Sách giáo khoa khó, khô và khổ!

Theo dõi VGT trên

Bộ sách giáo khoa (SGK) – bộ sách chuẩn duy nhất được sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thế nhưng, bộ sách lại khiến giáo viên bức xúc vì còn quá nhiều lỗi, trong đó có những lỗi do cẩu thả, thậm chí nhiều lỗi… ngớ ngẩn.

Không khó để phát hiện nhiều lỗi, sai sót trong SGK đang làm khổ học sinh! Thậm chí, sai sót của SGK phổ biến đến mức phụ huynh là những người phát hiện các lỗi trong sách khi cùng học bài với con.

Sơn Tinh, Thủy Tinh và máy xúc, máy ủi

Đề nghị sửa tên phiên âm tiếng Việt luật sư Loseby Ông Chu Đức Tính, giám đốc Bảo tàng TP.HCM, vừa có văn bản kiến nghị đến Bộ GD-ĐT yêu cầu Nhà xuất bản Giáo Dục đính chính, gọi đúng tên luật sư Francis Henry Loseby trong bộ sách giáo khoa phổ thông do nhà xuất bản phát hành. Theo ông Chu Đức Tính, tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả Trần Dân Tiên, nằm trong bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành, đã phiên âm sang tên tiếng Việt của vị luật sư nói trên là “Lôdơbai”, cách gọi trên không chính xác, cách gọi đúng phải là “Lôdơbi”. “Luật sư Francis Henry Loseby (Lôdơbi) là người đã bào chữa và bảo vệ thành công cho Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh) tại tòa án Hong Kong năm 1931. Chúng ta cần phải tôn trọng lịch sử và nguyện vọng của gia đình luật sư Loseby để gọi đúng tên phiên âm tiếng Việt là Lôdơbi” – ông Tính khẳng định. TRƯỜNG GIANG

Một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội thắc mắc: “Một lần xem SGK địa lý của con, tôi giở bài về vùng Tây nguyên và giật mình khi sách cho rằng một trong những lợi thế chung của Tây nguyên là khí hậu mát mẻ, đất bazan màu mỡ”.

“Chính xác thì Tây nguyên có 2/3 diện tích có khí hậu trên nền nhiệt đới cận xích đạo, mùa khô kéo dài, có nguy cơ thiếu nước, cháy rừng. Chỉ những khu vực độ cao trên 1.500m mới có khí hậu mát mẻ. SGK viết như vậy thì không thật chính xác, dễ khiến học sinh (HS) hiểu không đúng về đặc điểm địa lý chung của vùng đất này” – một giáo viên địa lý tại Hà Nội băn khoăn.

Sách ngữ văn lớp 6, trang 134, phần luyện tập của bài “Kể chuyện tưởng tượng” yêu cầu: “Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, ximăng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước”.

Thầy Hoàng Đức Huy, giáo viên văn tại TP.HCM, bức xúc: “Một truyền thuyết đậm đà bản sắc dân tộc như Sơn Tinh, Thủy Tinh khi đặt vào không gian cuộc sống hiện đại sẽ làm mất đi sự trang trọng, tính nghệ thuật và yếu tố lịch sử. Nhiều em HS không biết xe lội nước là xe gì. Không hiểu HS vùng sâu vùng xa, miền núi còn lạ lẫm với ôtô, máy bay… thì sẽ làm bài kiểu gì”.

Ở môn hóa học bậc THPT, thầy Phạm Văn Trường, giáo viên Trường THPT QL, Nghệ An, băn khoăn: “Khi làm một số thí nghiệm theo yêu cầu của SGK, tôi cũng như nhiều giáo viên khác cứ tự hỏi không rõ là các tác giả viết SGK đã làm hay chưa! Một vài thí nghiệm chúng tôi và HS làm đi làm lại vẫn không thành công, gây mất thời gian. Ví dụ SGK lớp 10 chương trình nâng cao có thí nghiệm mô tả khả năng hút nước của axit sunphuric đặc, nhưng khi thực hành thì không có kết quả như SGK viết. Có một số thí nghiệm không khó nhưng cần thời gian dài mới ra kết quả. Ví dụ SGK lớp 12 chương trình nâng cao có thí nghiệm điện phân đồng sunphat với điện cực tan, sách giáo viên hướng dẫn là chỉ sau vài phút thấy được hiện tượng đó. Thực tế tôi đã làm phải mất 15-20 phút mới ra được hiện tượng như SGK mô tả. Tôi không rõ người viết SGK đã làm các thí nghiệm kiểu này chưa và họ làm trong điều kiện nào. Có những bài 2-3 thí nghiệm kiểu như vậy khiến giáo viên và HS loay hoay với thí nghiệm, hết thời gian khai thác các nội dung khác”.

Video đang HOT

Theo nhiều giáo viên, những hạt sạn kiểu sai năm sinh, sai họ tên, nhầm lẫn về thời gian, địa điểm vẫn nằm rải rác trong SGK từ năm này sang năm khác.

“Ví dụ như SGK vật lý lớp 12 cho rằng năm 1934, vợ chồng Marie Curie tìm ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo, nhưng thực tế hiện tượng này do con rể và con gái của ông bà nghiên cứu, phát hiện và nhận giải thưởng Nobel năm 1935 (bà Marie Curie mất năm 1934)” – một giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Sách giáo khoa khó, khô và khổ! - Hình 1

Sách ngữ văn lớp 6 có nhiều nội dung khiến giáo viên băn khoăn.

“Tiền hậu bất nhất”

Thầy Nguyễn Quang Minh, giáo viên toán Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hà Nội, cho rằng: “SGK không thống nhất về sử dụng ký hiệu với các khái niệm. Chẳng hạn, SGK hình học lớp 9, HS được học các khái niệm là tang – ký hiệu tg, và côtang – ký hiệu cotg. Nhưng SGK hình học lớp 10 sử dụng các ký hiệu khác hẳn: tang – ký hiệu tan, côtang – cot, nghĩa là lấy ba chữ cái đầu tiên làm ký hiệu.

Chưa hết, SGK đại số lớp 10 cả chương trình cơ bản cũng như nâng cao cùng học đến khái niệm này và sách giải thích có thể sử dụng cả hai kiểu ký hiệu. Nhưng phần bài tập cho HS từ đó trở đi cho đến hết lớp đều dùng ký hiệu tan, cot. Theo tôi, tác giả viết các phần này là những người khác nhau và họ đã không ngồi cùng nhau trước khi viết sách để thống nhất với nhau việc dùng ký hiệu cho một khái niệm.

Trong khi đó ở SGK lớp 10 chương trình cơ bản, trong bài “Tỉ số lượng giác của góc bất kỳ” phần định nghĩa mâu thuẫn với bài “Phương trình đường thẳng” ở những tiết tiếp theo. Như vậy kiến thức không được nhất quán và chặt chẽ”.

Một tác giả sách tham khảo bậc THPT tại TP.HCM cũng bức xúc: “SGK tiền hậu bất nhất khi cùng một dạng câu, ở bậc tiểu học HS được học đó là câu kể, lên THCS sách gọi đó là câu tường thuật, còn lên bậc THPT sách gọi là câu tường minh. Cùng một khái niệm nhưng ở khối lớp này gọi là ngữ danh từ, khối lớp kia gọi là cụm danh từ. Hay từ gợi hình (gợi lên hình ảnh) lại bị đánh tráo khái niệm với từ tượng hình (từ được vẽ, viết dựa trên hình ảnh) nhưng nhiều năm nay vẫn chưa thấy sửa”.

Lớp 7 đã học thơ cổ

Ở môn văn, anh Quảng, phụ huynh một trường THCS quận 4, TP.HCM cho rằng: “Trong sách của con tôi (lớp 7) có bài Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê), thật sự bài thơ đó mang triết lý sống hết sức sâu xa của những người già thời xưa, ngay người lớn còn khó chiêm nghiệm hết ý nghĩa của bài thơ, huống hồ là HS lớp 7″.

Cô T.L. – giáo viên văn một trường THCS quận 1, TP.HCM – cho biết: “Chương trình lớp 7 hiện nay quá nặng, thậm chí nặng hơn lớp 8, 9. Chỉ trong học kỳ 1, chúng tôi phải dạy gần chục bài thơ cổ với văn bản Hán – Việt. Giáo viên khó mà giúp HS hiểu được hết ý nghĩa của những tác phẩm này chỉ trong thời lượng một, hai tiết học”.

Một số giáo viên bậc THPT tại TP.HCM cho biết họ ngại nhất là dạy chương trình văn lớp 10. “Bởi vì khối lượng kiến thức vừa khó, vừa khô. Văn học trung đại với kiến thức quá dày khiến người dạy cũng cực để chuyển tải được đủ ý đến HS, còn người học thì mệt mỏi vì khó hiểu. Theo tôi, phần văn học trung đại chỉ cần được khái quát để HS biết rằng có một thời đại như thế” – giáo viên lớp 10 một trường THPT tại quận 6, TP.HCM, thổ lộ.

Cấu trúc môn văn từ lớp 6 đến lớp 12 có nhiều bất cập khi chia theo giai đoạn lịch sử, chứ không chia theo khả năng tiếp nhận của HS. Ví dụ HS bậc THCS đã phải tiếp xúc với văn chương trung đại vốn khó hiểu. Trong khi đó HS lớp 11, 12 thì được tiếp cận với văn học 1930-1945 và 1945-1975 vốn gần gũi và dễ hiểu hơn.

Giải thích cho con thế nào? Một phụ huynh ở TP.HCM phản ảnh: “Ở SGK tiếng Việt lớp 1, tập 1 có một số chỗ tối nghĩa, khó hiểu, hoặc kết cấu câu ít dùng như “bò bê có bó cỏ” (không phân biệt bò hay bê), “bò bê có cỏ, bò bê no nê” (lẽ ra nên dùng “ăn cỏ” thay vì “có cỏ”); “bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã” (lẽ ra phải dùng “trạm y tế”) là văn nói chứ không phải văn viết. Đành rằng những bài đầu tiên của trẻ lớp 1, một số âm, vần còn chưa học đến, nhưng không vì thế mà đánh đố trẻ con, cần tìm những câu chữ thay thế trong sáng, phù hợp hơn”. Ở phần ráp (ghép) vần, SGK tiếp tục đánh đố trẻ con bằng cách yêu cầu trẻ ghép các âm x, k, r, s, ch, kh với các vần e, i, a, u, ư hoặc ghép vần với các dấu tạo thành những chữ rất khó hiểu, hiếm khi sử dụng như “xư”, “rù”, “chá”, “gie”, “trô”, “ki”, “ke”, “rư”… “Khi con hỏi, tôi cũng chịu không biết giải nghĩa những từ này ra sao. Ở trang 43 sách tiếng Việt lớp 1, tập 1 viết “chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê”, trong đó viết thường tất cả tên riêng, dễ tạo cho HS thói quen sai, dù các bé chưa học cách viết hoa nhưng sách vẫn nên hướng dẫn trẻ nhận diện việc viết hoa tên riêng” – phụ huynh này bức xúc. Về những bất hợp lý này, một giáo viên trưởng khối lớp 1 một trường tiểu học tại Gò Vấp, TP.HCM, cho biết: “Những bài tập ghép chữ chỉ để HS nắm luật chính tả mà thôi. Do kết cấu chương trình là học xong hết hệ thống âm mới học viết hoa, nên những bài đầu sách không viết hoa tên riêng. Một số câu sách đặt làm ví dụ còn hơi ngô nghê, không thuận tai là do có nhiều từ trẻ chưa học tới nên không sử dụng được. Với những từ ngữ còn khó hiểu thì giáo viên phải dành thời gian giải thích thêm cho trẻ”.

Theo TTO

ĐH Huế: Nhiều đề tài khoa học SV báo chí về mảng điện tử, truyền hình

Sáng nay 4/12, khoa Báo chí Truyền thông (ĐH Khoa học Huế, ĐH Huế) đã tổ chức hội nghị khoa học sinh viên. Năm nay, tỷ lệ đề tài về mảng báo in đã giảm so với mảng báo điện tử, truyền hình và phát thanh.

Buổi hội nghị có sự góp mặt của PGS.TS Hoàng Văn Hiển, phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Huế, cùng các giảng viên, các nhà báo chuyên nghiệp cùng hàng trăm sinh viên khoa Báo chí Truyền thông.

Sau vòng loại bắt đầu từ 11/2011 với hơn 50 đề tài dự thi. Ban giám khảo gồm các giảng viên, nhà báo chuyên nghiệp lâu năm trong nghề đã chọn ra được 22 đề tài báo chí đưa vào kỷ yếu của hội nghị khoa học lần I. Trong đó có 7 đề tài được vinh dự chọn làm báo cáo thuyết trình trong buổi hội nghị trước toàn trường.

ĐH Huế: Nhiều đề tài khoa học SV báo chí về mảng điện tử, truyền hình - Hình 1

Đông đảo các SV báo chí đã đến tham dự hội thảo.

Khác với các năm, tỷ lệ đề tài về mảng báo in giảm so với tỷ lệ đề tài báo điện tử, truyền hình, phát thanh.

Trong số 7 đề tài, một số đề tài xuất sắc đã thu hút được sự chú ý của các bạn sinh viên tham gia thảo luận sôi nổi như báo cáo "Ảnh hưởng của chương trình Nối nhịp nghĩa tình trên kênh TRT1", báo cáo "Báo chí công dân - Vai trò của công chúng trong việc truyền thông thông tin" hay đề tài "Khảo sát chuyên mục Bút Bi trên báo Tuổi trẻ".

Một số đề tài nóng trong các lĩnh vực "báo chí" mới nổi (Blog, báo điện tử) cũng được đưa ra thảo luận như vấn đề "chặn facebook", vấn đề hậu quả của truyền thông di động khi gây ra những cuộc chiến lật đổ chính quyền ở Lybia... Nhờ các câu hỏi thảo luận của ban giám khảo và các bạn sinh viên đã tạo ra không khí học hỏi sôi nổi cho buổi hội nghị.

ĐH Huế: Nhiều đề tài khoa học SV báo chí về mảng điện tử, truyền hình - Hình 2

Giảng viên khoa Báo chí Truyền thông chia sẻ kinh nghiệm cùng SV.

Ths. Trần Văn Thiện, phó khoa Báo chí Truyền thông, đã nêu ra một số thiếu sót trong các đề tài báo chí của các sinh viên. Một số đề tài tuy được chọn nhưng không phải quá xuất sắc, nhiều đề tài bộc lộ những lỗ hổng trong cách làm đề tài nghiên cứu khoa học do thiếu sót kinh nghiệm. Các sinh viên báo chí - nhà báo tương lai khi lên trình bày chưa thực sự tự tin, nhiều bạn "đọc" báo cáo chứ không thuyết trình nên ngôn ngữ trình bày là "văn viết" chứ không phải "văn nói" khiến người nghe mất hứng thú.

Những ý kiến nhận xét, thảo luận, phản biện của các thầy cô và các bạn sinh viên đã giúp hội nghị nêu bật được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm tri thức. Hội nghị là cơ hội giúp các "nhà báo tương lai" học hỏi thêm kinh nghiệm, các phương pháp thực tập, nghiên cứu trong công tác nghiệp vụ sau này.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ nam TikToker thuê trọ ở phòng từng có người tự tử để livestream: Một sao Việt bức xúc lên tiếng
20:26:04 15/11/2024
Người mẹ ngã quỵ khi nhận tin con bị ung thư máu: Hé lộ hoàn cảnh gia đình
19:10:44 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lâm đường cùng, phải vội vàng bán nhà 69 tỷ?
23:30:13 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây
22:15:13 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024
Quang Linh Vlogs "chiều hư" Hoa hậu Thuỳ Tiên
18:18:22 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuối cùng thì Hồng Loan cũng làm điều này cho Vũ Linh

Sao việt

23:32:21 15/11/2024
Theo đó, Hồng Loan đã ký kết với một đơn vị bản quyền và quyết định lập kênh YouTube mới cho cố nghệ sĩ Vũ Linh.

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

Phim việt

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Haaland tạo thống kê lịch sử

Sao thể thao

23:19:36 15/11/2024
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), Erling Haaland ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 của Na Uy trước Slovenia ở League B, UEFA Nations League.

Ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc

Nhạc việt

23:16:14 15/11/2024
Ra mắt MV Giao bái mang phong cách nhạc đám cưới, ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc, người có sản phẩm tương tự.

Diễn viên bắt đầu sự nghiệp bằng 15 chiếc xúc xích, đổi đời nhờ bom tấn 7.500 tỷ

Hậu trường phim

23:12:52 15/11/2024
Paul Mescal - nam diễn viên thủ vai chính trong bom tấn 7.500 tỷ chia sẻ câu chuyện được nhận vai chính trong Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) theo một cách điên rồ và kỳ quặc .

Chàng trai khiến danh ca Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

23:00:41 15/11/2024
Thể hiện ca khúc Em đi bỏ mặc con đường , Trần Minh Dũng khiến các giám khảo như Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Drama twist chóng mặt: Hàng loạt nhân chứng đứng ra bênh vực Hwayoung, tố cáo T-ara bắt nạt

Sao châu á

22:12:12 15/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, bê bối bắt nạt nội bộ T-ara bất ngờ bị khơi lại. Lần này, Hwayoung lên tiếng tố cáo các thành viên T-ara bạo hành, chửi bới mình.

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

Thế giới

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thật trần trụi về các "idol mạng" trước và sau ống kính, hóa ra bao lâu nay chúng ta đã bị lừa...?

Netizen

21:05:08 15/11/2024
Sự phát triển nhanh chóng của nền tảng livestream đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực truyền thông và giải trí trực tuyến.