kịp thời báo cáo với tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện trong SGK có nội dung chưa phù hợp để lãnh đạo nhà trường báo cáo phòng GDĐT tổng hợp, báo cáo Sở GDĐT trước ngày 20/3.
Các sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố tổ chức lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 theo quy định, đồng thời phối hợp với các NXB có SGK được lựa chọn tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy lớp 2, lớp 6.
Có phải NXB Giáo dục Việt Nam đã gộp 4 bộ sách thành 2? NXBGDVN nói gộp 4 bộ sách thành 2, tuy nhiên thực tế đã chứng minh không phải như vậy. Trong lúc dư luận vô cùng hoang mang về việc nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) tự tay "bóp chết" sản phẩm của mình là 2 bộ sách Vì sự Dân chủ và bình đẳng trong giáo dục và Cùng học để...