Sách giáo khoa hiện nay không quá tải
“Chương trình, sách giáo khoa không quá tải cho người học mà chỉ là có cái quá sâu, không thiết thực và ngược lại có cái thiết thực mà lại quá nhẹ”, GS Đinh Quang Báo cho biết.
Vừa qua, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiêu niên và Nhi đông Quốc hội đã tổ chức hôi nghị tham vân chuyên gia vê chương trình, sách giáo khoa phô thông. Tại đây, nhiêu vân đê “ nóng” được phân tích, mô xẻ xung quanh chương trình, sách giáo khoa hiên nay cũng như định hướng đôi mới sau 2015 thu hút sự chú ý của dư luận.
Chương trình, sách giáo khoa còn nhiều bất cập
Tại hội nghị, ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng quốc hội cho biết chương trình, sách giáo khoa trong thời gian vừa qua cũng đáp ứng được đáp ứng yêu cầu, mục đích giáo dục nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Đó là: tỏ ra lúng túng trong dạy học phân hoá, tích hợp; hướng phân ban không đạt mục tiêu đề ra; chương trình khối lượng kiến thức thể hiện trong sách giáo khoacòn nặng so với khả năng tiếp thu của đông đảo học sinh; kiến thức nặng lý thuyết không sát thực tế; nặng về truyền thụ kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến rèn luyện kỹ năng, nhân cách học sinh.
Về vấn đề này, ông Đinh Quang Báonguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo đổi mới chương trình – sách giáo khoa phát biểu: “Chương trình, sách giáo khoa không quá tải cho người học mà chỉ là có cái quá sâu, không thiết thực và ngược lại có cái thiết thực mà lại quá nhẹ”. Ông cũng nhận định việc nhiều ý kiến cho rằng chương trình hiện nay quá tải có thể do phương pháp của giáo viên và áp lực thi cử.
Đồng quan điểm,GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, cụ thể trong môn Sinh học, đã đưa toàn bộ chương trìnhcủa bậc đại học vào phổ thông, bắt học sinh nhớ những cái không đáng nhớ.
Trong khi đó, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận xét chương trình giáo dục hiện nay thiếu toàn diện, nặng tính hàn lâm, nhẹ về thực tiễn, kỹ năng thực hành. Nhiều kiến thức trong chương trình hoàn toàn không cần thiết đối với bậc phổ thông.
PGS Văn Như Cương ví dụ: “Trong môn Toán ở bậc phổ thông, nếu không là giáo viên thì không cần đến kiến thức về Số phức. Tuy nhiên, kiến thức trên vẫn phải dạy, học, thậm chí năm nào cũng có trong đề thi tốt nghiệp THPT”.
“Có thể nói rằng một phần ba kiến thức môn Toán ở bậc THPT là vô bổ đối với học sinh khi học xong bậc học này”, PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đổi mới sách giáo khoa như thế nào?
Theo các đại biểu, xây dựng chương trình, sách giáo khoa rất quan trọng, bởi việc làm này bảo đảm sự thành công của chiến lược phát triển giáo dục phổ thông. Nhưng bài toán đặt ra đó là đổi mới theo hướng nào?
Theo ông Đinh Quang Báo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa là tăng những nội dung thiết thực, tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh. Tuy nhiên ông cũng tỏ ra lo ngại bởi hiện nay chưa có chuyên gia về xây dựng chương trình, sách giáo khoa tích hợp và các nhà đổi mới đều đang lúng túng về vấn đề này.
Về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi lại nhấn mạnh: “Để có thể thực hiện tốt việc đổi mới này, chúng ta cần phải chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, độ ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu. Ngược lại chương trình thiết kế cũng phải phù hợp với khả năng thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Có thể chương trình tiên tiến nhưng đội ngũ chưa dạy được, cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng thì cuối cùng cái mà học trò nhận được vẫn chưa phải những kỹ năng, năng lực mong muốn”.
Với quan điểm này, ông Thi cho rằng việc đổi mới lần này cần làm một cách toàn diện, hệ thống gồm tất cả các yếu tối để đảm bảo chất lượng.
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Quốc hội cũng khẳng định: “Cần có một sự đổi mới đồng bộ vì phân lớn các trường phô thông không đủ điêu kiên thực hiên giáo dục toàn diên”.
Theo bà Đan: “Trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa đề ra vấn đề tăng cường thực hành nhưng nhà trường phô thông lại nghèo nàn thì lây gì đê học sinh thực hành”. Vì vậy, cần khảo sát để biết được bao nhiêu trường phô thông đủ điêu kiên thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diên. Bên cạnh đó, Chính phủ cân chỉ đạo UBND các câp tăng cường xây dựng cơ sở vât chât nhằm đồng bộ với công cuộc đổi mới.
Bà Đan nhấn mạnh: “Đáng chú ý, gân 30 năm đôi mới giáo dục nước ta chưa bao giờ đặt vân đê đôi mới đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Vì vậy, để đổi mới lần này cần phải tính đến việc đổi mới từ các trường sư phạm”.
Phát biểu tại hội nghị, GS Nguyễn Đức Chính (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) lại cho rằng để thành công, cần đôi mới hoàn toàn cách kiêm tra, đánh giá. Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá đang trở thành gánh nặng với người học và xã hôi. Đánh giá phải vì sự tiên bô của người học chứ không phải xem người học được gì.
Kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: “Sắp tới chúng ta phải thống nhất được cách nhìn, cách hiểu sao cho đồng nhất vềchương trình, sách giáo khoa”.
Việc đổi mới chương trình phải được diễn ra từ tất cả các yếu tố như giáo viên, cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý… Vì vậy, chỉ triển khai đổi mới ở những cơ sở giáo dục đủ điều kiện.
Chương trình sau cải cách phải thể hiện sự đồng bộ trong nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá. Đồng thời, chương trình cũng phải coi trọng dạy học hơn là truyền đạt nội dung, nhằm mục tiêu dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp.
AN HOÀNG
Theo Infonet
"Không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với chết"
TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM thẳng thắn cho rằng "không đổi mới giáo dục đồng nghĩa với chết" vì đó là yêu cầu cấp thiết để nền giáo dục Việt Nam phát triển và hội nhập với nền giáo dục tiên tiến thế giới.
Tại tọa đàm "Vai trò của người hiệu trưởng trong công tác đổi mới quản lý giáo dục" diễn ra tại TPHCM ngày 28/3, nội dung được nhiều người đề cập việc học sa vào thi cử nên việc đổi mới trong giáo dục gặp nhiều khó khăn.
Theo TS Huỳnh Công Minh, việc đổi mới phải là đổi mới ở nhận thức, chứ không đơn thuần chỉ là thay đổi ở việc cải tiến công việc, tổ chức những cuộc họp chất lượng. Mục tiêu giáo dục của chúng ta đang sai lầm ở chỗ sa đà vào việc thi cử, không chỉ ở bậc THPT mà ngay từ các bậc học thấp hơn.
"Chúng ta phải xác định lại mục tiêu dạy người, dạy năng lực chứ không phải dạy giấy tờ, bằng cấp. Điều này phải thể hiện được trong từng hành động của mỗi thầy cô giáo, mỗi học trò. Phải làm sao để người học vừa vui, thấy nhẹ nhàng mà phát triển được năng lực, trí thông minh; các phương pháp học phải thể hiện bằng các trò chơi và phải giảm được sĩ số lớp xuống, đó mới là đổi mới", TS Huỳnh Công Minh nhấn mạnh.
Việc học còn nặng thi cử là rào cản cho việc thực hiện đổi mới giáo dục.
Đồng tình rằng vai trò của hiệu trưởng trong việc đổi mới rất quan trọng, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng không ít người đứng đầu các cơ sở vẫn còn dè dặt thực hiện việc đổi mới .
Thầy Trần Ái Việt - hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 cho hay mục tiêu, hình ảnh trong đổi mới giữa những giá trị truyền thống và hiện đại là gì để những người đứng đầu cơ sở giáo dục có những giải pháp tiến hành đổi mới. Còn bây giờ các trường, cả những trường tổ chức học 2 buổi nhưng giáo dục còn nặng thi cử nên vẫn chạy theo việc học chưa thật sự đẩy mạnh việc rèn luyện các em kỹ năng sống, tính thích nghi, khả năng hợp tác, biết hành động...
"Phải biết hướng mình đi và mình đi về đâu chứ cứ loay hoay hô cùng nhau đổi mới thì đổi mới cái gì? Tôi tâm đắc với việc đổi mới toàn diện từ sau năm 2015 nhưng chúng ta đã chuẩn bị đến đâu, đã có cơ sở để thực hiện chưa?", ông Việt đặt câu hỏi.
Bà Bùi Thị Liên Chi - hiệu trưởng Trường THCS - THPT Sao Việt, Q.7 cho biết, cách đây khoảng hơn 10 năm, khi bà đang công tác tại trường THPT Bùi Thị Xuân thì nhiệm vụ chính của nhà trường là dạy và học. Trường cảm thấy rất thành công khi liên tục đỗ tốt nghiệp 100%, nằm trong top 10 các trường có thí sinh đỗ đại học của thành phố.
Đến thời điểm này, hiệu trưởng phải thay đổi tư duy, chúng tôi đặt ra mục tiêu phải đào tạo học sinh thành con người toàn diện ngay từ nhỏ. Trong đó tăng cường các giờ hoạt động, giờ học ngoại khoá, khám phá ngoài trời để các em sáng tạo, tư duy, tự khám phá tri thức...
Bà Chi đánh giá: "Chúng ta đang có từng bước đổi mới toàn diện so với trước đây. Tuy nhiên, muốn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì phải có sự thay đổi tích cực hơn từ chương trình học với việc đẩy mạnh giáo trị sống, kỹ năng sống sâu sắc hơn nữa".
Hoài Nam
Theo dân trí
Dạy 'làm ăn' từ... ghế nhà trường! Từ đầu năm 2013, Bộ GDĐT đã nhen nhóm ý tưởng triển khai rộng rãi trên toàn quốc môn kinh doanh trong trường phổ thông. Nội dung này đã được thí điểm tại một số trường từ năm 2006 và tới năm nay sẽ có thêm nhiều trường đưa vào giảng dạy. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định, chương...