Sách có ’sạn’ phải truy trách nhiệm cả những người phản biện
Nhiều ý kiến cho rằng những điều không phù hợp trong sách giáo khoa lớp 1 mà dư luận phản ảnh, ngoài trách nhiệm của nhóm làm sách thì cũng đặt vấn đề trách nhiệm của người phản biện.
Học sinh lớp 1 trong giờ học môn tiếng Việt – NGUYỄN LOAN
Nhóm phản biện sách cũng vô trách nhiệm
Nhận định về việc dùng từ ngữ, bài học trong sách lớp 1 mới năm nay, PGS-TS Đoàn Lê Giang (Trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM) phải thừa nhận sách còn tồn tại khá nhiều vấn đề về mặt ngôn ngữ và tính giáo dục.
PGS-TS Đoàn Lê Giang từng nằm trong nhóm biên soạn sách giáo khoa (SGK) môn ngữ văn lớp 10 (hiện nay học sinh (HS) vẫn dùng). Ông Giang cho biết cuốn sách của ông có tới 8 người phản biện.
“Ngoài nhóm làm sách thì theo tôi nhóm phản biện sách cũng vô trách nhiệm. Khi phản biện SGK, dùng chung cho cả nước, dùng để giáo dục HS thì phải phản biện từng ly, từng tí một. Với những bài đọc, bài dịch thấy không hợp lý thì phải truy lại bản gốc để đối sánh, kiểm chứng. Nếu bây giờ sách có lỗi, có “sạn” thì phải truy trách nhiệm của cả những người phản biện”.
Ngôn ngữ dùng trong sách giáo khoa khá “phàm tục”
Về việc dùng từ ngữ trong sách, ông Giang nói: “Khi xem những cuốn sách tiếng Việt của lớp 1 năm nay tôi không hiểu tại sao nhóm tác giả lại có thể đưa những từ ngữ mang tính vùng miền, từ lóng, từ địa phương vào sách nhiều đến vậy. Những từ này đưa vào cho HS lớp 1 là không phù hợp, sau này các em lớn lên học từ sách, từ cuộc đời các em sẽ biết thêm. Trẻ vào lớp 1 vốn từ còn ít, chỉ nên đưa vào những từ ngữ đơn giản, phổ thông và dễ hiểu.
Đặc biệt có những từ rất lạ như “gà nhép”, “gà nhí”, “chén cá” (ăn cá), “tợp mỡ”… đây có thể là khẩu ngữ mang tính khá phàm tục, đưa vào SGK thì rất phản giáo dục. Như từ “gà nhép” có ai sử dụng bao giờ. Việc cho rằng trẻ chưa học đủ vần, đủ từ nên đưa những từ này vào cho phù hợp là vô lý, vì thực tế ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, không thiếu từ để thay thế”.
Tương tự, GS-TS-NGND Bùi Khánh Thế (Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM) cũng cho rằng việc sử dụng ngôn từ để giáo dục HS rất quan trọng, nên khi làm sách phải cân nhắc từng câu từng chữ, không thể qua loa, vội vàng.
Những từ như “cuỗm”, “chén cá”, “tợp” (tợp thức ăn), “bú tí mẹ”… là không phù hợp. Đây là những từ địa phương, từ lóng, văn nói không phù hợp với trẻ con, không nên dạy các em dùng những từ này. Đây là những từ chỉ được một nhóm người nào đó dùng, và dùng trong các trường hợp khá phàm tục, chẳng hạn như “đánh chén” để nói về việc ăn uống.
Với sách lớp 1, theo GS Bùi Khánh Thế, nên bỏ hết những từ này. “Nhiều bài học trong bộ SGK cũ rất hay, nhiều thế hệ HS 20 – 30 năm sau vẫn nhớ, chúng ta hoàn toàn có thể dùng lại để dạy, không nhất thiết phải làm mới hoàn toàn và gượng ép chỉnh sửa các bài học như hiện nay”, ông Thế nói thêm.
Văn hóa dân gian Việt Nam phong phú, sao không sử dụng ?
Về việc SGK lớp 1 sử dụng khá nhiều truyện ngụ ngôn, GS Bùi Khánh Thế cho rằng đưa truyện ngụ ngôn vào dạy phải cân nhắc rất kỹ, vì ý nghĩa của nó thường rất thâm thúy, không tường minh như những câu chuyện khác, trình độ HS ở lớp 1 khó hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu chuyện. Chưa kể việc thay đổi nhân vật, phỏng theo làm mất đi tính giáo dục của truyện gốc. “Mà kho tàng truyện ngụ ngôn rất phong phú, thiếu gì mà chúng ta không tìm được truyện phù hợp”, GS Thế chia sẻ.
Đề cập đến việc biên soạn sách SGK, đặc biệt với sách dùng cho HS lớp 1, nhà văn Nguyễn Quang Vinh chia sẻ: “Nhà biên soạn sách không thế máy móc áp từ mới vào bất cứ câu nào, đoạn văn nào miễn là phù hợp. Những câu, đoạn văn, khúc thơ có sự xuất hiện từ mới phải được lựa chọn vô cùng công phu, bảo đảm những câu văn thật nuột nà, ý tứ thật nhân văn, đoạn văn phải diễn đạt thật trong sáng, thật gần gũi. Muốn thế ” phương tiện” chuyên chở phải thật ngọt ngào, lung linh, lôi cuốn để không chỉ HS nhận mặt được từ mới mà còn là cách để bổ sung nhận thức về cảm quan, xúc cảm làm giàu tâm hồn”. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh đặt vấn đề: “Kho tàng văn hóa dân gian, thơ ca ở nước ta có biết bao câu, đoạn, khổ thơ hay, trong trẻo và gần gũi, tại sao lại phải lấy từ văn học nước ngoài, tại sao lại phải ‘phỏng theo?’ “.
Nguyễn Loan – Bích Thanh
Đại học Việt thiếu vắng trầm trọng sinh viên quốc tế
'Thu hút sinh viên nước ngoài năm nay rất khó, đến giờ chỉ vỏn vẹn được khoảng 7 bạn', trưởng phòng công tác sinh viên Khoa quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, than.
Hơn 150 sinh viên quốc tế đến tham dự chương trình Trải nghiệm lãnh đạo toàn cầu của Trường ĐH RMIT năm 2019 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Không ít trường ĐH Việt Nam mỗi năm thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế đến học tập theo nhiều chương trình khác nhau. Đang trên đà thành điểm đến du học cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhiều trường lại gặp "hòn đá tảng" mang tên COVID-19.
Hằng năm, khoa Việt Nam học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đón hàng ngàn sinh viên nước ngoài đến học các chương trình về ngôn ngữ và văn hóa Việt.
PGS.TS Đoàn Lê Giang - trưởng khoa Việt Nam học - cho biết đến thời điểm hiện tại dù đã vào học kỳ mới, khoảng 50% sinh viên chính quy năm 2, năm 3 của khoa vẫn chưa sang Việt Nam nhập học. Các bạn chủ yếu là người Hàn, về nước từ tháng 2, 3-2020 khi dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á.
Giảm một nửa
Với khóa mới 2020 - 2021, khoa Việt Nam học chỉ đón khoảng 45 tân sinh viên, hụt gần phân nửa so với mọi năm. Đa số sinh viên năm nhất nhập học đang sống dài hạn cùng gia đình ở Việt Nam, các bạn từ những nước lân cận đăng ký sang học gần như không có.
Ông Giang cho biết những con số trên chỉ là của các sinh viên chính quy, tức học toàn chương trình ở Việt Nam. Còn sinh viên quốc tế theo học chương trình 2 2, tức 2 năm ở nước ngoài, 2 năm ở Việt Nam, cũng gặp gián đoạn thời gian dài.
"Học kỳ 2 năm trước chưa đưa được các bạn sang đây, học kỳ 1 năm nay cũng vậy" - ông Giang nói. Những đoàn sinh viên sang trao đổi 2-3 tuần, các bạn đăng ký lớp tiếng Việt ngắn hạn hằng năm rất đông nhưng năm nay thiếu vắng trầm trọng.
TS Nguyễn Trung Hiển - trưởng phòng công tác sinh viên Khoa quốc tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho biết thu hút sinh viên nước ngoài năm nay rất khó, đến giờ chỉ vỏn vẹn được khoảng 7 bạn.
"Dù Việt Nam khống chế dịch tốt nhưng nhiều đường bay quốc tế vẫn chưa được kết nối. Vì vậy, một số bạn có ý định từ trước vẫn mông lung chưa biết có thể sang trong học kỳ này hay không. Nhiều bạn tỏ ra không còn hào hứng như trước nữa" - ông Hiển nói.
Ông Hiển cho biết thêm năm 2019 trường đón 3 đoàn sinh viên trao đổi tín chỉ từ Mỹ, Úc và Canada với hơn 100 sinh viên. Năm nay, các hoạt động này đứng im, kể cả các chuyến học tập trải nghiệm (Study tours) hay trường hè (Summer schools).
"Một số sinh viên quốc tế còn ở Việt Nam đang gặp vài vấn đề về gia hạn visa. Nhà trường cũng đã hỗ trợ các bạn làm thủ tục xuất nhập cảnh theo yêu cầu" - ông Hiển nói.
Thuê máy bay đưa sinh viên về nước
Năm 2019, Trường ĐH FPT đón khoảng 1.000 sinh viên quốc tế, chủ yếu từ các ĐH có hợp tác với trường đến Việt Nam tham gia các chương trình trao đổi tín chỉ. Du học sinh chủ yếu từ Nhật, Úc, Malaysia, Đài Loan... TS Lê Trường Tùng - hiệu trưởng nhà trường - cho biết năm nay mọi hoạt động hợp tác quốc tế tắc cả hai chiều.
Đầu năm 2020, nhiều sinh viên quốc tế trong các chương trình trao đổi đang học tại Trường ĐH FPT ở Việt Nam thì COVID-19 bùng phát. Cùng lúc, nhiều sinh viên trường này cũng đang trao đổi tại Nhật, Malaysia. Trước nguy cơ "kẹt" lại dài hạn, trường phải làm việc cùng đối tác, đưa ra các kịch bản và chốt kết thúc chương trình, cho sinh viên về nước sớm.
Để đưa sinh viên hồi hương, các trường ĐH quốc tế phải lo ngay thủ tục và chi phí. Riêng Trường ĐH FPT thuê hẳn một máy bay chở gần 100 sinh viên, giảng viên từ Nhật về lại Việt Nam vào tháng 4-2020, trước khi các lệnh "đóng cửa" hàng không quốc tế có hiệu lực.
Với ĐH RMIT Việt Nam, nhiều sinh viên, giảng viên bị "kẹt" ở Úc trong nhiều tháng. GS Peter Coloe, hiệu trưởng nhà trường, cho biết sau thời gian dài lên kế hoạch, mới đây trường liên kết tổ chức một chuyến bay khởi hành từ Melbourne (Úc) chở 270 hành khách, gồm nhiều giảng viên và sinh viên RMIT muốn trở về Việt Nam sau thời gian trao đổi tại Melbourne. Toàn bộ hành khách đều âm tính virus corona từ 3-7 ngày trước khi bay. Sinh viên sau khi hạ cánh tại Vân Đồn (Quảng Ninh) được cách ly.
"ĐH RMIT đang phối hợp với các cơ quan chức năng để cán bộ giảng viên và sinh viên của trường có thể đáp các chuyến bay thương mại - trung chuyển qua các nước châu Á như Singapore và Hàn Quốc - trở về Việt Nam vào đầu tháng 10 trước khi học kỳ mới bắt đầu" - ông Peter Coloe nói.
Giải pháp tình thế: dạy học online
PGS.TS Đoàn Lê Giang cho biết với các sinh viên năm 2 - 3, trường buộc lòng tiếp tục dạy online toàn phần do chỉ phân nửa sinh viên quốc tế đang ở Việt Nam. Ông Giang cho biết dạy online tiện lợi nhưng chất lượng không thể bằng trực tiếp. Với ngôn ngữ khó như tiếng Việt, việc quan sát kỹ khẩu hình miệng của thầy cô khi giảng bài rất quan trọng, đặc biệt với những sinh viên còn yếu. Do vậy, nếu chỉ học qua màn hình máy tính thì chưa thật sự đủ. "Thầy cô thường phải gửi nhiều văn bản, tài liệu cho học sinh tự học, cho các bạn nghe và nghiên cứu thêm" - ông Giang nói.
TS Lê Trường Tùng cho biết nhà trường vẫn đang cung cấp các chương trình online cho sinh viên quốc tế không thể sang Việt Nam. Tuy nhiên, ông Tùng thừa nhận cách thức này không đem lại nhiều ý nghĩa lớn do sinh viên không thể trải nghiệm về văn hóa, xã hội như một sinh viên trao đổi thường có được.
Thiếu giáo viên nước ngoài
Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam đang "than" vì thiếu giáo viên nước ngoài khi không có nguồn nhân sự mới trong bối cảnh dịch COVID-19 nhiều tháng qua. Trưởng phòng truyền thông một hệ thống Anh ngữ lớn ở TP.HCM cho biết chỉ riêng hơn 10 trung tâm ở TP.HCM của họ đã thiếu hơn 50 giáo viên bản xứ. Nếu tính cả các trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẵng, trung tâm này thiếu gần 200 giáo viên nước ngoài. Nguyên do là nhiều giáo viên hết hạn đã có ký trước hợp đồng với trung tâm khác trong hoặc ngoài nước. Trong khi đó, "nguồn cung" không được bổ sung do những khó khăn về di chuyển vì đại dịch.
TS Ngữ Văn Trịnh Thu Tuyết góp một cách nhìn về sách Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều Hai vấn đề nóng nhất xung quanh cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - bộ Cánh Diều, theo TS Trịnh Thu Tuyết, là cách thức tuyển chọn ngữ liệu và việc sử dụng ngôn từ trong các bài đọc. Theo TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An - Hà Nội), những người quan tâm tới giáo...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025