Sách dạy Văn đang bị dung tục hóa?
Đáp án cho một câu hỏi về bài thơ “Tây tiến” là những câu không liên quan đến cảm thụ văn học: “vì có nhiều chiến sĩ bị sốt rét rụng hết tóc, vì có nhiều chiến sĩ cạo trọc đầu…”
Nhiều hiện tượng trong việc dạy và học môn văn thời gian qua cho thấy môn học này ngày càng mất dần sức hút với học sinh.
Một bài văn hay, viết bằng cảm xúc thực, không giống bất cứ khuôn mẫu nào lập tức được dư luận xôn xao là “văn lạ”. Một bài văn miêu tả thực trạng môi trường học đường bị cho là ý thức kém… Những điều ấy đã cho thấy thực trạng đáng buồn trong việc dạy và học văn hiện nay.
HS lớp 12 Trường THPT Lương Văn Can (quận 8, TP.HCM) trong giờ ôn tập môn văn chuẩn bị thi tốt nghiệp
Khiên cưỡng và dung tục hóa
Một giáo viên Trường THCS Đống Đa (Hà Nội) cho rằng trong chương trình dạy môn văn, tác giả biên soạn có vẻ đổi mới, gắn quá khứ với hiện tại để gần gũi với học sinh (HS), nhưng có những yêu cầu hết sức khiên cưỡng, dung tục hóa và làm HS chán ngán.
Ví dụ, sách ngữ văn lớp 6, trang 134, phần luyện tập của bài Kể chuyện tưởng tượng yêu cầu: “Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước”.
Video đang HOT
GS Phong Lê – nhà phê bình, nghiên cứu văn học, chỉ ra rằng trong tài liệu Hướng dẫn dạy văn lớp 12 dùng để bồi dưỡng giáo viên sử dụng phương pháp trắc nghiệm, bài Tây Tiến của Quang Dũng có câu hỏi như sau: “Vì sao tác giả viết: “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc?”.
Câu hỏi trắc nghiệm thì thế, còn các phương án cho học sinh chọn để trả lời hoàn toàn đúng về kỹ thuật nhưng… không có một chút gì liên quan đến cái gọi là cảm thụ văn học: “A. Vì có nhiều chiến sĩ bị sốt rét rụng hết tóc B. Vì có nhiều chiến sĩ cạo trọc đầu C. Vì muốn diễn tả vẻ đẹp oai hùng của đoàn quân”.
Tương tự, bài Rừng Xà Nu: “Bọn giặc bắn đại bác theo lệ nào? A. Mỗi ngày một lần B. Mỗi ngày hai lần C. Mỗi ngày ba lần D. Tùy hứng mỗi ngày”?! Hoặc: “Rừng Xà Nu có ý nghĩa như thế nào đối với làng? A. Che chở cho làng B. Cung cấp gỗ cho làng C. Cung cấp củi cho làng D. Cung cấp nước cho làng”.
Bỏ qua sự yêu thích của người học
Bà Nguyễn Thị Như Hương – giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội, cho rằng: “Đổi thang nhưng không đổi thuốc chính là tình trạng của môn ngữ văn dạy trong trường phổ thông hiện nay”.
Theo bà Hương, không ai phủ nhận những tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường hiện nay rất hay nhưng cái khó nhất mà người trực tiếp đứng lớp mới cảm nhận được, là người học có chịu chấp nhận không. Xưa nay chúng ta bỏ qua yêu cầu HS yêu thích cho nên bao nhiêu tác phẩm chúng ta cho là hay đều trượt khỏi tâm trí lớp trẻ. Do vậy, để giới thiệu cho HS về thời kỳ văn học cổ, quá xa xưa với thời kỳ mà HS đang sống, chỉ nên chọn giới thiệu trong sách giáo khoa những tác phẩm thật đặc sắc nhưng cũng phải phù hợp với khả năng cảm nhận, thẩm thấu của người học. Mục đích chính là để người học biết được đặc trưng văn học nước nhà qua từng thời kỳ.
Một giáo viên dẫn chứng: “Học kỳ 1 của lớp 7 chúng tôi phải dạy gần chục bài thơ cổ với văn bản Hán – Việt. Giáo viên khó mà giúp HS hiểu hết được ý nghĩa của những tác phẩm này chỉ trong thời lượng một, hai tiết học. Ví dụ, bài “Hồi hương ngẫu thư” (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của tác giả Hạ Tri Chương, thật sự bài thơ mang triết lý sống hết sức sâu xa của những người già thời xưa, ngay người lớn còn khó chiêm nghiệm hết ý nghĩa của nó, huống hồ là HS lớp 7″.
Chính vì vậy, GS Phong Lê đề xuất môn văn trong trường phổ thông cần đề cập tới những vấn đề chung của nhân quần, của con người, chứ không phải chỉ của một bộ phận người hoặc của một thời. “Cách mạng, chiến tranh là chuyện lớn nhưng cũng đã trở thành lịch sử sau nhiều chục năm. Cái đó cần, nhưng phải cân đối một tỷ lệ vừa phải. Sách giáo khoa phải thay đổi bằng những nội dung mới. Nếu không sẽ tiếp tục thảm trạng học trò chán môn văn, mà đã chán thì học chỉ là đối phó”, GS Lê phân tích.
Học để đối phó
Chương trình đã vậy, cách giảng dạy của giáo viên, cách thi cử cũng là một yếu tố quan trọng không kém làm cho môn văn trở thành nặng để đối phó với HS.
Nhiều giáo viên cho rằng chỉ có yêu thích thì học trò mới có nhu cầu đọc và muốn được khám phá tác phẩm một cách thực sự. Mọi sự gượng ép chỉ khiến thầy cố thách thức trò và trò đáp lại bằng sự chống đối. Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội nói: “Thực tế dự giờ, tôi thấy có rất nhiều tiết văn, giáo viên cứ bắt HS đi theo đúng hướng mà mình cho là đúng, là hay”.
GS Trần Đình Sử – Tổng chủ biên sách giáo khoa ngữ văn nâng cao THPT, nhận định: “Ở trường THPT phần nhiều vẫn thực hiện lối dạy bắt người học ghi nhớ, học thuộc để ứng phó nhu cầu thi cử bởi cung cách thi cử, ra đề, soạn đáp án, chấm bài, đếm ý vẫn như cũ. Có thể giáo viên ngày nay ít “đọc chép” theo nghĩa đen, nhưng họ vẫn đọc chép dưới nhiều hình thức khác”.
Theo Thanh Niên
Quan điểm của thầy cô về 'bài văn bá đạo'
Cô giáo trường Chu Văn An cho biết: "Toàn bộ bài viết chỉ lí giải nạn bạo lực học đường trong một nguyên nhân chủ quan, phiến diện", còn TS Nguyễn Kim Dung nói: "Chúng ta cần tránh tô hồng mọi thứ và cần phải trân trọng ý kiến của học sinh".
Mấy ngày qua, cư dân mạng đua nhau bình luận về bài văn phân tích vấn nạn bạo lực học đường của em Nguyễn Vũ Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng. Bài văn bị điểm 0 nhưng khiến cộng đồng mạng xôn xao bởi độ hot của nó.
Theo tác giả của bài văn, bạo lực không chỉ dừng lại ở việc học sinh đánh nhau, thầy cô đánh học sinh mà còn ở việc "khủng bố" tinh thần. Tác giả đưa ra một ví dụ cụ thể về việc thiếu quạt mát trong lớp học dẫn đến tình trạng ức chế của học sinh. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: "Việc học trong môi trường thiếu sự mát mẻ khiến con người bị nóng, mất nhiều nước. Đặc biệt là trong mùa hè sẽ khiến học sinh rơi vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khả năng hoạt động của não bộ giảm, ảnh hưởng rất lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế do nóng bức gây ra". Bài văn này của em Nguyễn Vũ Anh đã bị cô giáo cho điểm 0 và phê là thiếu ý thức.
Bài văn lạ cô cho điểm 0, học trò thích thú Tác giả bài văn lạ sắp đi du học Mỹ
Từ khi xuất hiện trên mạng, bài văn đã thu hút được hàng chục nghìn lượt truy cập cũng như bình luận của cư dân mạng. Rất nhiều người cho rằng bài văn đã phản ánh đúng hoàn cảnh môi trường học tập tại các lớp học hiện nay. Nickname Ruồi Rong Ruổi tỏ ra rất thích thú với bài văn này: "Like (thích) mạnh, đi học ngồi bàn đầu thì quạt chẳng bao giờ tới được. Bao giờ trường mình mới đáp ứng được nhu cầu của học sinh cơ chứ". Còn Nickname Hamabeoi đặt câu hỏi: "Vũ Anh đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ, nhìn nhận của mình. Học sinh thường xuyên phải học trong môi trường cơ sở vật chất kém, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một dạng bạo lực. Sao giáo viên lại gạch cả bài văn đi thế nhỉ?".
Trước độ nóng của bài văn "có một không hai này", cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên môn văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho biết: "Về kiến thức, đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề bạo lực học đường, em học sinh này đã sai ngay ở phần dẫn dắt để xác định vấn đề. Toàn bộ bài viết chỉ lí giải nạn bạo lực học đường trong một nguyên nhân chủ quan, phiến diện. Bài viết sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học thay vì phong cách ngôn ngữ chính luận với lối diễn đạt trùng lặp, thiếu khoa học. Về ý thức, bản thân việc lí giải nạn bạo lực học đường bằng nguyên nhân học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học đã cho thấy em này có một xuất phát điểm sai lệch về ý thức. Điều đáng nói hơn là thái độ không nghiêm túc trong môi trường sư phạm, đó là thái độ không tôn trọng với thầy cô giáo khi tạo giọng điệu hài hước, đùa cợt trong việc đánh tráo phong cách ngôn ngữ".
Có cái nhìn khác, TS Nguyễn Kim Dung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (ĐH sư phạm TP.HCM) cho rằng: "Chúng ta cần tránh tô hồng mọi thứ và cần phải trân trọng ý kiến của học sinh. Khi học sinh bức xúc, nói ra những tâm tư, tình cảm, giáo viên phải lắng nghe, tìm hiểu và xem xét lại hành động của mình. Học sinh có quyền nêu những yêu cầu chưa được để nhà trường xem xét. Giáo viên không nên cho rằng ý thức làm bài của học sinh này kém mà cần xem lại cách nhìn của học sinh ấy. Bên cạnh đó, cần phải giúp học sinh có cái nhìn tích cực về cuộc sống để khi gặp phải vấn đề không phù hợp mà vẫn bày tỏ được ý kiến của mình. Đừng bắt chúng tự giải quyết vấn đề mà nhà trường, cha mẹ cần phải quan tâm hơn đến con cái mình".
Buồn khi học sinh thích văn phản cảm Cô Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh: "Nạn bạo lực học đường đang là một vấn đề nhức nhối với cả xã hội, một bài văn thiếu nghiêm túc sẽ gây những hiệu ứng bất lợi cho dư luận xã hội. Thật đáng lo, đáng buồn khi một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là đối tượng học trò của chúng ta phấn khích ủng hộ những bài thi phản cảm, những cách hành xử không phù hợp với môi trường sư phạm
Theo Người Đưa Tin
Cô giáo "sát thủ" ngôn ngữ chat Đó là biệt hiệu mà học trò Trường THCS Trường Chinh (Q. Tân Bình, TPHCM) dùng để gọi cô giáo dạy Văn Nguyễn Thị Khánh Dương. Nữ giáo viên trẻ không hề mệt mỏi cùng học sinh "kiểm soát" ngôn ngữ chat trong môi trường học đường để giữ bản sắc tiếng Việt. Từ những bài văn... thiếu trọn vẹn Bắt đầu từ...