Rút ngắn thời gian học ở TPHCM: Lợi hại là đây
Nếu TPHCM được áp dụng hình thức học tín chỉ sẽ giúp các em học sinh phát huy được năng lực, nhiều em sẽ rút ngắn được thời gian học.
Nếu TPHCM được áp dụng hình thức học tín chỉ sẽ giúp các em phát huy được năng lực, rút ngắn thời gian học.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn về việc triển khai do tính liên thông giữa các trường, các cấp học ở bậc phổ thông chưa được Luật Giáo dục cho phép.
Cơ chế mở cho giáo dục
Mới đây, UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TPHCM.
Một trong những đề xuất đáng chú ý là có định hướng mở trong biên chế năm học thay vì học đủ 9 tháng/năm như hiện nay. Ngoài ra, cơ cấu giờ, tiết học cũng được linh hoạt: học 1 buổi, 2 buổi hoặc cả ngày… Hình thức giáo dục mới này gần giống loại hình đào tạo tín chỉ đang được áp dụng tại các trường ĐH.
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, ngoài đề xuất biên chế trong năm học mở, TP cũng đề xuất hình thức học được mở: học sinh học tại trường, nhà, trực tuyến; thời lượng giảng dạy các môn học cũng mở, ít hay nhiều tùy từng trường, từng môn học.
Ngoài ra còn đề xuất được đa dạng việc kiểm tra, đánh giá: đánh giá qua kết quả học tập, các kỹ năng đạt được, kết quả nghiên cứu khoa học… TPHCM cũng đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Nếu đề xuất được thông qua, ngay trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ triển khai thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện trên nguyên tắc tự nguyện của phụ huynh, học sinh.
Video đang HOT
Xu thế hiện đại trong tương lai
Nhận xét về đề xuất này, ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, TPHCM cho rằng, nếu áp dụng được thì rất tốt bởi nhiều nước trên thế giới đã làm việc này từ lâu.
Ông Độ lấy ví dụ, ông có người quen có con đang học lớp 11 ở Mỹ hiện đang ở Việt Nam đón tết. “Dù đang trong thời gian học nhưng do cháu học theo hình thức tín chỉ và E-Learning nên mỗi ngày, cháu chỉ bỏ ra 2 tiếng để lên lớp dù ở bất cứ nơi đâu. Điều này rất tiện lợi”, ông Độ nói.
Theo ông Độ, học tín chỉ sẽ giúp học sinh phát huy được năng lực, phân loại được học sinh. Nếu em nào có năng lực tốt thì hoàn toàn có thể rút ngắn được thời gian học của mình, còn không thì các em cứ theo chương trình đúng hạn.
Tuy nhiên, ông Độ cho rằng: “Để thận trọng, chúng ta nên thí điểm ở một số trường có cơ sở vật chất và đội ngũ tốt. Sau một thời gian sẽ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, điều chỉnh để hoàn thiện trước khi áp dụng đại trà”.
Đồng tình với đề xuất cho học sinh học tín chỉ, ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) cho rằng: “Các trường phải được quyền chủ động chương trình dạy, thời lượng dạy, đồng thời được giao quyền chủ động kiểm tra, đánh giá, đồng thời việc công nhận tín chỉ giữa các trường, địa phương với nhau phải được thông suốt, hiệu trưởng, giáo viên phải được nắm kỹ. Tránh tình trạng học sinh hoàn thành tín chỉ của môn này ở trường này nhưng sang trường khác lại không được công nhận”.
Chị Nguyễn Thanh Hương, có con học lớp 11 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 cho rằng, đề xuất này hoàn toàn hợp lý song phải có cơ chế quản lý tốt với học sinh.
Theo chị Hương, quy định hiện nay còn nhiều bất cập. “Chẳng hạn như một năm học có 9 tháng cố định nhưng nếu học sinh bị ốm, hay gia đình có việc mà nghỉ học quá số ngày quy định coi như không được thi, phải lưu ban, dù em này hoàn toàn có đủ kiến thức để lên lớp”, chị Hương ví dụ.
Do đó, việc cho học sinh học tín chỉ như đại học sẽ giúp các em linh động hơn về mặt thời gian. Tuy nhiên, nhà trường cũng cần có biện pháp quản lý cụ thể và sợ dây liên kết giữa nhà trường và phụ huynh phải chặt hơn bởi nếu không có khả năng các em học sinh sẽ lêu lỏng”, chị Hương nói.
Theo TPO
TP HCM muốn rút ngắn năm học
Nhằm phát triển giáo dục TP HCM đến năm 2030, thời gian học có thể ít hơn 9 tháng, nhà giáo được hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt như công an...
Học sinh tiểu học TP HCM trong ngày khai giảng. Ảnh: Quỳnh Trần.
Trong báo cáo gửi Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, UBND TP HCM đề xuất định hướng mở trong biên chế năm học.
Thay vì quy định mỗi năm học 9 tháng như hiện nay, có thể cơ cấu giờ học, tiết học linh hoạt (học một buổi, hai buổi hoặc cả ngày) để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương.
Các trường có thể rút ngắn hoặc giữ nguyên thời gian 9 tháng trong năm tùy điều kiện của mình.
Bên cạnh phương pháp học truyền thống, một số hình thức học tập không chính quy, học qua Internet cần được nghiên cứu và luật hóa. Các địa phương có thể thí điểm thực hiện một số mô hình trường học mới - chẳng hạn như mô hình trường tiên tiến đang áp dụng tại TP HCM.
Thành phố cũng đề xuất cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.
Nhằm đảm bảo mục tiêu học tập suốt đời, tăng tính phân luồng, bên cạnh hệ thống trường năng khiếu về thể dục thể thao, TP HCM đề nghị xây dựng hệ thống các trường chuyên về thẩm mỹ, nhạc, họa giúp đào tạo chuyên sâu từ nhỏ cho những học sinh sớm bộc lộ năng khiếu.
Đồng thời, ngành giáo dục sẽ nghiên cứu thêm các quy định để học sinh nước ngoài có thể học tập chương trình phổ thông của Việt Nam tại các trường công lập.
Nhà giáo được hưởng đãi ngộ như quân đội, công an
Theo UBND TP HCM, luật Giáo dục hiện định nghĩa "nhà giáo" không gồm các cán bộ quản lý giáo dục nên gây khó khăn khi điều chuyển, bổ nhiệm các nhà giáo giỏi về đơn vị quản lý giáo dục như Sở Giáo dục, các phòng giáo dục cấp huyện.
Do đó, thành phố kiến nghị cần quy định "Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác hoặc đã có thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".
Quan điểm của thành phố là phải xem nhà giáo là đội ngũ đặc biệt, có chế độ đãi ngộ đặc biệt, tương tự như quân đội, công an... để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành sư phạm. Cần nâng chuẩn theo quy định của giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học tối thiểu có bằng tốt nghiệp cao đẳng.
TP HCM đề xuất có chế độ đãi ngộ đặc biệt với nhà giáo. Ảnh:Mạnh Tùng.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết, thành phố sẽ dạy thử nghiệm bộ sách giáo khoa riêng để đánh giá, chỉnh sửa rồi mới áp dụng chính thức vào năm 2020.
Ngành giáo dục TP HCM cũng từng đề xuất tự thực hiện kiểm tra, đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2017 nhưng không được Bộ Giáo dục đồng ý, bởi đề án phát triển giáo dục và đào tạo có phương án thi và xét tốt nghiệp riêng của TP HCM chưa hoàn thiện.
Theo VNE
Lần thứ ba nhà 8B Lê Trực phá dỡ sai cam kết Sở Xây dựng TP Hà Nội cho hay đến ngày 15-8 (ngày cuối cùng trong đợt cam kết rút ngắn thời gian phá dỡ còn 45 ngày tính từ ngày 1-7). Đơn vị thi công đã phá dỡ được hơn 620 m2 sàn cùng với hai tum thang trên tổng số 1.800 m2 sàn tầng 19 của tòa nhà 8B Lê Trực, thuộc...