Sách chi chít chữ của học sinh Nhật đạt điểm tối đa môn Sử
Cuốn sách được viết dày đặc chú thích và hệ thống hóa bằng giấy nhớ giúp một thí sinh đại học đạt điểm tối đa.
Học sinh của Yusuke Suzuki tận dụng mọi khoảng trống trong cuốn sách để chú thích.
Tuần trước, học sinh khắp Nhật Bản tham dự kỳ thi Center Test, có chức năng như một phần chính của tiêu chuẩn tuyển sinh cho nhiều trường đại học Nhật Bản, theo Sora News 24 ngày 18/1. Giống như kỳ thi SAT của Mỹ, Center Test kiểm tra kiến thức sâu rộng và khá thử thách, nhằm so sánh trình độ của các thí sinh. Ngoài kỳ thi diễn ra giữa tháng 1 hàng năm, thí sinh còn phải tham gia một kỳ thi riêng của trường đại học trước khi trở thành sinh viên.
Yusuke Suzuki, giảng viên của nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra trực tuyến Manabi Aid đã lên Twitter một số hình ảnh sách ôn tập của học sinh đạt điểm tối đa trong môn Lịch sử của kỳ thi Center Test năm nay.
Tập tài liệu dày đặc chữ này vốn là cuốn lịch sử thế giới trong bộ sách Ichimon Itto của nhà xuất bản Toshin với tựa “Hỏi và trả lời nhanh”. Học sinh chăm chỉ nhận ra rằng việc ôn luyện không đơn giản là lật qua các trang sách. Bạn phải tìm cách đưa kiến thức vào đầu, cân nhắc cách trình bày trực quan, đồng thời ghi chép và bổ sung thông tin để đảm bảo hiểu sâu sắc vấn đề. Đối với một số phần, học sinh này sử dụng giấy nhớ dán đè kín trang sách.
Những bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Đa số cảm thấy nể phục và trân trọng công sức của người sử dụng tập tài liệu. “Thật giống một tác phẩm nghệ thuật thị giác”, “Nó không dừng lại ở một cuốn sách giáo khoa mà bắt đầu biến thành ma thuật”, mọi người không ngừng bình luận.
Cuốn sách trở nên dày hơn bình thường.
Video đang HOT
Họ mong học sinh vào được trường đại học yêu thích sau nỗ lực ôn thi, có thể trở thành giáo viên hoặc nhà nghiên cứu – những nghề nghiệp đòi hỏi truyền cảm hứng học tập cho người trẻ về lịch sử thế giới.
Tuy nhiên, không phải ai cũng dành lời khen cho thí sinh này. Một số người băn khoăn liệu phương pháp ghi chú đầy đủ có thực sự là cách để nhớ kiến thức tốt nhất, hay nên thu hẹp phạm vi và chỉ lọc nội dung cần thiết cho kỳ thi.
Theo VNE
SGK mới, học sinh sẽ học gì?
GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Chủ biên chương trình Lịch sử mới cho biết : "Nếu như trước đây, học sinh học Lịch sử buộc phải nhớ máy móc các sự kiện với dằng dặc số liệu như ngày tháng năm, bao nhiêu người chết, bắn bao nhiêu máy bay rơi... thì trong chương trình mới sẽ không học theo phương thức đó".
Trong Chương trình mới, học sinh THCS sẽ học tích hợp Lịch sử và Địa lý. Ảnh: Nguyễn Hà.
Theo GS Tung, với môn Sử, học sinh sẽ không phải học từng cuộc chiến, sự kiện lịch sử cụ thể mà chương trình được thiết kế theo những mạch kiến thức xuyên suốt, tích hợp và phân cấp hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Không học đi học lại sự kiện
Thưa ông, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác biệt so với chương trình cũ?
Toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Chương trình thay đổi cả về cấu trúc, nội dung và cả cách tổ chức dạy học. Chúng ta không truyền thụ kiến thức theo hướng một chiều, áp đặt mà làm sao dẫn dắt để học sinh thấy rằng việc tiếp nhận kiến thức là việc của các em.
Để hình thành, phát triển năng lực học sinh, trước hết chú trọng năng lực hiểu và sử dụng tư liệu. Đây là năng lực gốc, có ích cho nhiều ngành khoa học khác và trong cuộc sống. Ví dụ, khi học sinh nhận một thông tin, các em phải biết cách nhận diện được đâu là thật, đâu là giả. Ngoài ra, năng lực tái hiện quá khứ; năng lực phân tích, giải thích và đánh giá lịch sử và năng lực vận dụng những bài học lịch sử đó trong thực tiễn.
Mục tiêu của môn học trong chương trình mới làm sao giúp học sinh hiểu được bản chất của các sự kiện và quá trình lịch sử. Học sinh sẽ được hướng dẫn để hiểu bản chất của chiến tranh, hiểu được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa để hướng tới những giá trị nhân văn, tốt đẹp, yêu hòa bình, tránh các cuộc chiến tranh, xung đột trong tương lai. Bởi chiến tranh bao giờ cũng để lại nỗi đau và nhiều mất mát.
Cụ thể, cách bố trí chương trình xuyên suốt 12 năm học được sắp xếp lại thế nào, thưa GS?
Chương trình cũ, cấp 1, học từ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới từ đầu cho đến ngày nay. Cấp 2 lại quay lại 1 vòng như thế, nhưng sâu hơn một chút; đến cấp 3 cũng vậy. Học đi học lại như vậy, học sinh sẽ rơi vào nhàm chán, không muốn học nữa.
Trong chương trình mới, ở cấp 1, lịch sử Việt Nam vẫn được giữ nguyên cấu trúc từ thời nguyên thủy đến ngày nay nhưng thay vì kể từ A-Z thì nay chúng ta chọn điểm. Ví dụ, học về lịch sử cổ đại, có thể chỉ giới thiệu 1 cái trống đồng. Giáo viên chiếu trống đồng lên màn hình, từ đó kể nhiều câu chuyện xung quanh trống đồng bao gồm: thời gian, văn hóa, địa lý, sản xuất... Đến giai đoạn lịch sử hiện đại có thể chỉ giới thiệu hình ảnh anh Kim Đồng, Vừ A Dính; Lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước chỉ giới thiệu đến Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... khuyến khích sự say mê, yêu thích của các em, rồi mới mở rộng dần thêm.
Ở cấp THCS, Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Thế giới được đặt cạnh nhau để trong cùng một thời gian, học sinh hiểu được ở Việt Nam diễn ra những điều gì, thế giới ra sao. Hàm lượng kiến thức tương đối cơ bản nhưng ở giai đoạn này chương trình có sự tích hợp rõ nét giữa Lịch sử và Địa lý. Tuy nhiên, hai môn học đặt cạnh nhau với những luồng kiến thức gần gũi nhau để soi sáng, hỗ trợ nhau chứ chưa "trộn" lẫn vào nhau một cách nhuần nhuyễn. Duy chỉ có 4 chủ đề được gợi ý được bố trí vào 4 lớp cấp THCS là: phát kiến địa lý, đô thị, biển đảo Việt Nam và châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Đây là những chủ đề mà nội dung Lịch sử và Địa lý có thể "trộn" lẫn, nhuần nhuyễn, giáo viên sử địa đều dạy được.
Riêng cấp THPT, chương trình được đổi mới hoàn toàn. Lịch sử Việt Nam, Lịch sử khu vực và thế giới được bố trí theo những chủ đề. Ví dụ, chủ đề về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. Nói như vậy, sẽ có hàng chục cuộc chiến tranh. Giáo viên có quyền lựa chọn khoảng 3-5 cuộc chiến để giới thiệu với học sinh, thông qua đó giúp học sinh tìm hiểu và nắm được những bài học có tính quy luật, xuyên suốt lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta... Hay các chủ đề có định hướng ứng dụng, hướng nghiệp như: sử học với bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử, phát triển du lịch...
Sẽ tích hợp liên môn Sử - Địa?
Như vậy, sắp tới sẽ có một cuốn sách giáo khoa tích hợp kiến thức liên môn Lịch sử và Địa lý, thưa GS?
Tích hợp sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý thành 1 cuốn hay 2 cuốn các chuyên gia còn phải bàn. Việc học tích hợp là cần thiết tuy nhiên cái khó là giáo viên chưa được đào tạo sư phạm dạy tích hợp. Giáo viên dạy Lịch sử lâu nay vẫn dạy Sử, nếu dạy cả Địa lý thì chưa yên tâm. Còn môn Lịch sử và Địa lý nhưng 2 người dạy thì cách đảm bảo chế độ, quyền lợi cho các thầy cô thế nào (trả lương, tính thi đua khen thưởng...).
Nói như vậy, thầy cô phải thay đổi như thế nào mới dạy học được chương trình Lịch sử mới?
Then chốt để giúp công cuộc đổi mới thành công vẫn là giáo viên. Bộ GD&ĐT, các trường sư phạm, chuyên gia phải tổ chức tập huấn cho giáo viên. Bản thân các thầy cô, khi đã chấp nhận mình làm nhà giáo thì phải nghĩ đó là nghề sáng tạo, tự nâng cao năng lực của mình, chấp nhận sự đổi mới chứ không thể soạn 1 cuốn giáo án dạy năm này qua năm khác. Nếu không, toàn bộ công cuộc đổi mới này sẽ là phiêu lưu, người trả giá sẽ là nhiều thế hệ học trò.
Xin cảm ơn ông!
"Chương trình không lựa chọn sự kiện, cuộc chiến nào mà học sinh được thoải mái tìm hiểu. Giáo viên cũng được tự lựa chọn các cuộc chiến trong một giai đoạn lịch sử nào đó để dạy học".
GS Phạm Hồng Tung,
Chủ biên chương trình Lịch sử mới
Theo TPO
Môn Toán rất quan trọng nhưng không dạy học trò lòng yêu nước! Hậu quả của cách thi cử, đánh giá hiện nay đối với môn sử chúng ta đã thấy rõ. Học trò đạt kết quả cao sẽ thuộc về 3 kiểu người. Giáo sư Vũ Minh Giang nhận định: "Chúng ta dạy như thế thì hỏi sao học trò không chán môn Lịch sử. (Ảnh: Giáo sư Vũ Minh Giang cung cấp) Lâu nay...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giao thông ùn tắc
Tin nổi bật
13:10:25 31/03/2025
Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?
Pháp luật
13:04:19 31/03/2025
Sao nam "ế số 1 showbiz" khiến MXH dậy sóng khi tuyên bố 1 câu về chuyện kết hôn
Sao châu á
13:03:49 31/03/2025
Người mệt mỏi nhất trong mớ bòng bong tình ái của ViruSs và dàn người đẹp
Sao việt
12:52:38 31/03/2025
Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc
Thế giới
12:52:14 31/03/2025
Người phụ nữ trung niên bằng mọi giá mua được căn nhà vì quá mê khu vườn, thành quả khiến ai đặt chân đến đều thấy xóa tan hết mọi muộn phiền trên đời
Sáng tạo
12:51:39 31/03/2025
"Bắc Bling" và những MV của nghệ sĩ Việt gây sốt: Cao nhất 600 triệu view
Nhạc việt
12:38:18 31/03/2025
Tý sự nghiệp lên như diều gặp gió, Tỵ được quý nhân giúp đỡ ngày 31/3
Trắc nghiệm
12:34:16 31/03/2025
Nhan sắc cá tính và gu thời trang gợi cảm của tân Hoa hậu Hòa bình Thái Lan
Phong cách sao
12:31:01 31/03/2025
Cách làm cơm tấm sườn nướng tại nhà ngon chuẩn vị
Ẩm thực
12:02:48 31/03/2025