Sách giáo khoa: Lớp 6 học như lớp 4!
SGK Địa lý lớp 9 tái bản tháng 3/2014 vẫn ghi dân số nước ta 79,7 triệu người trong lúc hiện nay dân số nước ta đã 90 triệu người.
Kiến thức của lớp trên giống hệt như lớp dưới, những số liệu đã có từ 10 năm trước không được cập nhật đang là thực trạng của không ít cuốn sách giáo khoa (SGK) hiện nay.
SGK tiếng Anh lớp 6 quay về những kiến thức sơ đẳng đầu tiên.
Thực tế cho thấy, nội dung SGK hiện nay có rất nhiều vấn đề. Việc các địa phương tiến hành dạy thí điểm tiếng Anh cho học sinh tiểu học đã được thực hiện từ nhiều năm nay.
Học sinh từ lớp 3 đã được làm quen với những mẫu câu đơn giản của tiếng Anh và hết lớp 5, trình độ tiếng Anh của học sinh tiểu học đã đạt mức độ A1.3, tương đương trình độ Movers của Cambridge ESOL. Thế nhưng khi lên lớp 6, các em lại quay về học những nội dung đầu tiên như của lớp 3, từ những câu chào hỏi “Hello”, “Good morning”, bạn bao nhiêu tuổi… Huy Tùng (học sinh THCS Đoàn Thị Điểm) cho biết: “Tụi em đã học đến cách chia động từ ở thì quá khứ, hiện tại tiếp diễn từ hồi lớp 5 rồi, lên lớp 6 tự nhiên lại học lại động từ “to be”, rồi học đếm từ 1 đến 20 nên thấy rất chán, không hiểu sao phải học lại kiến thức từ lớp 1, lớp 2 để làm gì”.
Không chỉ riêng môn tiếng Anh, nội dung của môn Tin học cấp tiểu học và THCS cũng có những trùng lặp kiến thức. CuốnCùng học Tin học quyển 2 dành cho học sinh tiểu học của Bộ GDĐT nằm trong bộ SGK lớp 4 có những nội dung như Khám phá máy tính, Tập gõ 10 ngón…
Nội dung sách dạy tin học của lớp 4 và lớp 6 giống hệt nhau.
Đến cuốn Tin học dành cho THCS trong bộ SGK lớp 6 lại xuất hiện những nội dung Làm quen với tin học và máy tính, Học gõ mười ngón…với câu chữ và hình ảnh giống hệt như lớp 4, thậm chí chương trình Tin học lớp 6 còn nghèo nàn hơn cả lớp 4, chỉ dừng lại ở các thao tác xử lý văn bản, trong khi ở lớp 4, các em đã được học đến các phần mềm vẽ tự do, tạo hình, học toán, học nhạc, tạo logo…
Video đang HOT
Theo nhiều giáo viên dạy môn Địa lý, tư liệu sử dụng trong SGK hầu như không được cập nhật. Mặc dù SGK năm nào cũng được tái bản nhưng học sinh vẫn phải tiếp cận với những số liệu có từ gần 10 năm trước.
Có thể kể ra một vài ví dụ như SGK Địa lý lớp 9 tái bản tháng 3/2014 vẫn ghi dân số nước ta 79,7 triệu người trong lúc hiện nay dân số nước ta đã 90 triệu người.
Các số liệu của nền kinh tế nước ta trong chương trình Địa lý lớp 9 như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp… đều từ năm 2002. Atlat Địa lý lớp 12 vẫn ghi các nhà máy thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Sê San 3, Serepok 3 – 4 “còn đang xây dựng” trong khi các nhà máy này đã xây xong từ lâu…
Cô Quỳnh Hoa, giáo viên THCS Quang Trung cho biết: “Chúng tôi vẫn luôn cố gắng sáng tạo ra các cách dạy mới để đem lại hứng thú cho học sinh, nhưng cứ phải dạy những kiến thức cũ, số liệu cũ thì cũng không thoải mái.
Thêm vào đó, học sinh bây giờ thông minh, hiểu biết và tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, có nhiều cái các em còn hỏi ngược lại giáo viên khiến chúng tôi rất khó trả lời”.
Hiệu trưởng một trường THPT của TPHCM cho biết, giáo viên bắt buộc phải bám sát theo chương trình của Bộ GDĐT quy định. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, đã đến lúc Bộ phải cập nhật và có những điều chỉnh kịp thời về nội dung SGK của các bậc học.
Theo Bạch Dương/Infonet
Bài văn tả người ông gây sốt trong 'Ai là triệu phú'
Có nhiều người hay hỏi ông rằng: "Bác là giáo sư hay nhà thơ ạ?". Ông chỉ cười: "Tôi là người nông dân thực thụ".
Đó là bài viết của học sinh Đặng Ái Duyên (lớp 6C, trường THCS Lê Ngọc Hân, Hà Nội). Bài viết được bố của bé Duyên là anh Đặng Hải Đăng chia sẻ trên Facebook cá nhân, thu hút sự quan tâm của bạn bè. Bài văn được cô giáo cho 8,5 điểm với lời nhận xét: "Con có khả năng học văn tốt. Lưu ý chữ viết. Nên bổ sung những đoạn văn kể về kỷ niệm sâu sắc với ông".
Trong đề bài "Hãy kể về người thân mà em yêu quý", Ái Duyên đã kể về người ông đáng kính của mình chính là cụ Đặng Thiêm (78 tuổi). Cụ là người từng giành 30 triệu đồng tại chương trình Ai là triệu phú đầu tháng 10/2013. Cụ Thiêm từng có mặt ở danh sách đề cử Khách mời ấn tượng - Giải thưởng Ấn tượng VTV 2014.
Ái Duyên có nhiều cử chỉ giống người ông của mình.
Anh Đặng Hải Đăng chia sẻ: "Bố của tôi - cụ Đặng Thiêm là một giáo viên có tiếng ở miền Bắc, luôn dạy con, cháu theo cách gây hứng thú tìm hiểu và khơi gợi để học trò phát huy sự chủ động của mình theo phương châm: "Cái khuôn mẫu sẽ giết chết sáng tạo".
"Ái Duyên không sống cùng ông bà, chỉ có một thời gian khi cháu 3 tuổi thì về ở cùng 8 tháng. Ngay thời gian này, ông đã nhận xét Duyên có khả năng văn chương rất tốt. Cháu luôn cảm nhận rất tinh tế, sâu sắc và đầy bất ngờ. Có những câu hỏi cháu đưa ra chỉ có... ông mới trả lời được. Duyên rất yêu ông, lúc nào về quê hay ông ra Hà Nội cũng đều đòi ngủ với ông, vẫn thích nghe ông kể chuyện cổ tích, rồi đưa ra những nhận xét rất thú vị" - anh Hải Đăng bật mí.
"Khi được cô giáo trả bài văn, Duyên mừng lắm, cháu đã gọi điện về đọc cho ông toàn bộ bài viết của mình! Ông chỉ cười bảo: "Ôi thích nhỉ, ông vui lắm! Cháu giỏi quá, nhưng hãy cố gắng viết hay hơn nhé, viết về cái gì cũng bằng cảm xúc chân thật của mình. Văn chương là không thể bịa đâu đấy" - anh Đăng kể lại.
Ngoài ra, Duyên còn được chị gia sư Dương Hằng - sinh viên trường ĐH Ngoại thương lại là cây bút trẻ đã kèm cặp em rất nhiều. Bài văn của Duyên là những gì chắt lọc, cảm nhận từ thực tế, sự chỉ bảo của những người xung quanh.
Nguyên văn bài viết như sau:
Bài văn của Ái Duyên.
"Các bạn có biết "bố của bố" là ai không? Chính là ông nội đấy! Ở nhà ông là người tôi yêu quý nhất.
Ông tôi đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe. Đôi mắt ông còn rất tinh khi đọc báo, ít phải dùng đến đôi kính lão. Da ông đã nhăn nheo theo thời gian, tuy vậy ông vẫn siêng tập thể dụng hằng ngày nên thân thể vô cùng săn chắc.
Ông tôi rất hiền lành và hóm hỉnh. Gặp ông lần đầu ai cũng ấn tượng bởi nụ cười hiền và bộ râu dài như cước. Trông ông thật giống ông tiên trong truyện cổ tích. Có nhiều người hay hỏi ông rằng: "Bác là giáo sư hay nhà thơ ạ?". Ông chỉ cười: "Tôi là người nông dân thực thụ".
Ông là một giáo viên rất mẫu mực. Giảng bài ở lớp mà học sinh không hiểu, tối ông bảo về nhà, giảng thật hiểu thì thôi. Bố tôi vẫn hay kể thế, kèm theo lời quả quyết: "Chẳng trách bây giờ ông vẫn có học trò đến thăm suốt, không cứ lễ, Tết, lúc nào ông cũng có khách. Tôi cũng thắc mắc bởi ông là giáo viên đã về hưu, một nghề cao quý thế. Tại sao ông chỉ khiêm tốn nhận mình là một người nông dân? Ông làm thơ cũng hay nữa. Ông lại cười hiền: "Giáo viên là người nông dân trên cánh đồng chữ mà cháu. Với lại ngày xưa giáo viên nghèo lắm, sáng đi học, chiều phải làm thêm mới đủ nuôi bố cháu, cô và các bác chứ".
Ái Duyên và cô giáo gia sư Dương Hằng.
Hằng ngày, ông hay viết bài gửi cho báo, viết sách về dạy và học văn, giải nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ. Ông còn rất giỏi tiếng Hán nữa. Ngày Tết, nhìn ông viết câu đối gửi những người bạn bằng bút lông trên giấy đỏ, chẳng khác gì những ông đồ già ở Văn Miếu. Ông còn là thành viên của hội Văn nghệ Việt Nam và các CLB Thơ, văn người cao tuổi. Đâu đâu ông cũng được mọi người yêu quý.
Ông còn có một thú vui khác là trồng và chăm sóc cây. Các cây trong vườn như "biết ơn" ông, chúng đua nhau ra hoa, kết quả, thơm lừng cả vườn.
Tôi rất yêu ông. Tôi mong ông sẽ sống thật lâu với chúng tôi, để chúng tôi được "ông tiên" ở đời thực dẫn đường vào một thế giới tuổi thơ tươi sáng, đầy thơ mộng". Ông còn có "tài lẻ" là nấu nướng. Các món cá tẩm bột, canh măng ông làm ngon không kém bà. Biết chúng tôi thích món cá tẩm bột, khi chúng tôi về thăm là ông lại làm món đấy. Trời lạnh mà ngồi bên ánh lửa tí tách nghe ông kể chuyện thì thật là thích".
Theo Zing
Bé lớp 4 sáng tạo ý tưởng cứu nạn nhân chìm phà Sewol Với ý tưởng mang tên "Mực cứu hộ" xuất phát từ mong muốn cứu các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol (Hàn Quốc), hai cô bé lớp 4 đã giành được giải thưởng 20 triệu đồng. Trải qua vòng chấm tranh, vòng thực hiện và đánh giá mô hình của cuộc thi năm 2014, 30 bạn nhỏ xuất sắc nhất của cuộc...