Sách công nghệ giáo dục bị loại: Cần thẩm định lại chương trình?
Ba môn học nằm trong bộ sách công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc ại là Toán lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, ạo đức lớp 1 chính thức bị hội đồng thẩm định SGK theo chương trình mới loại sau 2 vòng thẩm định.
Có ý kiến cho rằng, nên thẩm định cả bộ chương trình mới rồi mới thẩm định SGK
Ngày 15/10, với tư cách cá nhân, PGS.TS Lê Anh Vinh, một phó giáo sư về Toán học, có những phân tích về cuốn công nghệ Toán 1 của GS. Hồ Ngọc Đại. Theo PGS. Lê Anh Vinh, ông đã dành 2 tuần để tìm hiểu kỹ về sách Toán của GS. Hồ Ngọc Đại.
Với những phiên bản có trong tay, PGS. Lê Anh Vinh khẳng định, sách Toán CNGD có cách tiếp cận thống nhất, tập trung vào phát triển tư duy logic của học sinh hơn là thiên về tính toán đơn thuần. PGS. Lê Anh Vinh ví dụ, với phép tính cộng trong phạm vi 10, nếu học theo sách của GS. Hồ Ngọc Đại mà thi tính nhẩm hay làm trắc nghiệm nhanh dễ có nguy cơ thành học sinh kém. Bù lại, học sinh thấy Toán cũng vui, gắn với thực tế. PGS. Lê Anh Vinh nói: “Toán CNGD sẽ dễ nếu chỉ quan tâm đến cộng thật nhanh, thật đúng, nhưng cũng sẽ bị đánh giá là “khó” vì đòi hỏi học sinh phải tư duy, hiểu bản chất vấn đề.
CNGD luôn đề cao việc lấy học sinh làm trung tâm, thầy thiết kế, trò thi công từ vài chục năm trước. Phương pháp thật sự là thế mạnh của CNGD và được thể hiện khá rõ trong sách thiết kế. Tôi từng trao đổi với một số cán bộ Sở GD&ĐT ở các tỉnh triển khai CNGD, mọi người đều khá hài lòng và cho rằng bí quyết quan trọng nhất của CNGD chính là ở khâu đào tạo giáo viên. Rõ ràng, chỉ cần giáo viên tốt, chương trình nào, SGK nào cũng sẽ được triển khai thành công”, ông nói.
Tuy vậy, theo PGS. Lê Anh Vinh, sách CNGD cũng có những hạn chế khá rõ như cần được chú trọng hơn về mặt trình bày để hấp dẫn hơn với học sinh tiểu học, sách chưa dễ dùng để học sinh tự học. Xử lý hai hạn chế này không khó, nhưng cần đầu tư công sức và thời gian.
Cần thẩm định lại chương trình rồi mới thẩm định SGK
Nhà giáo Nguyễn Trung Chính, Hội Tâm lý giáo dục Hải Phòng vừa có thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong thư, ông xin tình nguyện là “thẩm định viên” nghiệp dư để cùng hội đồng hoàn thành việc thẩm định SGK một cách khách quan, khoa học, công tâm. Trong thư, nhà giáo Nguyễn Trung Chính đưa ra 4 điều làm căn cứ cho đề xuất của mình. Trong đó, ông cho rằng, học sinh là nhân vật trung tâm là quan điểm được khởi xướng từ CNGD và nay đã phổ cập rộng rãi. Chương trình mới chắc chắn phải theo quan điểm này. SGK nên cho phép vượt sàn (tối thiểu) để chạm trần (cái tối ưu). Do đó, nên thẩm định cả bộ chương trình mới, không nên để nó trở thành rào cản của sự phát triển của trẻ em đương thời.
Mặt khác, theo nhà giáo Nguyễn Trung Chính, phải tôn trọng sự kế thừa khi thẩm định sách. Đó là ý kiến của hội đồng còn thành quả CNGD trong quá khứ đã được Đảng, Nhà nước đánh giá cao. Vậy lần này SGK mới có kế thừa những ưu việt của CNGD, có kế thừa sự đánh giá cao của các vị lãnh đạo tiền nhiệm hay không?
“Nếu quý vị không vượt qua được khó khăn lúc này, về nhận thức, về tiêu chí, thậm chí vì định kiến cá nhân hoặc lợi ích nhóm, nó làm sai lệch mục đích cao cả công tâm thì xin hội đồng hãy để cho cuộc sống tự thẩm định”, nhà giáo Nguyễn Trung Chính viết.
Trao đổi với báo chí, ông đã kể câu chuyện cách đây 29 năm khi còn là giáo viên tại Hải Phòng. Ông chính là nhân chứng của những kết quả mà CNGD mang lại. Chính vì vậy, nhà giáo Nguyễn Trung Chính khẳng định, nếu quy định cứng nhắc SGK phải khuôn đúng chương trình thì không khuyến khích tư duy đổi mới sáng tạo của người viết sách, là rào cản sự phát triển của học sinh. “Vậy cần thẩm định ngay chương trình rồi hãy thẩm định SGK”, ông nói.
Theo Tiền phong
Video đang HOT
Cần mở thêm diễn đàn cho giáo viên được tham gia thẩm định sách giáo khoa
Giữa cả rừng ý kiến khen chê về bộ sách, chắc chắn Hội đồng thẩm định phải làm việc một cách công tâm, khách quan mới đưa ra những kết quả chính xác được.
Năm học 2020-2021 ngành giáo dục sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh khối lớp 1.
Hiện Bộ Giáo dục đang thẩm định 5 bản thảo bộ sách giáo khoa cho lớp 1 (Ảnh minh họa: VTV)
Trong giai đoạn này, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đã hoàn thành giai đoạn 1.
Bộ sách Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã không đủ tiêu chuẩn lọt vào vòng trong hiện đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.
Bởi, tính đến nay, đã có gần 50 tỉnh thành áp dụng dạy thử nghiệm và có tới hơn 900 nghìn học sinh đã tham gia học sách Công nghệ giáo dục trong vòng 40 năm qua.
Trả lời trên một số tờ báo, một số giáo viên hiện đang giảng dạy ở một số trường học cho biết, sách giáo khoa Công nghệ giáo dục bị loại ngay vòng đầu là sự đáng tiếc cho ngành giáo dục.
Vì những thầy cô giáo này cho rằng, học sinh sau khi học xong chương trình này phát âm tốt hơn, nói chuẩn tiếng Việt hơn và viết chính tả đúng hơn.
Ngược lại trên một số diễn đàn xã hội cũng có không ít giáo viên đang dạy chương trình này lại than thở, kiến thức trong sách Công nghệ giáo dục quá nặng với trình độ học sinh của chúng ta.
Khá nhiều từ ngữ hay câu ứng dụng vô nghĩa, ngô nghê. Học sinh học mệt mỏi, giáo viên dạy vô cùng áp lực...
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là ai?
Giữa cả rừng ý kiến khen chê như thế, chắc chắn Hội đồng thẩm định phải làm việc một cách công tâm mới đưa ra những kết quả chính xác được.
Thông tư số: 33/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; Tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định sách giáo khoa quy định:
Điều 12. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa
1. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa.
2. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.
Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 (bảy) người.
Có thể nói, Hội đồng thẩm định đều là những người có uy tín, có năng lực phẩm chất và có trình độ chuyên môn cao.
Đó là các nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực giáo dục.
Và hầu hết Chủ tịch các Hội đồng thẩm định đều là các Giáo sư hàng đầu trong các lĩnh vực.
Giáo sư Phạm Tất Dong từng ví von: "Một người được công nhận là Giáo sư cũng chưa chắc làm tốt công việc của một hiệu trưởng trường Tiểu học. Đây là nghịch lý của bằng cấp".Nhưng, không phải cứ giáo sư giỏi, nhà quản lý tài ba...đều am hiểu thực tế giảng dạy bậc tiểu học.
Các giáo sư, các nhà quản lý hay các chuyên gia đầu ngành nói về lý thuyết chắc chắn sẽ vô cùng thuyết phục.
Thế nhưng việc giảng dạy ngoài thực tế mới là quan trọng nhất. Và không ai có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
Bởi thế, bên cạnh sự đánh giá độc lập của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa cũng cần có thêm những kênh đánh giá khác như việc lấy ý kiến của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy về các bộ sách giáo khoa để đảm bảo sự khách quan và tính công bằng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng từng nói:
" Đợt này chúng tôi có một đổi mới là lấy ý kiến trực tiếp của các thầy cô đang đứng lớp tham gia vào, không phải là chương trình của một số các chuyên gia...
Ngoài các chuyên gia dự thảo ra còn các thầy cô đứng lớp phải tham gia thông qua giáo viên chủ chốt.
Tới đây, chúng tôi cho phản biện và đặc biệt mời các giáo viên cốt cán ở các địa phương, các trường tham gia từ thành phố cho đến vùng hải đảo để khi chương trình đưa ra viết thì vào cuộc sống.
Chúng tôi có hướng dẫn cách xây dựng chương trình môn học và không phải chỉ là một nhóm các nhà khoa học viết mà chúng tôi sau khi có hướng dẫn, có khung thì mời rộng rãi các giáo viên tham gia để làm sao chương trình sau đó được thẩm định".
Nhưng, cách nào lấy được ý kiến giáo viên trung thực nhất? Đương nhiên không thể phỏng vấn trực tiếp thầy cô giáo.
Bởi, do áp lực về một điều gì đó, có những giáo viên không đưa ra nhận xét thật khi được phỏng vấn mà luôn khen mặc dù bản thân họ không nghĩ như thế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể mở một diễn đàn góp ý công khai trên mạng xã hội, trên một số tờ báo uy tín đặc biệt như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam để giáo viên được tự do nhận xét, bày tỏ quan điểm của mình mà không ngại bị ai để ý (đương nhiên không yêu cầu giáo viên phải nêu tên thật hay tên trường đang dạy...).
Từ những góp ý chân thành của những thầy cô, người làm chuyên môn sẽ có sự tham khảo, chắt lọc, cùng với những nhận xét đánh giá của Hội đồng thẩm định chắc chắn sẽ chọn ra những bộ sách giáo khoa thật sự chất lượng nhất.
Tài liệu tham khảo:
//thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/thong-tu-33-2017-tt-bgddt-quy-dinh-ve-tieu-chuan-quy-trinh-bien-soan-chinh-sua-sach-giao-khoa-381305.aspx
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Tác giả SGK bị loại ở vòng 2: Không tâm phục khẩu phục Đến nay có 11 bản thảo SGK bị đánh giá "Không đạt". Một số tác giả sách bị loại lên tiếng về quyết định của Hội đồng thẩm định. TS Ngô Thị Tuyên tác giả cuốn Đạo đức - Công nghệ 1 bị loại từ vòng 2 cho biết, nhóm tác giả không chấp nhận kết quả của Hội đồng thẩm định quốc...