Sạc không dây ra đời trước, nhưng sạc nhanh có dây lại phổ biến hơn
Palm Pre ra mắt hồi năm 2009 đã đi trước thời đại với khả năng sạc không dây, nhưng rồi nhiều hãng di động cảm thấy tính năng này chưa hợp thời và mãi đến năm 2013, sạc không dây mới bắt đầu được đẩy mạnh việc phát triển cho smartphone.
Sạc nhanh có dây ra đời khá muộn (tới năm 2014) và chưa có định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này, vì vậy thường các mẫu smartphone hỗ trợ bộ sạc 10W trở lên sẽ được liệt vào danh sách hỗ trợ sạc nhanh.
Đến năm 2013, Qualcomm trình làng công nghệ sạc nhanh Quick Charge 2.0 cùng với chip xử lý Snapdragon 800 (và các chip Snapdragon khác). Nó hỗ trợ tới 18W, mặc dù 15W được xem là tùy chọn phổ biến hơn (cho đến thời điểm này).
Mặt khác, OPPO Find 7 là smartphone đầu tiên được tích hợp sạc nhanh VOOC 20W – thật ấn tượng vào thời điểm năm 2014. Trong khi đó, một số flagship đắt tiền hiện nay của Apple và Samsung cũng chỉ hỗ trợ sạc nhanh 15W.
Mặc dù ra đời từ rất sớm, nhưng sạc không dây vẫn chưa thực sự phổ biến. Các bạn có thể tham khảo biểu đồ bên dưới để có cái nhìn thực tế về hai loại sạc này qua từng năm. Trong đó, đường màu xanh là sạc không dây, màu đỏ là sạc nhanh có dây (10W trở lên) và màu vàng là sự phổ biến của cả hai.
Sony Xperia Z2, HTC One (M8), LG G4 và Xiaomi Mi 4 là những chiếc smartphone đầu tiên song hành cùng Quick Charge 2.0.
Kể từ năm ngoái, hầu hết các flagship đã được trang bị cả sạc không dây và sạc nhanh. Điển hình như Huawei Mate 20 Pro hỗ trợ sạc nhanh có dây 40W, còn Samsung Galaxy S10 là 15W. Tuy nhiên, cả hai model này đều dùng chung chuẩn sạc nhanh không dây 15W.
Nguồn: Gsmarena
Trải nghiệm sạc không dây Baseus Simple Wireless Charger giá 390.000 đồng: Khi nước sơn thì tốt mà gỗ lại quá dở!
Bộ sạc không dây của Baseus vừa đẹp, sang, siêu mỏng nhẹ, được quảng cáo là hỗ trợ sạc nhanh tới 10W mà giá lại chỉ 390.000 đồng thôi, thế nhưng sử dụng thực tế thì chẳng được như vậy.
Tình cờ có cơ hội được dùng thử Galaxy Note9 nên tôi quyết định thử tìm xem có loại sạc không dây nào đẹp một chút, rẻ một chút mà có sạc nhanh thì càng tốt. Sau một hồi tìm kiếm thì cũng có vài cái tên đến từ Xiaomi, RavPower hay Anker. Tuy nhiên, sản phẩm đến từ Baseus cuối cùng lại khiến tôi thấy ấn tượng nhất.
Baseus là thương hiệu phụ kiện đến từ Trung Quốc, không nổi tiếng hẳn nhưng vẫn thương xuyên ra mắt các sản phẩm khá chất, đánh mạnh vào tâm lý đồ rẻ mà vẫn đẹp, sang. Tuy nhiên, thay vì cố gắng trở thành phiên bản nhái của Apple thì Baseus lại có hướng đi rất riêng, ví dụ như sản phẩm dưới đây.
Đế sạc không dây Baseus với thiết kế siêu đơn giản và kích thước nhỏ gọn.
Đế sạc này có tên là Simple Wireless Charger, mang phong cách hiện đại, siêu mỏng nhẹ mà vẫn giữ mức giá tốt. Theo website của Baseus Việt Nam, đế sạc này hiện đã được giảm từ 390.000 đồng xuống còn 329.000 đồng, quá hấp dẫn so với những gì người dùng nhận được.
Video đang HOT
Thiết kế đẹp không tì vết, mỏng nhẹ mang đi dễ dàng
Bóc ra xem thì đúng là hàng thật đẹp y như trên hình. Mặt trên của đế sạc là lớp kính đen dày (được quảng cáo là kính cường lực "xịn"), còn đáy và viền là nhựa nhám với lớp mút chống trượt mềm mại. Đế sạc này mỏng và nhẹ hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại khác. Cụ thể, nếu so với đế sạc từ Xiaomi thì sản phẩm của Baseus mỏng bằng 1 nửa thôi. Đây là điểm cộng lớn với những ai thường xuyên di chuyển hoặc muốn một chiếc sạc gọn gàng nhất có thể.
Phụ kiện đi kèm chỉ có cáp sạc.
Đế sạc này có cả phiên bản trong suốt nhưng đáng tiếc là tôi lại mua hụt.
Cáp sạc thì là loại Lightning và cũng không có phiên bản dùng microUSB hay USB-C để lựa chọn.
Điểm cần lưu ý thứ 2 là đế sạc này đi kèm dây cáp Lightning chứ không phải microUSB hay USB-C. Điều này thực ra cũng hợp lý vì cổng USB-C hay microUSB thì quá dày, không phù hợp để nhét vào thân hình siêu mỏng cánh của sản phẩm. Hơn nữa, người dùng iPhone, iPad chắc chắn cũng vui hơn vì tự nhiên có thêm một dây sạc phụ để dùng. Còn với người dùng Android như tôi thì rõ là một điểm trừ, vì nếu muốn sạc trực tiếp cho nhanh thì lại phải lỉnh kỉnh dùng dây và củ sạc khác, khá tốn công sức và thời gian đấy.
Bề mặt kính đen bóng bẩy nhưng dễ bám bấn, không phù hợp để dùng với máy mặt lưng kính mà không đeo ốp cho lắm.
Nếu là bản trong suốt thì trông sẽ như thế này, quá hoành tráng luôn và là mạch thật chứ không phải như Xiaomi Mi 8 EE nhé.
Đèn báo chỉ có màu xanh lá, nháy tức là đang trong trạng thái chờ, sáng đều tức là đang sạc.
Đế sạc này mỏng hơn cả Galaxy Note9...
...và chỉ bằng một nửa so với sản phẩm từ Xiaomi.
Trong quá trình sử dụng, tôi nhận thấy lớp kính của đế sạc bẩn rất nhanh, có vẻ là vì không có lớp phủ chống dầu (oleophobic) như điện thoại. Dấu vân tay và bụi bẩn nhanh chóng bám lên bề mặt và lộ rõ ràng vì là bản màu đen. Nếu dùng điện thoại mặt lưng kính mà không đeo ốp thì có nguy cơ bị xước cả hai khi dính bụi/cát trên bề mặt. Ngoài ra, dựa vào hình ảnh của phiên bản sạc trong suốt, tôi nhận ra là mạch sạc bên trong có kích thước khá nhỏ nhiều khả năng sẽ làm giảm độ hiệu quả trong quá trình sạc.
Bên dưới có dán tem Baseus.vn xác nhận hàng chính hãng và có bảo hành đầy đủ.
Tốc độ sạc có như quảng cáo?
Trên lý thuyết, đế sạc này hỗ trợ sạc nhanh tối đa 10W, tức là nó sạc nhanh được cho cả iPhone, Galaxy và các máy Android khác. Trong vài lần thử đầu tiên với chiếc Galaxy Note9, nguồn vào thường xuyên đạt mức từ 1200mAh - 1500mAh. Màn hình của máy cũng báo là đang sạc nhanh không dây.
Ồ, sạc nhanh được thật nè...
Tuy nhiên, sau đó không lâu thì nguồn vào tự động giảm dần xuống khoảng 800mAh, rồi 400mAh và... chẳng có dấu hiệu tăng lên như cũ. Điện thoại lúc này cũng chỉ báo đang sạc không dây chứ không phải sạc nhanh nữa.
...chuyện gì thế này, sao tự nhiên tụt nhiều thế?
Những ngày sau đó, chiếc Note9 gần như không báo sạc nhanh bao giờ. Nguồn vào đo bằng Ampere cũng chỉ khoảng 400 đến 600mAh chứ không bao giờ lên được mức 1200mAh ban đầu. Lưu ý rằng chiếc Note9 mà tôi sử dụng có dùng ốp nhưng chỉ là loại silicon dẻo, mỏng, không có kim loại nên chắc chắn là không gây ảnh hưởng tới quá trình sạc.
...chậm thế này thì còn tác dụng gì nữa?
Tôi đã thử thay đổi vị trí đặt điện thoại trên đế sạc và tháo cả ốp ra xem thế nào nhưng kết quả vẫn vậy. Nguồn vào chỉ loanh quanh vài trăm mAh và tốc độ sạc thì siêu chậm, khoảng 1 tiếng chỉ thêm được từ 10 - 20% và cũng mang tính "hên xui" rất cao, nếu đặt đúng giữa thì sạc nhanh hơn chút, chỉ lệch đi vài mm cũng làm thay đổi nguồn sạc kha khá rồi.
Cuối cùng thì cũng chỉ sạc được với tốc độ chậm như thế này thôi...
So với sạc không dây của Xiaomi thì sao?
Đế sạc của Xiaomi ra mắt cách đây vài tháng cũng có giá chỉ gần 400.000 đồng. Sản phẩm này chỉ hỗ trợ sạc nhanh tới 7.5W cho iPhone và cũng không gọn gàng như sạc của Baseus. Tuy nhiên, nó dùng cổng USB-C phổ biến hơn và cũng mang phong cách thiết kế tối giản với bề mặt cao su nhám dễ dùng hơn.
Đế sạc của Xiaomi (trái) và Baseus (phải).
Tốc độ sạc của 2 đế này gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, độ tương thích với củ sạc của đế Baseus kém hơn hẳn.
Bài thử nghiệm cho thấy, đế Xiaomi đều cho nguồn ra giống nhau khi dùng củ sạc nhanh của Samsung (theo máy Note9) và củ sạc thường Sony (5V/1.5A). Trong khi đó, đế Baseus thì có nguồn ra thấp hơn hẳn khi dùng sạc Samsung, thậm chí đôi khi không nhận nguồn từ củ sạc này luôn.
Kết
Nhìn chung, đế sạc không dây Baseus vẫn khá đáng mua, ở mức 7/10, nhưng là vì hai yếu tố chính là giá rẻ cùng thiết kế mỏng nhẹ đẹp và sang. Về phần khả năng sạc, tôi không hề đánh giá cao nó, kể cả so với các sản phẩm giá rẻ cùng tầm khác từ Xiaomi. Nếu bạn chỉ để nó trên bàn học, bàn làm việc cả ngày để tránh hết pin điện thoại thì cũng được, chứ nếu hay phải di chuyển và cần pin đầy nhanh chóng thì e là rất khó.
Tiện thì cũng tiện, nhưng không được như quảng cáo nên khá là hụt hẫng đó!
Ngoài ra, nếu bạn là người dùng iPhone thì sạc với đế Baseus cũng tiện lợi hơn vì nó đi kèm dây cáp Lightning. Nếu đang dùng các máy cao cấp Android như Note9 hay XZ2/XZ3... thì có lẽ lựa chọn các loại sạc không dây dùng chung chuẩn USB-C vẫn là cách tốt ưu nhất cho mọi nhu cầu.
Theo Tri Thuc Tre
Pin smartphone: mAh là gì? Sạc nhanh có gây hại cho pin?... Pin là một trong những phần cứng quan trọng nhất của điện thoại. Chắc chắn rồi, vì nếu không có năng lượng thì điện thoại sẽ không thể hoạt động. Các smartphone hiện nay chủ yếu sử dụng pin Li-ion (pin Li-Po vẫn còn nhưng ít) nên trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về pin Li-ion với những thông số và...