Sách giáo khoa “Cùng học và phát triển năng lực” sản phẩm của các nhà giáo tâm huyết
Bộ SGK “Cùng học và phát triển năng lực” được áp dụng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 – 2021, đây là bộ sách được trình bày một cách tường minh toàn bộ chuẩn kiến thức kỹ năng môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bộ SGK “Cùng học và phát triển năng lực” được áp dụng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020 – 2021
Mỗi bài học được thiết kế thành một hệ thống các hoạt động cụ thể, đa dạng, kết hợp giữa hoạt động tìm hiểu kiến thức, rèn kỹ năng, với hoạt động thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sách viết dễ hiểu, hấp dẫn và thân thiện với học sinh. Có thể xem đây là một kế hoạch học tập có hướng dẫn từng bước, có tính hệ thống cao, dễ cho việc tự học của học sinh và dễ cho việc tổ chức dạy học của giáo viên.
Hiện nay, “lấy việc học của học sinh làm trung tâm” là một phương châm dạy học đã được các thầy cô giáo, các nhà trường luôn hướng tới. Các dạy học “Thầy giảng – trò lắng nghe” được thay thế bằng cách áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Điểm chung của phương pháp này là tăng cường cho học sinh hoạt động trải nghiệm, để từ đó lĩnh hội kiến thức và luyện được kỹ năng một cách tích cực, giảm thụ động; Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động học hiệu quả.
Theo cách này, học sinh học tập trung hơn, hứng thú hơn trong học tập; giáo viên có điều kiện bao quát lớp học, đồng thời quan sát theo dõi được từng học sinh cụ thể và kịp thời gợi ý, hướng dẫn cho học sinh khi cần. Bộ sách được thiết kế theo các hoạt động học tập của học sinh, nhưng quyết định chất lượng của các hoạt động học là việc của giáo viên tổ chức như thế nào. Đây là điểm chú ý nhằm khắc phục các hạn chế phương pháp dạy học tích cực đã thử nghiệm vấp phải trước đây.
Ban soạn thảo (Đơn vị đầu tư và tổ chức biên soạn là Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội) cho biết, trong đội ngũ tác giả có nhiều người đang giảng dạy và công tác tại các cấp học phổ thông. Các tác giả cung cấp nhiều kinh nghiệm về trình độ chung và ý nguyện của học sinh, giáo viên hiện nay đối với từng chủ đề nhằm điều chỉnh mức độ luyện tập cho phù hợp.
Bộ sách “Cùng học và phát triển năng lực” hướng đến đảm bảo sự kết nối giữa các lớp học và sự liên thông giữa các môn học và quan điểm lựa chọn kiến thức và tinh giản nội dung. Việc lựa chọn kiến thức trình bày trong SGK phải theo đúng các quy định của chương trình về kiến thức và năng lực cần đạt.
Bộ sách là tài liệu hoàn chỉnh, bao gồm: sách giấy (SGK, sách giáo viên, vở bài tập); thiết bị, đồ dùng dạy học; sách mềm (bản điện tử), việc dạy học được hỗ trợ bởi hệ thống phần mềm và học liệu điện tử dành cho giáo viên và học sinh. Học liệu điện tử kèm theo SGK gồm các sản phẩm chính: Tư liệu bài giảng dành cho giáo viên; sách mềm – tự kiểm tra, đánh giá; sách mềm – bản điện tử.
Video đang HOT
Ngoài việc tập huấn sử dụng sách với từng địa phương có yêu cầu, Ban soạn thảo bộ sách cho biết, sẽ xây dựng các khóa tập huấn trực tuyến để tất cả các giáo viên có thể tham gia tập huấn mọi lúc, mọi nơi có mạng internet. Các lớp học được xây dựng theo mô hình MOOC, cho phép giáo viên tự học, tương tác hai chiều với nhóm tác giả, để hiểu hết ý đồ tác giả, sách, và chia sẻ phương pháp giảng dạy, bài giảng mẫu…
PV
Theo giaoducthoidai
Áp dụng kiểu ngồi học như VNEN ở lớp 1 nơi quê tôi đã hoàn toàn thất bại
Giáo viên lo lắng việc thay đổi cách dạy, cách học cho học sinh lớp 1 theo đúng mục tiêu của chương trình thì 100% học sinh sắp vào lớp 1 sẽ phải đi học thêm.
Mặc dù mô hình trường học mới VNEN bị nhiều địa phương trong cả nước tẩy chay vì chưa thật sự hiệu quả.
Học sinh lớp 1 mà xếp ngồi học nhóm kiểu này thì chẳng biết chất lượng sẽ đi về đâu? (Ảnh minh họa Phan Tuyết)
Thế nhưng dù không bỏ thì nhiều trường học tại quê tôi vẫn duy trì mô hình dạy học này và hằng năm còn phát triển thêm nhiều trường học mang tên VNEN mở rộng.
Điều khó hiểu hơn, theo chỉ đạo chuyên môn từ các phòng giáo dục, lớp 1 cũng buộc học sinh phải ngồi theo mâm và tự học như mô hình VNEN (ngồi theo mâm và học tự học, trao đổi với bạn và chia sẻ với nhóm). Người ta gọi đó là kiểu dạy học phát triển theo năng lực.
Khi lệnh trên ban xuống hầu như các giáo viên đang dạy lớp 1 đều phản ứng một cách dữ dội với lý do nếu để học sinh lớp 1(chưa biết tí gì về cách đọc cách viết) mà tự học kiểu này, đảm bảo rằng cuối năm sẽ có nhiều học sinh không biết đọc, biết viết.
Hoặc sẽ buộc học sinh phải đi học thêm 100% mới có thể theo kịp chương trình.
Trước sức ép của nhiều giáo viên, trước thực tế chính Ban giám hiệu các trường cũng nhận thấy điều bất cập này, cho nên có trường lần lữa đến gần hết học kỳ 1 mới buộc học sinh ngồi học nhóm.
Ban giám hiệu nhiều trường giải thích, dù biết bắt các em lớp 1 ngồi học kiểu ấy không hiệu quả nhưng lệnh trên áp xuống sao dám không nghe?
Những thắc mắc vì sao lại cứ giữ mô hình trường học mới VNEN mặc dù chưa thật phù hợp với tình hình của giáo dục Việt Nam (khi sĩ số học sinh một lớp quá đông, khi phòng học lại quá chật chội, khi bệnh thành tích còn quá nặng nề nên nhiều học sinh ngồi nhầm lớp...) mà nay còn kéo cả lớp 1 vào kiểu dạy này?
Chúng tôi đã được nghe một số lời giải thích đó là làm tiền đề cho chương trình mới vì kiểu học của VNEN gần như là kiểu học của chương trình mới sau này?
Nếu quả như thế thì thật đáng lo cho học sinh lớp 1
Học sinh bước vào lớp 1 hiện nay nhiều em gần như chưa biết cầm viết, chưa biết mặt một số chữ cái đơn giản.
Khi dạy các em, giáo viên thường phải phát âm mẫu để học sinh phát âm theo. Thầy cô giáo phải đi từng bàn, cầm tay từng em đưa từng nét cong, nét hất, nét xiên, nét thẳng...
Mỗi ngày học một âm vần mới nhưng giáo viên phải cho từng em đọc đi đọc lại đến hàng chục lần. Phải "ăn cắp" cả thời gian của một số tiết học như thủ công, các tiết bổ sung khác để rèn đọc, rèn viết.
Thế mà cứ học xong âm vần hôm nay, ngày mai nhiều em lại cứ như âm vần mới.
Nhiều giáo viên dạy lớp 1 đã than rằng, một buổi lên lớp dạy học sinh lớp 1 có khi bằng mấy buổi dạy học sinh các khối khác vì quá vất vả. Vậy mà học sinh vẫn rất khó khăn khi tiếp thu kiến thức.
Lớp học chỉ hơn 30 em còn thế thì lớp học với 60 em giáo viên sẽ vất vả, khổ sở đến thế nào? Phải là giáo viên dạy lớp 1 mới thấu hiểu được điều này.
Chúng tôi lo khi áp dụng chương trình mới học sinh lớp 1 phải ngồi theo nhóm như VNEN để tự học là chính thì chất lượng sẽ ra sao?
Trong dạy học, đối với học sinh lớp 1 giáo viên chủ yếu phải làm mẫu các hoạt động và các em phải làm theo mà còn như thế.
Nếu như cứ để các em ngồi theo nhóm, tự học là chính theo cách người ta nói dạy học phát triển năng lực chẳng biết rồi chất lượng sẽ thế nào đây?
Dù giáo viên hiện vẫn chưa được đi tập huấn chương trình mới, chưa được tiếp xúc trực tiếp với bộ sách giáo khoa lớp 1 nên chưa biết sẽ thế nào.
Thế nhưng ngay thời điểm này, khá nhiều giáo viên lớp 1 đang lo lắng việc thay đổi cách dạy, cách học cho học sinh lớp 1 theo đúng mục tiêu của chương trình thì 100% học sinh sắp vào lớp 1, đang học lớp 1 sẽ phải đi học thêm để biết trước kiến thức mới có thể tự học.
Đỗ Quyên
Theo giaoduc.net.vn
Chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 1: Giáo viên vừa mừng vừa lo Nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm vừa mừng vừa lo trước thông tin nhà trường phải tự chọn SGK cho học sinh trong năm học 2020-2021. Sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Vnexpress. Ngày 22/11, bộ GD&ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được lựa chọn cho chương trình giáo...