Sách giáo khoa mới không là pháp lệnh như sách cũ
Đại diện Bộ GD-ĐT nói rằng, điểm khác biệt cơ bản của sách giáo khoa (SGK ) mới so với SGK hiện hành là tiếp cận theo năng lực, đa dạng và phong phú…
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố các bộ sách giáo khoa lớp 1 viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới, để sử dụng từ năm học 2020 – 2021. Chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” đang từng bước đi vào thực tiễn với nhiều cơ hội và cả thách thức.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, chương trình Góc nhìn thẳng của VietNamNet đã có trao đổi với Tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
Mời quý vị và các bạn theo dõi video cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Văn Tài dưới đây:
Nhà báo Như Quỳnh: Xin ông cho biết, sau khi công bố các bộ SGK đủ điều kiện sử dụng trong nhà trường vào năm học tới, việc lựa chọn các bộ sách này trong thời gian tới sẽ triển khai ra sao?
Tiến sĩ Thái Văn Tài: Chúng ta đã biết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công bố các bản thảo SGK, được hội đồng quốc gia thẩm định là đạt. Với bản thảo SGK đầy đủ cho tất cả các môn học này, nó thể hiện sự thành công bước đầu của xã hội hóa giáo dục, theo nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương.
Trách nhiệm sắp tới của các nhà trường và địa phương sẽ có những nội dung chính sau:
Thứ nhất, các Sở GD&ĐT phải tổ chức cho nhà trường tìm hiểu SGK. Trước khi tìm hiểu SGK, phải tìm hiểu chương trình quy định các môn học, từ đó chúng ta tiếp cận các nội dung SGK và biết được ý tưởng của tác giả khi thể hiện chương trình là như thế nào.
Từ trước tháng 3 năm 2020, các hội đồng phải thực hiện các bước như: Thành lập hội đồng lựa chọn SGK, công bố kết quả lựa chọn SGK. Việc thành lập hội đồng, lựa chọn SGK và các bước làm việc tiếp theo của hội đồng được Bộ GD&ĐT quy định trong thông tư lựa chọn SGK và ngay tuần sau sẽ được lấy ý kiến rộng rãi trên mạng, và dự kiến công bố vào cuối tháng 12-2019. Khi triển khai các bước tại địa phương, theo đúng các quy định tại thông tư này.
Nhà báo Như Quỳnh: Nhiều sách giáo khoa thì dù qua thẩm định nhưng chất lượng, nội dung khó mà tương đồng hay ở cùng một mặt bằng nào đó. Điều này có thể tạo ra những hiệu ứng khác nhau đối với người học theo các bộ khác nhau. Ông có thể nói gì về điều này?
Tiến sĩ Thái Văn Tài: Chúng ta thấy, đổi mới giáo dục lần này có điểm khác rất căn bản. Chương trình và SGK hiện hành thì sách giáo khoa là pháp lệnh, là duy nhất, thể hiện đồng nhất trên toàn quốc. SGK chương trình hiện hành tiếp cận chuẩn kiến thức kỹ năng. Còn hiện nay, chương trình được công bố thì chương trình tiếp cận phẩm chất, năng lực người học.
Vì vậy, sự thể hiện và tiếp cận của tác giả đối với chương trình cũng đa dạng, phong phú. Hội đồng thẩm định quốc gia có trách nhiệm thẩm định SGK đúng với chương trình, đạt chương trình, còn sự đa dạng trong thống nhất trong chương trình là phải đảm bảo. Vì vậy, rất khó để đưa ra một sự so sánh về chất lượng đồng nhất, vì có những cách tiếp cận rất phù hợp với miền Nam, đồng bằng, nhưng có cách tiếp cận nội dung lại phù hợp với các tỉnh miền núi, dân tộc hoặc những vùng biên giới.
Đây là một trong những nội dung mà hội đồng thẩm định quốc gia vừa qua đã thể hiện rất rõ đánh giá ở mức đạt, mà chúng ta không xếp loại SGK theo thứ tự 1, 2,3,4. Những SGK được đánh giá Đạt có giá trị pháp lý, có nội dung như nhau và thể hiện đảm bảo chương trình, tức đúng với chương trình, còn tùy vào đặc điểm địa lý, văn hóa của địa phương từng vùng miền mà hội đồng lựa chọn SGK tại địa phương đó lựa chọn cách tiếp cận nào của tác giả.
Tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo Dục và Đào tạo
Nhà báo Như Quỳnh:Có thể thấy là ngay cả đối với giáo viên, và cả các trường nữa, việc thích ứng với nhiều bộ sách khác nhau cũng là thách thức không nhỏ. Điều này sẽ được khắc phục như thế nào?
Tiến sĩ Thái Văn Tài: Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều hướng dẫn, chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian vừa qua.
Đối với tiểu học, thầy cô đã thực hiện các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, qua việc triển khai mô hình trường học mới, phương pháp dạy học bàn tay nặn bột, khăn trải bàn, những phương pháp dạy học đổi mới trong kiểm tra, đánh giá theo sự tiến bộ người học. Đây là những hướng tiếp cận rất sát với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Qua quá trình triển khai chương trình giáo dục hiện hành, những kỹ năng, phương pháp dạy học đổi mới đó đã được hình thành nhờ các thầy cô. Lần này, chương trình đã tạo ra cơ hội lớn cho thầy cô thể hiện thêm tính chủ động của mình trong triển khai phương pháp dạy học. Chúng ta phải thống nhất quan điểm, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đi ra từ thực tiễn, từ ưu điểm cốt lõi chương trình hiện hành và chính vì việc này, đội ngũ giáo viên đã có những bước làm quen ngay chương trình hiện hành cùng những quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018, và SGK được thiết kế mở.
Với tư cách là một giáo viên, tôi thấy đây là một cơ hội rất thuận lợi cho giáo viên tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của mình mà chúng ta đã triển khai trong chương trình hiện hành.
Về phía Bộ GD&ĐT , có những chương trình tập huấn. Trong chương trình tập huấn lần này, chúng tôi đang triển khai ở nhiều đối tượng khác nhau. từ cán bộ quản lý cấp Sở, phòng, tổ trưởng chuyên môn. Điều đặc biệt, tập huấn cho 100% giáo viên tìm hiểu chương trình, SGK, bước đầu hình thành nên những phương pháp đổi mới để tiệm cận SGK cho 100% giáo viên trước khi triển khai chương trình, trước tháng 5 năm 2020.
Với tư cách là một giáo viên, tôi thấy đây là một cơ hội rất thuận lợi cho giáo viên tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của mình mà chúng ta đã triển khai trong chương trình hiện hành.
Nhà báo Như Quỳnh:Với vai trò quản lý, Bộ GD-ĐT sẽ làm gì trước các lo ngại về tiêu cực xung quanh lựa chọn sách giáo khoa như: Vận động để cả tỉnh, hay cả 1 trường chỉ lựa chọn 1 bộ sách; sách của Nhà xuất bản Giáo dục trực thuộc Bộ sẽ được ưu tiên hơn sách của NXB khác, v.v..?
Tiến sĩ Thái Văn Tài: Nếu nhìn ở góc độ này, chúng ta cũng phải rất công bằng giữa khách hàng với người cung ứng về dịch vụ. Nếu khách hàng thông thái, chúng ta thấy rằng, sẽ có những bước triển khai tại địa phương để chính sản phẩm mà địa phương lựa chọn sẽ được đón nhận từ nhiều lực lượng xã hội như người dạy, người học, phụ huynh- những người bỏ tiền ra để mua SGK. Vì vậy tôi nghĩ, địa phương sẽ suy tính và có trách nhiệm trong việc lựa chọn SGK minh bạch, công khai, công bằng dựa trên các quy định hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Thứ 2, đối với SGK, lần này chúng ta thấy, các SGK được Bộ trưởng công bố đều có những giá trị pháp lý như nhau. Đây là một trong những thông tin mà người dân quan tâm, có thể biết, vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng, với những việc làm như: truyền thông, trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc quy định các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn địa phương thì . Hy vọng những vấn đề tiêu cực sẽ không diễn ra và các địa phương sẽ làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình, để chọn ra những SGK phù hợp với địa phương, được mọi người đón nhận, đánh giá cao với hội đồng thẩm định tại địa phương.
Theo Tiến sĩ Thái Văn Tài, địa phương sẽ suy tính và có trách nhiệm trong việc lựa chọn SGK minh bạch, công khai, công bằng, dựa trên các quy định hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
Nhà báo Như Quỳnh: Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xem xét lai quá trình thẩm định các bộ sách giáo khoa phục vụ chương trình mới và đối thoại về chương trình thực nghiệm. Liệu như vậy bộ sách Công nghệ giáo dục sẽ có cơ hội được xem xét lại trong thời gian tới?
Tiến sĩ Thái Văn Tài: Bộ GD&ĐT nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, có các nội dung sau:
Tiến hành tổ chức đối thoại, tôn trọng tác giả để lắng nghe tác giả. Chúng ta thấy, trong các vòng thẩm định của hội đồng, chúng ta đã làm bước này.
Thứ nhất, tác giả được mời lên, trình bày ý tưởng và việc biên soạn SGK của mình theo chương trình. Trong buổi đó, Hội đồng thẩm định đã trao đổi với tác giả để làm rõ những nội dung và ý tưởng được tác giả thể hiện trong SGK. Sau đó, hội đồng thẩm định làm việc độc lập trong khoảng thời gian 7 ngày. Qua 7 ngày làm việc, thảo luận, có những kết luận và hướng dẫn tại thông tư 33 và thông tư 32 về mạch nội dung. Khi công bố kết luận của vòng 1, cũng mời tác giả lên để thông báo kết quả của hội đồng. Tại lần này, tác giả có quyền có những ý kiến để trao đổi.
Khi mời Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại, là tác giả của các bộ sách, tác giả hoàn toàn đồng ý với những nhận xét, đánh giá của hội đồng, và tác giả cũng từng phát biểu trên các phương tiện truyền thông rằng, biết chắc bộ sách của chính tác giả biên soạn không phù hợp với chương trình. Sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại là không đáp ứng được chương trình.
Thông tư 33 cũng quy định rất rõ điều đó và lần thẩm định vừa qua cũng có rất nhiều bản thảo SGK được đánh giá là không đạt. Những bản thảo SGK này có quyền tiếp thu, chỉnh sửa ý kiến của hội đồng để được đề nghị thẩm định lại. Còn với ý kiến Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là đối thoại với tác giả, chúng ta đã tiến hành đối thoại. Nếu thấy cần thiết, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ liên hệ với tác giả. Nếu tác giả có nhu cầu đối thoại, chúng tôi sẽ đối thoại.
Nhà báo Như Quỳnh: Thế giới làm đổi mới sách giáo khoa trong ổn đinh. Ở nước ta câu chuyện sách giáo khoa thường gây tranh cãi, thậm chí gay gắt. Các ông hy vọng gì ở lần thay đổi này?
Tiến sĩ Thái Văn Tài: Một sự đổi mới nào cũng có sự phản biện xã hội. Về mặt khoa học, chuyện này là chuyện đương nhiên khi diễn ra trên một phương diện rộng, với đối tượng được nhiều lực lượng xã hội quan tâm và chúng ta phải nhìn nhận thực tế.
Chúng tôi theo dõi và thấy rằng, các nước đang phát triển hoặc tương đồng với những điều kiện của chúng ta, khi đổi mới giáo dục thì cũng có những tranh cãi và những phản biện tương tự như Việt Nam. Bộ GD&ĐT luôn luôn thành tâm lắng nghe và bổ sung vào các văn bản chỉ đạo của mình và tăng cường, hướng dẫn địa phương cũng như kiểm tra địa phương để làm tốt trong thời gian tới và Bộ GD&ĐT cũng đã từng làm trong thời gian vừa qua.
Lê Hạnh- Như Quỳnh (thực hiện)
Theo vietnamnet
Sách giáo khoa mới: Trường học có thể tham khảo bộ sách địa phương không lựa chọn
Bộ GD&ĐT vưa công bố 32 sách giáo khoa đã vượt qua vòng thẩm định, se đươc đưa vao hoc đương, áp dụng giảng dạy từ năm học 2020-2021 theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phô thông.
Thâm đinh sach giao khoa thực hiện thế nào?
Chiều ngay 22/11, bộ GD&ĐT đã công bố các bộ/cuốn sách giáo khoa vượt qua vòng thẩm định. Theo đó, có 32 sách giáo khoa được lựa chọn.
Cu thê, vươt qua cac vong thâm đinh, 32 cuôn sach thuôc 5 bô sach giao khoa, thuộc các nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đại học Sư phạm và đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Trong đo, nhà xuất bản Giáo dục chiếm số lượng lớn nhất với 26/32 cuốn (4/5 bô sach). Việc chọn sách làm tài liệu học chính lệ thuộc vào tính phù hợp với điều kiện thực tế.
Tại buổi công bố, Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GD&ĐT Thái Văn Tài đã báo cáo về công tác tổ chức thẩm định sach giao khoa. Tháng 7/2019, Bộ trưởng bộ GD&ĐT ký quyết định thành lập 9 hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hội đồng gồm nhà giáo; cán bộ quản lý giáo dục; nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục; đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan và có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.
Toan canh buôi hop bao công bô sach giao khoa mơi.
Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận sách giáo khoa từ ba đơn vị đề nghị thẩm định, gồm nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhà xuất bản đại học Sư phạm, nhà xuất bản đại học Sư phạm TP.HCM. Tổng số có 49 bản mẫu sách giáo khoa đối với 9 môn học ở lớp 1, cụ thể như sau: môn Tiếng Việt (6 bản mẫu); môn Toán (6 bản mẫu); môn Đạo Đức (6 bản mẫu); môn Tự nhiên-Xã hội (5 bản mẫu); môn Giáo dục thể chất (4 bản mẫu); môn Nghệ thuật (Âm nhạc) (5 bản mẫu); môn Nghệ thuật (My thuật) (5 bản mẫu); Hoạt động trải nghiệm (6 bản mẫu); môn Tiếng Anh (6 bản mẫu).
Sau khi tiếp nhận bản mẫu, mỗi thành viên hội đồng nghiên cứu độc lập trong 15 ngày. Hội đồng sau đó làm việc tập trung trong 7 ngày để nghe tác giả trình bày ý tưởng của bộ sách và thảo luận công khai các vấn đề của bản thảo sách giáo khoa.
Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GD&ĐT Thái Văn Tài báo cáo về công tác tổ chức thẩm định sach giao khoa.
Dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn và các yêu cầu cần đạt của từng bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư số 33, Hội đồng tiến hành thẩm định từng bản mẫu sách giáo khoa và kết luận theo ba mức: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt".
Sau 2 vòng thẩm định, kết quả có 38/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở tất cả 9 môn học/hoạt động giáo dục (77,70%) được đánh giá mức "Đạt"; có 11/49 bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 ở 6 môn học/hoạt động giáo dục (22,3%) được đánh giá ở mức "Không đạt".
Sau khi tiếp nhận các bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 được hội đồng thẩm định đánh giá mức "Đạt", bộ GD&ĐT tiến hành các bước rà soát, kiểm tra cuối cùng về các nội dung liên quan đến tính pháp ly đối với sách giáo khoa để trình Bộ trưởng bộ GD&ĐT phê duyệt.
"Kết quả thẩm định của các hội đồng vừa qua cho thấy nhiều bản mẫu sách giáo khoa được các tác giả xây dựng công phu, cẩn thận, tâm huyết trên cơ sở tuân thủ định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông. Trọng tâm là chuyển mục tiêu giáo dục từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp học sinh hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực," ông Thái Văn Tài nhấn mạnh.
Trươc nhưng băn khoăn vê qua trinh thâm đinh sach giao khoa, bơi co nhiêu thanh viên đa viêt sach theo chương tinh giao duc hiên hanh tiêp tuc viêt sach theo chương trinh giao duc phô thông mơi va co thanh viên cung cơ sơ giao duc trong hôi đông thâm đinh, Vu trương vu Giao duc Tiêu hoc khăng đinh, moi quy trinh đươc đam bao tinh minh bach, khach quan.
Lô trinh xây dưng, thâm đinh va hương dân sư dung sach giao khoa mơi.
Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện việc in và phát hành sách giáo khoa đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.
Hầu hết các tác giả có bản mẫu sách giáo khoa xếp loại "Không đạt" đều có nguyện vọng và gửi đơn (thông qua nhà xuất bản) đề nghị về bộ GD&ĐT để được tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại theo góp ý của các hội đồng và tiếp tục trình thẩm định lại theo quy định. Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức thẩm định các bản mẫu này như thẩm định lần đầu vào tháng 12/2019.
Trương hoc co thê sư dung bô sach UBND tinh không chon
Phat biêu tai buôi công bô, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trương vụ Giáo dục trung học, Giám đốc dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, bô GD&ĐT cho biêt: "Các sách giáo khoa được Bộ trưởng bộ GD&ĐT phê duyệt đều được phép sử dụng trong nhà trường. Vi vây, đôi vơi trương hoc ơ cac đia phương, co thê sư dung thêm nhưng bô sach giao khoa ma UBND tinh không lưa chon, như nhưng cuôn tai liêu tham khao day va hoc.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trương vụ Giáo dục trung học khăng đinh, trương hoc ơ cac đia phương, co thê sư dung thêm nhưng bô sach giao khoa ma UBND tinh không lưa chon.
Bên cạnh đó, bô GD&ĐT cũng đang xây dựng thông tư để hướng dẫn thực hiện, làm căn cứ để UBND cấp tỉnh thành lập hội đồng chọn sách sử dụng tại địa phương. UBND tinh co cơ quan tham mưu la cac sơ GD&ĐT tai đia phương, cac cơ quan quan ly đia phương phai co trach nhiêm tô chưc, giam sat đam bao tinh minh bach, khach quan, lưa chon bô sach sau khi bô GD&ĐT công khai".
Nhiều bản mẫu sach giao khoa có quan điểm biên soạn riêng, cấu trúc sách mới, hiện đại, tiếp cận với cách biên soạn của các nước tiên tiến trên thế giới nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với điều kiện nhà trường và học sinh tiểu học Việt Nam.
4/5 bô sach giao khoa mơi đa đươc nha xuât ban Giao duc công bô trươc đo.
Bên canh đo, cũng đảm bảo tính "mở", linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng và quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sach giao khoa xây dưng trên cơ sơ phương phap tiêp cân. Chăng han, sach giao khoa thuôc hoat đông trai nghiêm không đi chi tiêt nôi dung giao duc đia phương tai tưng đia phương, chi đi theo mach kiên thưc, quy đinh cach đăt vân đê sao cho phu hơp vơi điêu kiên tưng đia phương, tư đo, đưa vao tai liêu, khai thac nôi dung.
Hô trơ sach giao khoa tai vung kho
Đai diên bô GD&ĐT cho biêt, vê vân đê gia sach giao khoa theo chương trinh giao duc phô thông mơi, se căn cư viêc xây dưng cơ chê tai chinh, bơi sach giao khoa co anh hương trên pham vi rât rông, nên trong thơi gian tơi, bô GD&ĐT se phôi hơp vơi bô Tai chinh đê đưa ra gia sach phu hơp nhât, tranh tinh trang tăng gia đôt biên.
Bên canh đo, trên tinh thân thưc hiên xa hôi hoa, se co giai phap hô trơ cac thư viên trên ca nươc, đôi vơi nhưng vung kho mua sach giao khoa. Cu thê, huy đông thưc hiên đap ưng cac đôi tương vung kho, trang bi thư viên, hoc sinh vung kho đươc mươn sach, thay vi phai mua sach giao khoa.
Danh sách 32 bộ/cuốn sách giáo khoa vượt qua vòng thẩm định:
Trước đó, ngày 21/11/2019, Bộ trưởng Phung Xuân Nha đa ký Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giao duc phô thông, có 32 sach giao khoa của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt trong lần này.
Theo GS. Trần Kiều, nguyên Viện trưởng viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 1 môn Toán, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đanh gia, hoạt động thẩm định sách giáo khoa lần này là tiến bộ nhất trong các lần thẩm định từ trước tới nay.
Theo nguoiduatin
Bộ GDĐT sắp công bố sách giáo khoa mới nhưng điều gì quan trọng nhất với phụ huynh? Sách giáo khoa được xem như là tài liệu quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu của các chương trình đào tạo. Có thể là sự khập khiễng khi so sánh các nền giáo dục với nhau, nhưng tất cả đều chung một điểm là để thực hiện các mục tiêu đào tạo đều cần phải có sách giáo khoa và...