Rút ngắn đường vào đại học chuẩn 4 sao quốc tế
Với nhiều ưu điểm: thủ tục đơn giản – khả năng trúng tuyển cao, có thể chủ động hơn trong quá trình xét tuyển… phương thức xét tuyển đại học dựa trên kết quả học bạ THPT đã khẳng định được sức hút với nhiều thí sinh.
ĐH Nguyễn Tất Thành đã trở thành địa chỉ uy tín “sản sinh” ra nhiều thế hệ sinh viên năng động, tự tin hội nhập toàn cầu
Xét tuyển đại học bằng học bạ: con đường ngắn, cơ hội cao
Kết quả thi thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng năng lực. Không phải ai cũng có thể hoàn thành kỳ thi THPT với phong độ tốt nhất và việc “học tài thi phận” là điều dễ gặp phải với nhiều thí sinh (TS).
Chính vì thế, học bạ được xem là cơ sở để đánh giá năng lực TS một cách toàn diện nhất và phương thức xét tuyển học bạ đã mở ra cơ hội cho các TS có năng lực học tập khá, giỏi nhưng không thể hiện được hết khả năng của mình trong phòng thi.
Bên cạnh đó, phương thức xét học bạ THPT còn có thêm ưu điểm là được áp dụng cho tất cả các TS tốt nghiệp từ năm 2020 trở về trước.
Nhóm TS này không bị chi phối bởi việc chọn môn thi THPT mà ngược lại còn được quyền chọn tổ hợp môn xét tuyển sở trường theo hướng có lợi về điểm số, nắm quyền chủ động trúng tuyển mà không cần đặt nặng vấn đề ôn tập, thi cử và giảm áp lực về kết quả thi THPT.
Với kết quả học tập tốt, các TS cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề đúng với xu hướng và sở thích, sở hữu được các suất học bổng đầu vào giá trị. Đây chính là lý do mà phương thức xét tuyển học bạ được xem là lựa chọn thông minh trên cuộc đua giành vé thông hành vào giảng đường đại học.
Mong muốn mở ra nhiều cơ hội cho TS lựa chọn và chinh phục giấc mơ vào đại học nên ngoài các phương thức: Xét điểm thi THPT 2020; Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM; Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cử tuyển, năm 2020, ĐH Nguyễn Tất Thành tiếp tục áp dụng phương thức xét học bạ cho 46 chương trình đào tạo đại học chính quy với 50% trong tổng chỉ tiêu.
Điều kiện xét tuyển đơn giản, TS chỉ cần tốt nghiệp THPT và lựa chọn 1 trong 3 tiêu chí sau (theo hướng có lợi nhất):
- ĐTB cả năm lớp 12 đạt từ 6.0
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 điểm
- Tổng ĐTB 1 HK lớp 10 ĐTB 1 HK lớp 11 ĐTB 1 HK lớp 12 đạt từ 18 điểm – đây là lựa chọn tối ưu được nhiều TS lựa chọn nhất hiện nay vì không cần đợi kết quả học kỳ II lớp 12 vẫn có thể nộp hồ sơ.
(Riêng khối ngành sức khỏe, Trường áp dụng ngưỡng điểm do Bộ GD&ĐT quy định).
Video đang HOT
Để có thể rút ngắn đường vào ĐH Nguyễn Tất Thành trong đợt 2 (từ nay đến hết 02/08/2020), TS chỉ cần đăng ký xét học bạ online tại: tuyensinh.ntt.edu.vn; hoặc chuẩn bị hồ sơ và nộp về ĐH Nguyễn Tất Thành – 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP. HCM.
Các TS tốt nghiệp THPT năm 2020 có thể nộp trước phiếu đăng ký để được ưu tiên xét tuyển, sau đó bổ sung bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để được công nhận kết quả trúng tuyển.
Học trường chuẩn 4 sao quốc tế, tự tin hội nhập toàn cầu
ĐH Nguyễn Tất Thành thu hút đông đảo SV theo học không chỉ ở lý do đào tạo đa ngành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội; cơ hội học tập, làm việc trải nghiệm tại Nhật, Hàn, Đức, Trung, Israel… mà còn bởi Trường luôn quan tâm đến đầu ra, SV được giới thiệu và tìm được việc làm ngay sau khi ra trường.
Đặc biệt, nơi đây còn được xem là tòa nhà tri thức với nhiều chương trình đạt chuẩn AUN-QA, được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, và Tổ chức QS Anh Quốc công nhận đạt chuẩn 4 sao quốc tế.
Trên cơ sở đó, tất cả SV đều được học tập trong môi trường hiện đại, giúp phát triển tối ưu năng lực và tư duy sáng tạo. Ngoài nền tảng kiến thức cơ sở, SV còn được trau dồi nhiều kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, được học tập, nghiên cứu cùng tập thể sư phạm chất lượng, đặc biệt là có cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế và học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên doanh nhân đều là các chuyên gia đầu ngành. Điều này giúp SV chuyên tâm hơn vào việc học, tự tin hội nhập với bạn bè quốc tế trong xu hướng toàn cầu.
Trường 'trẻ' vào top 10 công bố quốc tế và nghi vấn... mua bài báo khoa học
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - một trường đại học ngoài công lập - bất ngờ vào top 10 trường đại học công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam năm 2019.
Sinh viên khoa y dược Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thực hành tại phòng thí nghiệm - Ảnh: B.A.
Trường phát triển, dĩ nhiên có nhiều nhà đầu tư đến đặt vấn đề mua bán. Điều đó diễn ra nhiều lần rồi nhưng tôi từ chối hết. Trường đang phát triển, hoạt động tốt, không nợ nần gì, vì sao tôi lại bán? Không có chuyện tôi bán trường đâu.
PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÙNG
Rất nhiều hoài nghi về kết quả này khi đó là một trường non trẻ, thậm chí có ý kiến cho rằng trường bỏ tiền "mua" bài báo khoa học. Hiệu trưởng nhà trường nói gì?
Con số thống kê được các tổ chức uy tín minh định rõ ràng, hẳn không thể là giả. Nhưng làm thế nào để một trường ĐH có tuổi đời 21 năm kể từ khi thành lập, trong đó mới có 9 năm lên ĐH như Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, có được kết quả ấy?
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng nhà trường - cho biết với 481 bài báo quốc tế năm 2019, trường xếp thứ 7 trong danh sách công bố quốc tế của các trường ĐH Việt Nam. Kết quả này đến từ sự chuẩn bị và đầu tư lớn của trường trong một thời gian dài.
"Chúng tôi không mua"!
* "Sự chuẩn bị và đầu tư lớn" - ông có thể nói rõ hơn về điều này?
- PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÙNG: Có ba yếu tố tạo nên sự đột biến, đó là chiến lược, đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí cho nghiên cứu khoa học.
Trường có 8 viện nghiên cứu mạnh cho từng lĩnh vực, thu hút được nhiều nhân sự học từ nước ngoài về làm việc. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ 2% những năm đầu nay đã tăng lên 7% tổng thu của trường hằng năm.
Bên cạnh đó, trường có quan hệ chặt chẽ với các địa phương để kịp thời hợp tác nghiên cứu khoa học, giải quyết những vấn đề cụ thể cho từng địa phương, gắn khoa học với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội nên số lượng và chất lượng công trình tăng lên đáng kể.
* Sự thăng hạng bất ngờ như vậy khiến dư luận đặt vấn đề trường mua bài báo khoa học?
- Nghiên cứu khoa học không chỉ là công trình công bố, mà còn là tiến trình thu hút nguồn chất xám trong và ngoài nước.
Ngoài các công trình công bố quốc tế, năm 2019 các nhà khoa học, cán bộ giảng viên của trường đã và đang chủ trì, tham gia thực hiện một đề tài trọng điểm quốc gia, 30 đề tài cấp nhà nước, 30 đề tài cấp bộ, cấp tỉnh.
Trong số này có nhiều công trình phải đấu thầu, không phải được giao. Nếu không có thực lực, không có đội ngũ đủ mạnh sẽ không thể thắng được những đơn vị khác. Do đó, ý kiến cho rằng chúng tôi mua bài báo khoa học là không đúng.
Không chỉ nghiên cứu, năm 2019 trường đăng ký 4 chương trình chuyển giao công nghệ trong nước, trong đó 1 đã bàn giao, 2 đã qua phản biện. 2 chương trình chuyển giao khác cũng được thực hiện tại Hoa Kỳ.
Để tiếp cận được thêm nguồn đề tài, chúng tôi mất 2 năm để xin gia nhập Câu lạc bộ các trường kỹ thuật Việt Nam. Từ câu lạc bộ này, chúng tôi đã chia sẻ ý tưởng, tham gia thực hiện nhiều đề tài cấp nhà nước cùng các trường khác.
Có những thí nghiệm trường này không có thiết bị thực hiện hoặc trong nước không làm được. Việc kết nối với các đơn vị trong và ngoài nước để cùng làm là điều cần thiết trong khoa học. Vì thế, một số kết quả nghiên cứu chung được công bố trên các tạp chí quốc gia và quốc tế uy tín. Có lẽ vì vậy mà người ta nghĩ chúng tôi mua bài.
Sinh viên học tập và tra cứu thông tin tại thư viện ĐH Nguyễn Tất Thành - Ảnh: B.A.
Vẫn còn định kiến công - tư
* Tự đầu tư tất cả, bên cạnh thành quả, đâu là trở ngại, thưa ông?
- Khó khăn nội tại chúng tôi có thể tìm cách vượt qua, tuy nhiên một trong những rào cản lớn là định kiến phân biệt trường công, trường tư còn rất nặng nề. Hơn nữa, thực tế không có trường ĐH nào cả công lẫn tư có đủ tất cả thiết bị, máy móc để thực hiện các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu. Nhiều mẫu phải thực hiện ở nước ngoài.
Những phòng thí nghiệm trọng điểm không bao giờ vào trường ngoài công lập. Chúng tôi cho rằng nó nên được đặt ở nơi trung lập để trường công hay tư đều có thể sử dụng bởi nghiên cứu khoa học nào cũng phục vụ xã hội.
* Trường có tốc độ phát triển rất nhanh, cả về quy mô đào tạo, ngành nghề cũng như cơ sở vật chất sau khi được nâng cấp thành ĐH. Liệu việc phát triển nóng về quy mô như vậy có tác động tiêu cực đến chất lượng đào tạo?
- Chúng tôi có nhiều giải pháp để cân bằng giữa phát triển và chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, trong đó có việc thay đổi phương pháp đào tạo, giảm lý thuyết tăng thực hành, xây dựng mô hình các ngành học nhằm giúp sinh viên thực hành, làm quen với môi trường thực tế.
Hiện nay, trường có các mô hình doanh nghiệp thu nhỏ trong trường học giúp sinh viên tiếp cận cụ thể hơn về ngành học của mình, đồng thời thực hành nhuần nhuyễn các bước, cách thức giải quyết công việc trong thực tế.
50% giảng viên của trường là doanh nhân, chuyên viên cao cấp đã được chuẩn hóa đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với tư cách là nhà tuyển dụng, họ biết mình cần gì ở sinh viên và sinh viên cần phải học những gì mới có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài đứng lớp, các giảng viên doanh nhân này còn tham gia cố vấn, góp ý chương trình đào tạo cho nhà trường và quan trọng hơn cả là họ đã truyền thụ cho sinh viên ý thức để tự khẳng định mình trong một doanh nghiệp với rất nhiều cạnh tranh.
* Hiện nay các trường có xu hướng phát triển thành hệ thống giáo dục từ mầm non tới ĐH và sau ĐH. Ông thấy mô hình này thế nào, liệu trường có theo xu thế này?
- Tại Việt Nam, các tập đoàn giáo dục cũng đã xây dựng hệ sinh thái giáo dục, tôi thấy xu hướng này mang lại lợi ích cho phụ huynh trong việc lựa chọn trường học, tránh phải chạy trường chạy lớp. Mục tiêu của ĐH Nguyễn Tất Thành là xây dựng một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế, tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài ở mọi lứa tuổi.
Trường đại học hạnh phúc
* Cạnh tranh lành mạnh là giải pháp phát triển, có lợi cho trường và cả người học. Đâu là thế mạnh để trường cạnh tranh với những trường ĐH khác?
- Tôn chỉ và sứ mệnh của trường chính là cung cấp kiến thức cho người học phát triển toàn diện cũng như đào tạo theo nhu cầu xã hội, tức là đào tạo những gì xã hội cần chứ không đào tạo những gì mình có. Tôi cho rằng đó là thế mạnh của trường. Sau 21 năm kể từ ngày thành lập, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã có hơn 20.000 sinh viên theo học.
Nhà trường không ngừng gia tăng các chương trình đào tạo cùng các cấp bậc đào tạo với 46 chương trình đào tạo bậc ĐH và 6 chương trình ở bậc sau ĐH. Nếu ở những năm đầu tiên nhà trường chỉ có vài trăm giảng viên thì đến nay con số này đã lên đến hơn 1.000 người, trong đó có 11 giáo sư, 31 phó giáo sư, 175 tiến sĩ và hơn 700 thạc sĩ, tăng gấp nhiều lần so với những năm đầu tiên.
Đặc biệt, nhiều cán bộ giảng viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp từ các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Úc... Chúng tôi đang đặt mục tiêu về việc xây dựng một trường ĐH hạnh phúc.
Tăng cường phòng dịch, đảm bảo an toàn cho sinh viên Nhiều trường đại học (ĐH) trên địa bàn TPHCM chính thức cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học tập trung trở lại từ ngày 4-5. Ảnh minh họa Để đảm bảo công tác phòng ngừa dịch, các trường đã bố trí dày đặc các hoạt động kiểm soát nghiêm quy định về phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ...