Sách bổ trợ núp bóng SGK: Ai dung túng?
Bộ GD&ĐT nói không được ép học sinh mua sách tham khảo, nhưng tại nhiều trường học, sách tham khảo, bổ trợ được trộn chung sách giáo khoa khiến không ít phụ huynh tưởng tất cả là sách bắt buộc.
Phụ huynh bó tay trước số lượng SGK và sách bổ trợ được trộn chung Ảnh: Như Ý
Có con năm nay lên lớp 3, chị Nguyễn Thị Hằng (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nói rằng, từ cuối năm học trước, chị đã nhận được thông báo mua SGK cho con. Trong thông báo này có 3 mục: SGK và sách bổ trợ, thiết bị tối thiểu và sách tự chọn. SGK và sách bổ trợ có 25 đầu sách trị giá 456.400 đồng. Hồi con học lớp 2, chị Hằng nhận thấy có một số đầu sách cả năm con không dùng đến. Vì thế, năm nay, chị thắc mắc với ban giám hiệu nhà trường và được giải thích trường làm theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội giải thích, sở dĩ phải có sách bổ trợ vì hiện nay các trường đều triển khai chương trình nhà trường do từng địa phương lựa chọn và được dạy lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hà Đông (Hà Nội) thừa nhận, học sinh không nhất thiết phải mua những sách bổ trợ đó.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Hà Nội, ngày 18/5, Sở GD&ĐT Hà Nội có Công văn số 1515 gửi các Phòng GD&ĐT, các trường THPT trực thuộc. Trong văn bản này, Sở GD&ĐT đưa ra danh mục sách từ lớp 1 đến lớp 12 mà NXB Giáo dục Việt Nam gửi đến các Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục và các đơn vị trực thuộc tổ chức đăng ký đặt mua theo nhu cầu trên tinh thần tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh.
Ngoài các sách theo quy định, các trường không được tổ chức để bắt buộc học sinh mua thêm các loại sách, tài liệu tham khảo khác, các loại vở và học liệu khác. Tuyệt đối không lạm dụng việc thu nộp từ phụ huynh học sinh làm ảnh hưởng uy tín và công tác quản lý của nhà trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, văn bản của Sở GD&ĐT có kèm theo công văn của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội với danh sách các loại sách từ lớp 1 đến lớp 12 mà phụ huynh cần mua, gồm cả SGK và sách bổ trợ. Danh sách không phân biệt đâu là SGK, đâu là sách bổ trợ.
Nguyên nhân
Đại diện Phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm cho biết, không có quy định nào bắt buộc phụ huynh mua SGK hay sách bổ trợ. Trong văn bản gửi các trường, Phòng Giáo dục đều yêu cầu các trường lựa chọn danh mục sách phù hợp với nhu cầu dạy và học tại đơn vị mình để phụ huynh học sinh đăng ký. Phụ huynh có thể đăng ký mua ở trường hoặc bất kỳ đâu.
“Ban hành văn bản là để đảm bảo học sinh có sách. Còn lựa chọn sách nào, mua hay không mua thì không ép buộc học sinh”, vị đại diện này nói. Tuy nhiên, theo phản ánh của chị Hằng, nếu đăng ký mua ở trường, đối với sách bổ trợ và SGK, phụ huynh phải mua theo danh sách đã quy định, không được lựa chọn mua cuốn nào và bỏ cuốn nào.
Trong khi đó, đại diện Phòng Giáo dục Bắc Từ Liêm nói rằng, sách bổ trợ và sách tự chọn không bắt buộc học sinh phải mua. Tuy nhiên, trước câu hỏi tại sao không tách bạch SGK và có chú thích sách bổ trợ không bắt buộc phải mua, vị đại diện này cho rằng, đó là quyền lựa chọn của phụ huynh. Vị này cũng thừa nhận danh mục NXB Giáo dục Việt Nam đưa xuống còn nhiều hơn, phòng đã bỏ đi một số cuốn.
Theo tài liệu mà phóng viên có được, trong công văn của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Hà Nội gửi các Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS, THPT tại Hà Nội, số lượng SGK và sách bổ trợ từ lớp 2 tới lớp 9 dao động từ 30 đến 40 cuốn. Các lớp bậc THPT là 34 cuốn. Theo lý giải từ phía đơn vị phát hành, sách bổ trợ là tên gọi chung cho vở bài tập ở cấp tiểu học, sách bài tập ở cấp THCS và THPT. Loại sách này nằm trong tổ hợp SGK trong SGK chương trình giáo dục phổ thông năm 2000.
Những năm đầu tiên khi mới thay sách, sách bổ trợ được Bộ GD&ĐT đưa vào danh mục chung (gồm cả sách học sinh và sách giáo viên) thành tổ hợp SGK để hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng. Sau đó, trong danh mục SGK hướng dẫn các cơ sở của Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra sách học sinh và sách giáo viên.
Vở bài tập và sách bài tập được đưa vào danh mục sách bổ trợ được Bộ GD&ĐT công bố riêng để các cơ sở giáo dục tự chủ lựa chọn sử dụng. Theo Công văn số 1752 của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2010, sách bổ trợ từ tiểu học đến THPT có 165 tên sách. Đến năm học 2017-2018, số lượng này tăng lên 291. NXB Giáo dục Việt Nam khẳng định, những cuốn sách bổ trợ này đều đã được Bộ GD&ĐT thẩm định.
Dù NXB Giáo dục Việt Nam hay các cơ quan quản lý giáo dục đều khẳng định, sách bổ trợ chỉ có tính chất tham khảo, phụ huynh, học sinh có quyền quyết định chọn mua hay không, Sở GD&ĐT cũng nghiêm cấm các hình thức bắt ép mua các loại sách dưới mọi hình thức, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo tài liệu mà phóng viên Ti ề n Phong có được, trong thông báo gửi đến phụ huynh, không có chữ nào nói rằng đây là sách bổ trợ và là sách tự nguyện. Bộ GD&ĐT cũng không có quy định nào yêu cầu NXB, các Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT phải tách riêng SGK và sách bổ trợ.
Sở GD&ĐT TP.HCM nói gì về thông tin lao công nhận tiền viết sách?
Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM và công ty phát hành sách đều khẳng định nhân viên lao công, phục vụ của Sở GD&ĐT TP.HCM chỉ nhận thù lao liên quan việc hỗ trợ viết sách tham khảo.
Trao đổi với Zing sáng 23/7, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, nói những thông tin cho rằng một số cá nhân trong tổ lao công, phục vụ của sở nhận thù lao biên soạn sách giáo khoa (SGK) mới là không chính xác.
"Việc nhận thù lao của những người này là giao dịch cá nhân và liên quan viết sách tham khảo thời gian trước đây, không liên quan việc viết SGK chương trình phổ thông mới", ông Trung khẳng định.
Bộ sách Chân trời sáng tạo do NXB Giáo dục Việt Nam phối hợp Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức biên soạn vướng phải nhiều lùm xùm. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam.
Trao đổi với Zing về vấn đề này, bà Trần Thị Kim Nhung, quyền Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Gia Định (công ty con của NXB Giáo dục Việt Nam), cho biết bà và phía công ty rất mệt mỏi khi những thông tin về cá nhân của Sở GD&ĐT TP.HCM nhận thù lao viết sách liên tục bị đào xới một cách sai sự thật.
"Không có chuyện lao công, phục vụ, nhân viên kỹ thuật nào của Sở GD&ĐT TP.HCM nhận tiền để làm SGK cả. Đây là thông tin không đúng", bà Nhung nói.
Cụ thể, bà Nhung cho hay khoảng năm 2015, Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Gia Định hợp tác với bà Phạm Thị Kim Oanh, nhân viên hợp đồng của Trung tâm Thông tin và Chương trình Giáo dục (Sở GD&ĐT TP.HCM), đã nghỉ hưu, viết các đầu sách tham khảo.
"Bà Oanh là người có chuyên môn sâu và khả năng tổ chức tốt nên chúng tôi giao việc viết sách tham khảo. Trong quá trình viết, bà Oanh nhờ một số nhân viên của Sở GD&ĐT TP.HCM giúp công tác hậu cần nên chi trả thù lao. Đây là việc cá nhân của họ", bà Nhung nói.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Xuất bản Gia Định cũng có báo cáo phản hồi về thông tin lao công Sở GD&ĐT TP.HCM nhận tiền thù lao viết SGK.
Đơn vị này cho rằng các khoản thù lao cho một số nhân viên không làm công tác chuyên môn của Sở GD&ĐT TP.HCM xuất phát từ hợp đồng của công ty cộng tác với bà Phạm Thị Kim Oanh, trong việc cố vấn tổ chức, biên soạn, thiết kế, đọc góp ý nội dung, giới thiệu, tập huấn và làm đầu mối phát hành sách tham khảo. Việc bà Kim Oanh trích một phần thù lao chia cho các nhân sự khác là giao dịch cá nhân, không liên quan công ty.
Trước đó, thông tin về việc lao công, phục vụ, nhân viên tổ kỹ thuật của Sở GD&ĐT TP.HCM nhận thù lao hàng chục triệu đồng để biên soạn SGK được báo chí đăng tải, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Gợi ý, ép buộc mua sách tham khảo: Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm Thời gian qua, một số phụ huynh (PH) phản ánh tình trạng nhà trường "nhập nhèm" giữa sách giáo khoa (SGK) và tham khảo. Để làm rõ việc phụ huynh phải mua đầu sách nào, tài liệu là bổ trợ, phụ huynh có quyền mua hoặc không, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) có chia...