Rút phương án thêm 1 năm học cấp 2
Dự thảo Đề án đổi mới giáo dục được đưa ra lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia sáng 28/8 đã rút phương án đề xuất thay đổi hệ thống giáo dục phổ thông, tăng thêm 1 năm học ở bậc THCS.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh nhiên, Thiếu niên và Nhi đồng với tư cách là cơ quan thẩm tra đề án đổi mới giáo dục khi đề án này trình ra Quốc hội tổ chức hội thảo tham vấn các chuyên gia để xây dựng báo cáo thẩm tra trước khi trình UB Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ GD-ĐT rút lại phương án thay đổi về hệ thống giáo dục, tức là xin giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay (9 năm giáo dục cơ bản – gồm 5 năm tiểu học và 4 năm THCS 3 năm THPT).
Theo ông Hiển, trước đó có nhiều ý kiến đề nghị thay đổi như đề xuất của Bộ GD-ĐT (thêm 1 năm học ở bậc THCS). Tuy nhiên, qua phiên họp của Ủy ban quốc gia về đổi mới GD-ĐT tại Chính phủ 2 ngày trước, Hội đồng phát triển giáo dục và nhân lực cũng như nhiều ý kiến khác, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên như hiện hành.
Góp ý thêm nội dung này, GS Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nhận định, dự thảo đề án chưa giải thích rõ lý do vì sao chuyển từ hệ 9 3 sang 10 2. Những lập luận như phải 10 năm mới trang bị đủ kiến thức phổ thông, học sinh mới phát triển tâm sinh lý cần thiết để lựa chọn con đường học tiếp hoặc vào đời… không dựa trên một bằng chứng khoa họcnào.
Ông Tiến cho rằng, trên thực tế, phần lớn các hệ thống giáo dục hiện nay vẫn thiết kế theo hệ 9 3, lớp 10 vẫn nằm ở cấp THPT và được coi là lớp quá độ để chuẩn bị tâm thế tốt cho học sinh trước khi bước vào phân hóa ở lớp 11, 12. Ông Tiến chỉ rõ những khó khăn trong việc chuyển đổi trường, lớp; biến động cơ cấu đội ngũ giáo viên; gánh nặng ngân sách nhà nước phải cáng đáng khi chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc tăng lên một năm…
Video đang HOT
GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục cũng cùng quan điểm nhận định, cả 3 lý do đưa ra của cơ quan soạn thảo đề án về việc thay đổi hệ giáo dục đều không thuyết phục. Tuy nhiên, do việc Bộ GD-ĐT đã rút phương án này, ông Thuyết chỉ góp ý nhẹ nhàng không nên để việc này lặp lại, chưa chuẩn bị rõ thì chưa nên đưa ra nội dung gì để rồi lại nhanh chóng rút ngay khi dư luận không đồng tình. Đây không phải lần đầu tiên Bộ GD-ĐT mắc lỗi này.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu tại hội thảo.
Theo Dantri
Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầu đổi mới giáo dục ở các quốc gia
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành xu thế phổ biến đã mang lại nhiều cơ hội, triển vọng nhưng đặt ra nhiều thách thức. Điều này đặt ra cho nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục phải tìm giải pháp đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại.
Đó là ý kiến phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trong buổi khai mạc Diễn dàn đổi mới giáo dục dành cho các lãnh đạo giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ nhất diễn ra vào hôm qua 9/7 tại Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT phát biểu tại buổi khai mạc Diễn đàn đổi mới giáo dục dành cho các lãnh đạo giáo dục các nước Đông Nam Á.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh "Chúng ta đang sống trong một thế giới mà toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang trở thành một xu thế phổ biến. Trong thế giới đó, sự phát triển và thành công của một quốc gia đều ít nhiều có tác động đến các quốc gia khác và ngược lại. Bên cạnh những cơ hội và triển vọng, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức. Vì mục tiêu hòa bình và phát triển của mỗi quốc gia đang không ngừng phấn đấu vượt qua các vấn đề của khu vực và toàn cầu như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và tình trạng thất nghiệp... Mặt khác sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng làm thay đổi cách thức con người giao tiếp, sống và làm việc.
Chính bối cảnh ấy đang làm thay đổi phương thức tổ chức, cách thức chúng ta dạy học, cũng như quản lý cả hệ thống giáo dục tại các trường học. Đặt ra cho các nhà lãnh đạo và quản lý giáo dục nhiệm vụ phải xác định đúng vấn đề và tìm ra giải pháp để không ngừng đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của thời đại".
Cũng theo ông Hiển, một trong những yêu cầu cơ bản đó là trang bị kỹ năng sống và kỹ năng làm việc trong thế kỷ 21 cho học sinh sinh viên; đổi mới phương pháp dạy, học và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Không những giáo dục thế hệ trẻ tinh thần dân tộc mà còn khơi dậy ý thức công dân toàn cầu, không những nuôi dưỡng văn hóa truyền thống mà còn phải trân trọng sự đa dạng hóa trong thế giới đa chiều, đa văn hóa...
"Để hướng đến xây dựng một cộng đồng ASEAN sau năm 2015, chúng ta cần phải xây dựng ASEAN trở thành một khối thịnh vượng, hợp tác và phát triển. Muốn điều đó thành hiện thực không cách nào khác các quốc gia cần phải xem công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn, xây dựng một đội ngũ lao động có năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức, cũng như kỹ năng để làm việc trong một môi trường nhiều cạnh tranh", Thứ trưởng cho biết.
Được biết, Diễn đàn lần thứ nhất với chủ đề "Các vấn đề và giải pháp cho đổi mới quản lý giáo dục khu vực Đông Nam Á" sẽ diễn ra trong 3 ngày. Trên 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục từ 11 nước trong khu vực đại diện cho các bậc giáo dục tiểu học, trung học và đại học tham dự diễn đàn.
Hơn 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục từ 11 nước trong khu vực đại diện cho các bậc giáo dục tiểu học, trung học và đại học tham dự diễn đàn.
Diễn đàn sử dụng phương pháp tương tác hỗn hợp, có sự kết hợp giữa trao đổi trực tiếp và trực tuyến. Với phương pháp này, diễn đàn không chỉ kết thúc mà còn mở ra diễn đàn trực tuyến để các lãnh đạo và cán bộ quản lý giáo dục Đông Nam Á tiếp tục trao đổi, thảo luận nhằm xác định và chia sẻ những giải pháp tối ưu cho các vấn đề giáo dục chung của khu vực
Theo Ban tổ chức, với sự tài trợ của Quỹ Giảm nghèo Nhật Bản (JFPR) thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) đã triển khai đề án SEAMEO College nhằm góp phần xác định và giải quyết các vấn đề giáo dục trong khu vực, hướng tới một cộng đồng Đông Nam Á sau năm 2015.
Đề án gồm 4 hợp phần: Đối thoại chiến lược của các Bộ trưởng Giáo dục. Nghiên cứu trường hợp theo quốc gia của các lãnh đạo cấp cao. Diễn đàn đổi mới dành cho các lãnh đạo giáo dục và Diễn đàn đổi mới của các lãnh đạo trẻ.
Theo Dân trí
Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nhằm đánh trượt học trò "Kỳ thi tốt nghiệp THPT không nhằm đánh trượt học trò. Mục tiêu là đánh giá, xác định mức độ đáp ứng học vấn của học sinh để từ đó có giải pháp tác động lại đến việc dạy và học" -ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng khẳng định. Trao đổi với báo chí chiều...