Sa sút trí tuệ: Phòng ngừa được không?
Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ với tỷ lệ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 58% và cứ mỗi năm lại thêm 7,7 triệu người mắc mới.
Teo não bệnh nhân sa sút trí tuệ.
Trong số bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, nguyên nhân do bệnh Alzheimer chiếm từ 60 – 70%. Sa sút trí tuệ là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cuộc sống của người cao tuổi ở nhiều phương diện: cá nhân, gia đình và xã hội.
Thế nào là sa sút trí tuệ?
Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến các khả năng của trí nhớ, tư duy, định hướng, hiểu biết, tính toán, lập kế hoạch, học tập, ngôn ngữ đánh giá và phán đoán trong khi ý thức của bệnh nhân vẫn bình thường. Sa sút trí tuệ ở người già thì không bao gồm những suy giảm khả năng của não bộ như giảm trí nhớ – có liên quan tới tuổi tác (hay còn được gọi là quên lành tính).
Nguy cơ của sa sút trí tuệ
Có một số nguy cơ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ. Điển hình là các loại bệnh lý như bệnh lý mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não), bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, béo phì, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, người lười hoạt động thể chất… và nhiều trường hợp có liên quan đến yếu tố gia đình.
Video đang HOT
Biểu hiện của sa sút trí tuệ
Biểu hiện của chứng sa sút trí tuệ có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng như: giảm trí nhớ gần (ví dụ: quên ngay điều mình vừa nói, quên đồ vật vừa để đâu đó…); giảm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ; thay đổi cá tính, cảm xúc; giảm hoặc mất khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như làm vệ sinh cá nhân, ăn uống; mất định hướng về không gian và thời gian; rối loạn hành vi nặng; hoang tưởng, ảo giác… Những bệnh nhân sa sút trí tuệ nặng sẽ phải sống hoàn toàn lệ thuộc vào người khác và chết trong bệnh cảnh suy kiệt, nhiễm khuẩn hoặc các chấn thương nặng.
Dự phòng được không?
Có một số phương pháp khác góp phần quan trọng vào việc phòng chống sa sút trí tuệ. Tập luyện đều đặn, theo một số nghiên cứu, giúp giảm tới 50% nguy cơ tiến triển của bệnh. Tập luyện thể chất thường xuyên làm chậm quá trình thoái hóa của não bộ ở những người bắt đầu có những biểu hiện về sa sút trí tuệ. Hình thức tập luyện rất đa dạng, phong phú với các hình thức như đi bộ, chạy nhẹ nhàng, đạp xe, chơi các môn thể thao hợp với lứa tuổi và sức khỏe. Nên đảm bảo thời gian tập khoảng 30 phút mỗi ngày với ít nhất 5 ngày trong tuần.
Chế độ ăn tốt là điều không thể thiếu giúp não bộ luôn khỏe mạnh và hưng phấn. Người bị sa sút trí tuệ hoặc người cao tuổi nên ăn vừa đủ lượng calorie cùng các yếu tố vi lượng, các vitamin, các chất điện giải. Một khẩu phần ăn khỏe mạnh bao gồm rau xanh, những loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi và một số loài cá sống ở vùng nước lạnh khác như cá bơn, cá ngừ, cá sardines, cá thu; các loại hạt đậu, hạt lanh và dầu thực vật như dầu olive, một số loại quả có màu vỏ sậm như quả dâu, mận, cam, nho đỏ, quả cherries, cà phê và chocolate, dầu olive, dầu dừa. Người bị sa sút trí tuệ không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật, thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, cừu…), thức ăn nhanh, đồ rán hoặc nướng, thực phẩm đóng hộp, các loại thực phẩm đã qua quá trình chế biến kiểu công nghiệp và tuyệt đối không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia.
Việc luyện trí nhớ thường xuyên bằng các phương pháp như học tập những cái mới (học ngoại ngữ, luyện tập âm nhạc, đọc sách báo…), giải các câu đố khó, các ô chữ… cũng rất hữu ích giúp cho não bộ hoạt động được tốt hơn. Những giấc ngủ ngon giúp não bộ nghỉ ngơi và hồi phục chức năng sau một ngày dài căng thẳng và mệt mỏi. Ngủ sâu, không mộng mị không những làm cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp suy nghĩ rõ ràng, rành mạch và nhanh. Kiểm soát tốt những lo âu, căng thẳng của cuộc sống cũng làm chậm quá trình tiến triển của sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó, để phòng chống sa sút trí tuệ, hãy tham gia tích cực các hoạt động xã hội như những chương trình tình nguyện, các hoạt động nhân đạo từ thiện; gia nhập các câu lạc bộ, các tổ chức xã hội, các lớp thể thao, văn hóa; thường xuyên tới các tụ điểm xã hội văn hóa như công viên, nhà hát, rạp chiếu phim; gia nhập các mạng xã hội như facebook… Những hoạt động liên tục sẽ giúp duy trì sức khỏe thể chất và nâng cao năng lực tinh thần, chống thoái hóa và sự xuống cấp trí nhớ. Cuối cùng, phòng và điều trị tốt các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý tai biến mạch não… sẽ giúp cho não bộ không bị tổn thương và sẽ tránh được quá trình tiến triển của sa sút trí tuệ do những nguyên nhân này gây ra.
Theo xaluan.com
Dấu hiệu sức khỏe bạn đáng báo động
Mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên, nhức đầu, cơ yếu, tê lòng bàn tay, bàn chân là những dấu hiệu cơ thể suy yếu.
Ảnh minh họa
Rụng tóc
Khi hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công các nang lông, tóc sẽ bắt đầu rụng nhiều. Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều.
Đau buốt đầu, vã mồ hôi
Những cơn đau đầu thường xuyên là dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể. Khi máu không lưu thông tốt lên não sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác. Xây dựng lối sống vận động nhiều, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tâm trí được hồi phục. Ngoài ra, nếu làm việc trong môi trường không nóng nực mà vã mồ hôi như tắm cũng là dấu hiệu không tốt. Lúc này, nên đi khám bệnh kỹ càng để biết chắc tình trạng sức khỏe thay vì tự ý mua thuốc uống.
Bàn chân, tay lạnh buốt
Bàn chân và bàn tay lạnh buốt bất thường dù bên ngoài nhiệt độ cao, trời nóng có thể bạn đang gặp vấn đề về lưu thông máu. Hãy kiểm tra nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
Màu sắc nước tiểu
Nước tiểu là kênh khá chính xác để theo dõi tình trạng trao đổi chất trong cơ thể. Màu sắc nước tiểu đậm bất thường dù không ăn những thứ nhiều màu như củ dền, có mùi quá nồng hoặc đi tiểu không đều đặn, tiểu ê buốt cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm. Nước tiểu của một người khỏe mạnh có màu vàng nhạt, mùi khai nhẹ.
Tay chân bị tê không rõ nguyên nhân
Bạn cảm thấy thời gian gần đây, tay và chân của mình trở nên yếu ớt, hay nhức mỏi hoặc tê, có thể là dấu hiệu của thiếu chất, làm việc quá sức và nguy cơ dẫn đến ngất xỉu. Nếu bạn gặp các vấn đề trên thì nên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn.
Ngủ không ngon
Khó ngủ, giấc ngủ không sâu, chập chờn là cảnh báo của nhiều vấn đề. Đầu tiên, bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng ban ngày, liệu cơ thể có nạp quá nhiều chất kích thích như caffeine hay những thực phẩm khó tiêu không. Những yếu tố tinh thần như sự lo lắng, căng thẳng và áp lực công việc cũng khiến nhịp sinh học của cơ thể thay đổi, tác động đến giấc ngủ. Thử các bài tập vận động, yoga hoặc thiền để tăng cường sức khỏe tinh thần.
Sưng, phù
Cơ thể bỗng dưng sưng phù một số vị trí trên cơ thể, thường ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc bụng có thể do dịch tích tụ gây sưng. Nên lưu tâm đi kiểm tra sớm nếu sưng phù đi kèm cảm giác như mình tăng cân đột ngột và ăn không ngon miệng.
Theo Vnexpress
Con người cần phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày? Cơ thể và bộ não cần rất nhiều năng lượng, vì vậy nghỉ ngơi đầy đủ và phục hồi là rất cần thiết cho sự phát triển của chúng. Ảnh minh họa: Shutterstock Theo Hiệp hội Giấc ngủ quốc gia Mỹ, thanh thiếu niên ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi đêm, trong khi trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn. Theo Time, tuổi...