Sách đồng dao phản cảm của trẻ mầm non gây sốc
“Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ nước,…” hay “Quả gì? Quả đấm” – đó là những ngôn ngữ xuất hiện trong một cuốn sách đồng dao dành cho trẻ mầm non.
Đồng dao phản cảm, bạo lực
Gần đây, nội dung của bài Đồng dao chơi vỗ tay in trong trang 8, tập 6 của bộ sách Đồng dao dành cho trẻ mầm non do NXB Mỹ Thuật và Nhà sách Đinh Tị ấn hành đã khiến dư luận bức xúc.
Nguyên văn bài đồng dao này đó là: “Ở với ai/Với bà/Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”.
Bài Đồng dao chơi vỗ tay khiến dư luận bức xúc vì ngôn ngữ thiếu nghiêm túc.
Mặc dù bài đồng dao này có thể được lưu truyền trong dân gian, dễ dàng bắt gặp trong ngôn ngữ nói thường ngày. Tuy nhiên, việc đưa nội dung thiếu nghiêm túc, gây tranh cãi như “Bà ngoại – Ngoại xâm”, “Bác Hồ – Hồ ao”, hay “Quả gì – Quả đấm” vào sách dành cho lứa tuổi mầm non là điều không phù hợp.
Bên cạnh đó, trong cuốn sách này, một bài đồng dao khác cũng có nội dung bạo lực được in trong trang 17 với tên gọi Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng, cũng gây bức xúc.
Nội dung của bài đồng dao này như sau:
“Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Video đang HOT
Ông Nhăng bảo để bà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công”
Sốc với ngôn ngữ của bài đồng dao bạo lực này.
Sau khi nội dung những bài đồng dao này lan truyền trên mạng xã hội, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu giáo dục đã rất bức xúc. Đa số các ý kiến đều cho rằng việc đồng ý cấp phép xuất bản và lưu hành những cuốn sách có nội dung phản cảm này, sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và giáo dục trẻ, nhất là lứa tuổi mầm non.
Hơn nữa, kho tàng đồng dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng, vì vậy, nên lựa chọn những bài hay, có tính giáo dục cao để in thành sách.
NXB Mỹ Thuật lên tiếng
Chiều 25/11, bà Đặng Thị Bích Ngân, Giám đốc NXB Mỹ Thuật cho biết đã nhận được thông tin về sự việc.
Trước đó ngày 14/10, NXB Mỹ Thuật nhận được bộ sách lưu chiểu Đồng dao dành cho trẻ em mầm non” của nhà sách Đinh Tị – đơn vị liên kết.
Khi đọc lưu chiểu, NXB Mỹ Thuật phát hiện trong quyển 6 của bộ Đồng dao dành cho trẻ mầm non có bài Đồng dao chơi vỗ tay (trang 8) chưa hay, không phù hợp với nội dung giáo dục trẻ dù đó là bài hát trong trò chơi.
Vì vậy, NXB Mỹ Thuật yêu cầu nhà sách Đinh Tị thu hồi lại cuốn sách trên, không được phát hành trên thị trường.
Trong công văn yêu cầu nhà sách Đinh Tị thu hồi cuốn sách phản cảm này, bà Ngân cũng nhấn mạnh: “Đề nghị nhà sách Đinh Tị nghiêm khắc chấp hành và báo cáo việc thu hồi sách về NXB Mỹ Thuật. Nếu nhà sách Đinh Tị đã phát hành sách trên thị trường trước khi nộp lưu chiểu cho NXB thì phải chịu phạt theo đúng luật xuất bản”.
Bìa cuốn sách Đồng dao dành cho trẻ mầm non tập 6 bị thu hồi.
Như vậy, nhà sách Đinh Tị đã nộp lưu chiểu muộn hơn một năm. Được biết, theo kế hoạch xuất bản, số lượng sách Đồng dao dành cho trẻ mầm non là 4.000 cuốn.
Sau hơn một tháng gửi công văn yêu cầu thu hồi sách, bà Ngân cho biết hiện tại vẫn chưa nhận được báo cáo từ phía nhà sách Đinh Tị để tổng hợp và báo cáo thanh tra, các cơ quan cấp trên.
Trả lời về nội dung được cho là không phù hợp trong cuốn sách, bà Ngân cho rằng để xảy ra sự việc này là một điều đáng tiếc. “Nếu chọn được những bài hay và tốt thì hay hơn”, bà Ngân chia sẻ.
Theo Tri Thức
Khoảng trống "dạy người"
Chuyện "dạy người" vẫn mãi là khoảng trống trong giao duc phổ thông! PGS Văn Như Cương khăng đinh như vây khi trao đôi vơi Tuôi Tre vê sach Giao duc công dân lơp 10 cung như viêc day môn nay trong nha trương phô thông.
PGS Văn Như Cương - Anh: Việt Dũng
Là một trong những chuyên gia có tiếng nói mạnh mẽ vê chương trình, sach giao khoa (SGK) nhưng lần này PGS Văn Như Cương không nói về môn toán - môn ông day va tham gia viêt SGK. Một đoạn trích trong SGK môn giao duc (GD) công dân lớp 10 với sự ngỡ ngàng về độ trưu tượng được ông bày tỏ trên trang cá nhân của mình đã nhận được đồng cảm của hang nghin người.
Không nên đô lôi cho ngươi viêt sach
"Trong khi có quá nhiều vấn đề thiết thân hơn cần dạy cho học sinh thì chương trinh - SGK lại bắt học sinh tiếp cận với những khái niệm như "phủ định siêu hình", "phủ định biện chứng"... Những phạm trù triết lý như thế này đến sinh viên đại học còn khó hiểu, nó phù hợp với dạy trong các trường lý luận chính trị cao cấp hơn là dạy cho học sinh phổ thông"
* Sự trưu tượng, khó hiểu và thừa thãi trong nội dung SGK phải chăng là vấn đề phổ biến tồn tại ở SGK nhiều môn học chứ không riêng môn GD công dân, thưa ông?
- Nội dung SGK nặng về cung cấp kiến thức hàn lâm, nhiều nội dung quá khó, không cần thiết không chỉ có ở môn toán mà trong nhiều môn học, bậc học khác nhau. Người ta đều đã nói và nói nhiều thời gian qua rồi. Nhưng khi trực tiếp đọc kỹ những bài trong SGK GD công dân thì tôi vẫn ngỡ ngàng. Đoạn trích nguyên văn tôi đưa trên Facebook chỉ là một trong những nội dung vừa khó hiểu, xa lạ, vừa không cần thiết với học sinh.
* Cũng là một tác giả viết sách, ông có thể cho biết nguyên nhân dẫn tới việc SGK hiện hành xa rời nhận thức, sự hiểu biết của học sinh tới độ những người trưởng thành đọc cũng không hiểu như trường hợp trích dẫn SGK GD công dân ở trên?
- Người viết sách chỉ là người thi công. Thi công trên chương trình mà người ta đã thiết kế sẵn hết cả rồi. Dĩ nhiên người viết sách cũng để lại dấu ấn của mình, ví dụ như chọn chất liệu nào, cách tiếp cận ra sao. Những bất cập ở SGK cũng có phần nguyên do từ tác giả viết sách, nhưng tôi nghĩ chủ yếu là bất cập từ khâu thiết kế. Chương trình quy định cụ thể việc dạy cái gì. Đó là quy định cứng mà người viết sách phải tuân thủ.
* Nói như vậy có nghĩa tác giả SGK dù biết là bất hợp lý vẫn phải làm theo? Trường hợp tác giả không đồng tình với thiết kế chương trình, kiến nghị thay đổi thì có được không?
- Chuyện tác giả kiến nghị thì cũng có. Ví như ở môn toán của tôi, tôi thấy cần bỏ cả chương số phức vì không cần thiết dạy cho học sinh phổ thông, tôi đã kiến nghị đấy. Họ cũng xem xét nhưng rồi họ nói không thể bỏ cả chương như vậy được. Khi viết chúng tôi đã phải cố gắng để chắt lọc những cái cơ bản, làm nhẹ đi. Nhưng nói chung, tốt nhất vẫn là bỏ hẳn. Cái đó không phải thẩm quyền của chúng tôi - những người viết sách. Trở lại cuốn GD công dân, tôi nghĩ không nên đổ lỗi cho mỗi người viết sách mà vấn đề phải truy lại từ khâu thiết kế, từ quan điểm, mục tiêu GD ở môn học này.
Thất bại trong việc "dạy người"
* Môn GD công dân trong nhà trường hiện nay phải gánh một trọng trách rất nặng là GD đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức công dân... Không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung GD khác nhau cũng bị ấn cho môn GD công dân để "tích hợp", trong khi lại có quá nhiều bất cập như quan niệm coi nhẹ môn học của cả thầy và trò, sự ít đầu tư của nhà quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách thiếu, thời lượng môn học quá ít. Ông có suy nghĩ gì về bất hợp lý này? Phải chăng vì đó là môn phụ nên chịu cảnh đó?
- Không có quy định chính thức nào nói môn này là môn chính, môn kia là môn phụ. GD công dân bị coi là môn phụ vì không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Nhưng có một lý do khác để GD công dân chịu cảnh "môn phụ" vì chính nội dung dạy học khô cứng, không thiết thực. Cái không thiết thực, hấp dẫn thì tất khiến thầy, trò chán nản, chỉ dạy học qua quýt, đối phó.
Gần đây, người ta chê nhiều về GD khi chỉ lo "dạy chữ" thì các nhà trường lại đẩy nhiệm vụ "dạy người" cho GD công dân. Với vai trò quan trọng và cần thiết là "dạy người" nhưng nội dung, phương pháp, giáo viên không đươc đầu tư. Thế nên chuyện "dạy người" vẫn mãi là khoảng trống trong GD phổ thông bây giờ. Chúng ta cứ nói nhiều tới chuyện trẻ con hư. Học sinh từ 6-18 tuổi học trong các nhà trường. Nếu trẻ hư thì ngành GD không thể thoái thác trách nhiệm. Những tiêu cực xảy ra ở lớp trẻ những năm gần đây là minh chứng cho sự thất bại của nhà trường trong việc "dạy người". Tôi nghĩ nếu nhìn ra điều này thì cần có những thay đổi thiết thực chứ không hô hào suông. Thay đổi là thay đổi ở phương pháp GD, nội dung GD.
* Nhiều người hiện nay đều tặc lưỡi cho rằng chương trình - SGK hiện hành sắp đi hết một chu kỳ của nó, chuẩn bị đón cái mới, vì thế không nên nói mãi cái cũ nữa. Ông nghĩ thế nào về điều này?
- Tôi không đồng tình với tư tưởng "thoái trào" cho rằng cái cũ sắp xong thì để qua đi, chờ cái mới đến. Vì như thế là thiếu trách nhiệm với thế hệ học sinh đang học chương trình - SGK cũ. Có rất nhiều vấn đề thấy bất cập, thấy không hợp lý có thể sửa chữa, điều chỉnh ngay, đâu cần chờ một chương trình đổi mới tổng thể. Cụ thể, môn GD công dân hãy bỏ những nội dung xa vời, khó hiểu kia đi. Cách dạy học sinh không phải là truyền lại, đọc lại những bài học lý thuyết mà chủ yếu thông qua hoạt động, thông qua việc tổ chức thảo luận, diễn đàn, những trải nghiệm trong khi dã ngoại, thực tế... Ví như để học sinh thấu hiểu và biết giá trị của việc sẻ chia với cộng đồng trong hoạn nạn, hãy để các em tham gia những hoạt động hữu ích, giúp đỡ người nghèo, người ở vùng xảy ra thiên tai, bão lũ. Muốn các em biết giá trị của lao động thì để các em đi thực tế trong cơ sở sản xuất, khuyến khích các em tự tạo nên sản phẩm.
Tôi biết hiện có nhiều nhà trường đã làm như trên. Nhưng việc này vẫn lệ thuộc vào từng nhà trường, từng thầy cô, không phải la sự thay đổi mạnh mẽ của toàn ngành. Các nhà quản lý GD không dám bỏ đi chương trình GD công dân khô cứng, giáo điều, sáo rỗng để thay thế hẳn bằng cách GD thiết thực hơn. Như thế thì môn GD công dân vẫn không thay đổi được. Nhà quản lý cứ việc hô hào đây là môn học quan trọng, ở dưới thầy, trò vẫn đối phó, dạy học cho xong. Những nội dung chán ngắt không hiểu được thì học vẹt hoặc đối phó bằng nhiều hình thức tiêu cực khác.
Theo VNE
Cấm cơ sở giáo dục giới thiệu, phát hành sách tham khảo Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định về sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Ảnh minh họa Theo đó, sách tham khảo sử dụng trong nhà trường phải phù hợp mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và sách giáo khoa do...