Sách cảnh báo mặt trái của công nghệ
Trong guồng quay của thế giới hiện đại, sự phát triển của công nghệ là điều then chốt thúc đẩy xã hội đi lên. Thế nhưng điều gì cũng có hai mặt được – mất song hành.
Kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò quan trọng, tạo nên những bước phát triển đột phá của xã hội loài người. Điều này càng đúng trong thế giới hiện đại khi công nghệ dần trở thành trụ cột cho sự phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực trên thế giới.
Thực tế, công nghệ ngày nay, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0, đã mang lại cho chúng ta bước tiến vượt bậc cùng nguồn tri thức khổng lồ. Nhưng nó cũng gieo xuống mầm mống nguy hại.
Cuốn sách Mặt trái của công nghệ (tác giả Peter Townsend) liệt kê ra hàng loạt các phát kiến về công nghệ trên thế giới cùng những mặt không mong muốn của chúng. Nếu không có sự thay đổi về nhận thức cũng như hành động thì mọi chuyện có thể dần chuyển biến tồi tệ hơn.
Tác giả cảnh báo những điều này có thể xuất hiện trong tương lai không xa. Ở khía cạnh tích cực, con người đang dần nhận ra các mối nguy hại và đã có hành động bước đầu để hạn chế những chuyển biến xấu đó.
Công nghệ giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng nó cũng đem tới nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Video đang HOT
Với 15 chương, nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều câu chuyện cụ thể như: Việc con người biết sử dụng than đá, phát triển mạnh khai thác khoáng sản, nhưng lại làm thay đổi điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu, nhiều thiên tai gây ra cho nhân loại.
Bên cạnh đó, các phát minh, sáng chế liên quan đến chữ viết, giấy, da, thuốc kháng sinh, phim ảnh, mạng xã hội… cũng được nhắc tới chi tiết. Ngoài lợi ích vô cùng to lớn mà chúng mang đến cho con người thì cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, văn hóa hay sự an toàn thông tin trong xã hội.
Tác giả Peter Townsend là giáo sư danh dự Vật lý Thực nghiệm về Kỹ thuật tại Đại học Sussex, Anh. Ông cảnh báo, công nghệ có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng không nên hoàn toàn phụ thuộc và bị động trước chúng.
Chúng ta cần tích cực dự báo rủi ro để có biện pháp đề phòng trước những thách thức, mặt trái mà công nghệ mang lại. Điều này có thể xuất phát cả do lòng tham cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của con người về công nghệ.
Tiêu biểu, ngày càng có nhiều trẻ em hiện nay thích ở yên trong nhà xem tivi, chơi iPhone, iPad hơn là ra ngoài đi chơi cùng bạn bè hoặc tham gia các hoạt động cùng gia đình.
Hoặc nghiêm trọng hơn là việc môi trường đang ngày càng ô nhiễm, trái đất nóng dần lên, băng ở hai cực đang tan dần với tốc độ đáng báo động vì lượng xe cộ cũng như số lượng nhà máy công nghiệp tăng lên quá nhiều…
Cuốn Mặt trái của công nghệ sẽ giúp chúng ta nhận biết đầy đủ về những hạn chế của công nghệ cũng như ảnh hướng của chúng tới cuộc sống hàng ngày.
Google và Apple bắt tay ra mắt công nghệ cảnh báo lây nhiễm Covid-19
Hai đối thủ lớn cùng bắt tay để điện thoại Android và iOS làm việc suôn sẻ với nhau trong công cuộc phòng dịch Covid-19.
Google và Apple, hai công ty được xem là đối thủ của nhau, vừa chính thức cùng tung ra công nghệ Thông báo Lây nhiễm (Esposure Notification), giúp các máy Android và iOS kết nối suôn sẻ với nhau trong nỗ lực phòng tránh Covid-19 của các chính phủ.
Hai công ty sẽ cung cấp API cho các tổ chức y tế chính thức của các quốc gia, nhằm giúp họ xây dựng mới hay cập nhật công nghệ này vào phần mềm theo dõi lây lan dịch bệnh có sẵn.
Google và Apple lần đầu bắt tay nhau trong công cuộc phòng chống Covid-19 toàn cầu.
Những người có cài đặt ứng dụng sử dụng công nghệ Thông báo Lây nhiễm này sẽ nhận được thông báo nếu họ tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19, tất nhiên bệnh nhân Covid-19 này cũng phải cài đặt ứng dụng và khai báo nhiễm bệnh.
Công cụ này sử dụng kết nối Bluetooth để các điện thoại kết nối với nhau. Do cùng được phát triển bởi Google và Apple nên nó được cho là sẽ giúp các điện thoại Android và iOS giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
Trong sự kiện được hai công ty đồng tổ chức trực tuyến hôm nay 21/5, người đại diện của hai công ty cho biết trong giai đoạn Covid-19 diễn ra, họ thường xuyên nhận được các yêu cầu hỗ trợ do có sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình các công ty, tổ chức xây dựng ứng dụng theo dõi dịch bệnh.
Cụ thể, lỗi kỹ thuật thường xảy ra nhất là hai điện thoại dùng Android và iOS không kết nối với nhau suôn sẻ. Thứ hai, việc kết nối thường xuyên giữa các điện thoại có thể gây hao pin điện thoại. Ngoài ra, việc mỗi quốc gia xây dựng một ứng dụng khác nhau khiến các ứng dụng này không giao tiếp được với nhau, nên người dùng quốc gia này sẽ không nhận biết được có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh ở quốc gia khác hay không, trong trường hợp họ đi du lịch hay công tác nước ngoài.
Thêm vào đó, vị đại diện cho rằng một ứng dụng càng có nhiều người dùng thì độ chính xác và dữ liệu phòng dịch sẽ tăng lên.
Cả Google và Apple đều cho rằng cú bắt tay giữa họ sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên. API này là kết quả làm việc của đội ngũ kỹ sư của cả hai công ty, do đó đảm bảo tính tương thích hệ thống nội bộ lẫn tương thích chéo giữa hai nền tảng smartphone lớn nhất hiện tại.
Hai công ty cho biết thông tin của người dùng sẽ được mã hoá, để người dùng khác hay cả Google và Apple đều không nắm được.
Dù vậy, họ cũng khẳng định API này là một công cụ bổ sung vào ứng dụng hiện tại do các quốc gia phát triển, không phải một công cụ để thay thế các ứng dụng hiện tại. Do đó, có thể hiểu rằng mỗi tổ chức y tế của từng quốc gia có thể tự xây dựng các tính năng, giao diện cho riêng mình.
Hiện tại, theo Google và Apple, có 22 quốc gia đang yêu cầu sử dụng bộ API nói trên, và có thể tăng lên trong thời gian tới. Bộ API hiện chỉ được cung cấp cho tổ chức y tế của các chính phủ, chưa cung cấp rộng rãi cho đối tượng khác.
100 triệu người dùng Android cần xóa ứng dụng 'rất nguy hiểm' Sau một thời gian dài với nhiều cảnh báo, Google đã gỡ bỏ một ứng dụng bảo mật khỏi Play Store mà các nhà nghiên cứu mô tả là "Rất nguy hiểm". SuperVPN đã thu hút đến hơn 100 triệu người dùng Theo Forbes, ứng dụng có tên SuperVPN được phát hiện rủi ro kể từ năm 2016 nhưng gần đây Google mới...