Rụng tóc do hormone thì có thể điều trị giống như những nguyên nhân rụng tóc khác không?
Có nhiều yếu tố khiến phụ nữ bị rụng tóc. Trong đó, rụng tóc do nội tiết tố (hormone) là phổ biến nhất. Vậy, nếu bạn cũng nằm trong nhóm rụng tóc do hormone, liệu có nên điều trị rụng tóc như cách bạn đang điều trị khi tóc rụng bởi những nguyên nhân khác?
Lý do dẫn đến tình trạng rụng tóc do hormone
Suy giáp là một tình trạng phổ biến trong đó cơ thể Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Và các nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao gấp ba lần so với nam giới. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp lúc đầu không rõ ràng và có thể bao gồm mệt mỏi và tăng cân. Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng nghiêm trọng hơn như yếu cơ, tăng cholesterol trong máu, trầm cảm và tóc mỏng,…. Điều quan trọng cần lưu ý là tóc mỏng, dễ gãy cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Vì vậy, trước khi điều trị rụng tóc, bạn cần xét nghiệm và chẩn đoán lý do thật sự tóc rụng là gì.
Rụng tóc trong và sau khi mang thai do thay đổi hormone
Khi mang thai, nhiều phụ nữ có mái tóc dày hơn, dài hơn và bóng mượt hơn nhờ nồng độ estrogen và progesterone cao hơn và lưu lượng máu tăng lên. Tuy nhiên, một khi bạn sinh em bé, bạn có thể bị rụng tóc sau sinh, theo đó mức độ hormone giảm xuống khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi sau sinh. Điều này khiến tóc rụng nhiều và đột ngột khiến nhiều người chẳng kịp điều trị rụng tóc bằng các biện pháp chăm sóc phù hợp.
Các chuyên gia cho biết, các mẹ bỉm sữa mới sinh có thể bị rụng khoảng 400 sợi tóc mỗi ngày và điều này là cực kỳ phổ biến. Rụng tóc sau sinh thường xảy ra trong 2-4 tháng đầu sau khi sinh. Nhưng bạn cũng chẳng cần phải điều trị rụng tóc hay lo lắng quá nhiều vì việc rụng tóc sẽ chậm lại sau sáu tháng và tóc thường sẽ bắt đầu mọc lại với tốc độ bình thường.
Điều trị rụng tóc trong thai kỳ như thế nào?
Để giúp giữ cho tóc mọc tốt hơn và cũng như giúp cơ thể bạn hoạt động khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên có cho mình một một chế độ ăn uống cân bằng. Hãy đảm bảo rằng cơ thể luôn có đủ chất sắt và protein bạn nhé.
Video đang HOT
Để điều trị rụng tóc trong và sau thai kỳ, bạn nên chọn các loại thực phẩm có màu xanh lá đậm, bổ sung trái cây, chất béo, hạt ngũ cốc,… Bạn cũng có thể dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh để giúp chống rụng tóc. Và đặc biệt, hãy giảm căng thẳng đến mức tối thiểu đây cũng là một nguyên nhân gây rụng tóc!
Rụng tóc do estrogen cao
Cả nam giới và phụ nữ đều có estrogen và testosterone. Trong khi mỗi hormone thường liên quan đến một giới tính cụ thể, sự cân bằng hợp lý của cả hai hormone là cần thiết cho các chức năng cơ thể khỏe mạnh, phù hợp. Nồng độ estrogen có thể trở nên cao bất thường ở một số phụ nữ. Điều này có thể do di truyền, do thuốc, do chế độ ăn uống,… Và estrogen cao chính là nguyên nhân gây tăng cân, rụng tóc, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi,…
Điều trị rụng tóc thế nào đây?
Trong trường hợp tóc rụng do hormone, cụ thể là estrogen cao, bạn nên cân nhắc về chế độ ăn uống của mình. Hãy hạn chế dùng chất béo và bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể bạn nhé! Ngoài ra, đừng quên tập thể dục đều đặn để có thể vừa giảm nồng độ estrogen vừa giảm cân hiệu quả.
Rụng tóc do mãn kinh
Mãn kinh là một tình trạng sinh học tự nhiên mà tất cả phụ nữ trải qua ở độ tuổi 50. Dấu hiệu mãn kinh sớm bao gồm dễ cáu gắt khó chịu, đau ở ngực, “kỳ dâu” không đều, mệt mỏi, ham muốn tình dục thấp hơn và rụng tóc nhiều hơn.
Rụng tóc trong thời kỳ mãn kinh xảy ra do mất cân bằng nội tiết tố, vì estrogen và progesterone – giúp tóc mọc nhanh hơn và khoẻ mạnh hơn – giảm trong cơ thể trong giai đoạn này. Điều đó đã làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của tóc. Hormone estrogen và progesterone giảm cũng có thể gây ra sự gia tăng nội tiết tố androgen dẫn đến thu nhỏ nang tóc, dẫn đến rụng tóc nhiều hơn.
Bạn có thể làm gì lúc này?
Mặc dù có những loại thuốc giúp giảm rụng tóc ở tuổi mãn kinh, nhưng đây lại là một tình trạng sinh học không thể ngăn ngừa và thay đổi được. Vì thế, để điều trị rụng tóc, hay nói chính xác là giảm thiểu lượng tóc rụng lúc này, bạn nên uống nhiều nước và ăn một chế độ ăn giàu axit béo thiết yếu (cá hồi, quả óc chó, dầu hạt lanh,…), ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả đều có thể giúp chống rụng tóc. Uống các chất bổ sung hoặc vitamin như B6 và axit folic cũng có thể điều trị rụng tóc. Nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng các chất bổ sung nếu tóc rụng do thay đổi hormone thời kỳ mãn kinh bạn nhé!
Rụng tóc do hormone đòi hỏi bạn cần phải tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khoẻ của mình trước khi chọn được phương pháp điều trị rụng tóc phù hợp. Vì vậy, hãy thật cẩn thận đấy!
Theo dep365.com
Để tóc bớt rụng, cần tránh xa 5 sai lầm dưới đây
Bạn đầu tư dầu gội, dưỡng tóc đắt tiền? Bạn chăm sóc tóc ở salon xịn hàng tuần?... Nhưng thực tế mái tóc của bạn lại ngày càng thưa thớt? Có thể bạn đã mắc phải 5 sai lầm khiến tế bào mầm tóc suy yếu và tóc có nguy cơ "một đi không trở lại"!
1. Chỉ chăm sóc bên ngoài da đầu, "bỏ quên" tế bào mầm tóc
Khi bị rụng tóc, nhiều người chỉ chú trọng đổi dầu gội, bôi tinh dầu, ủ tóc... Tuy nhiên, sau khi miệt mài lựa chọn và thay đổi hàng chục nhãn hiệu mà "tóc vẫn rụng, đầu càng hói", họ mới nhận ra dầu gội, tinh dầu... chỉ có tác dụng đến phần "chết" là thân tóc bên ngoài, giúp tóc sạch và bóng mượt hơn, còn nếu muốn tóc mọc lại thì thật "bất khả thi".
Phần "sống" của sợi tóc chính là nang tóc nằm sâu bên trong da đầu, chứa các tế bào mầm tóc giúp "nảy mầm" thành những sợi tóc khỏe mạnh. Tế bào mầm tóc mới là nhân tố quyết định sợi tóc có được mọc lên hay không và mọc khỏe hay yếu, nhanh hay chậm, ngắn hay dài...
Tế bào mầm tóc chính là "mầm sống" của sợi tóc.
Do đó, để trị rụng tóc tận gốc, cần có giải pháp tác động vào chính tế bào mầm tóc. Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nature Cell Biology, việc thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển là xu hướng mới trong điều trị rụng tóc, thưa tóc, hói đầu hiện nay.
2. Dùng chung giải pháp chữa rụng tóc cho nam và nữ
Với quan niệm "tóc nào mà chẳng là tóc", nên người rụng tóc thường dùng sản phẩm chung chung, dành cho cả nam và nữ. Điều này là không nên. Bởi lẽ, thần kinh nội tiết điều khiển quá trình mọc tóc ở nam và nữ là khác nhau. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến tế bào mầm tóc suy yếu, dẫn đến rụng tóc ở 2 giới cũng hoàn toàn khác biệt.
3. Trị rụng tóc quá trễ
Trung bình mỗi ngày, tóc người trưởng thành sẽ rụng từ 30 -60 sợi (rụng tóc sinh lý). Nếu lượng tóc rụng trở nên bất thường: gấp đôi, gấp ba con số trên thì sẽ thành rụng tóc bệnh lý. Thông thường, người làm việc trí óc nhiều, căng thẳng, ở vị trí lãnh đạo, phụ nữ tiền mãn kinh,... cần để ý đến tình trạng rụng tóc của mình trước khi quá muộn.
Nhận biết và điều trị rụng tóc càng sớm và kịp thời, khả năng lấy lại mái tóc dày, khỏe đẹp sẽ càng cao. Nếu chần chừ, chậm chữa trị, để tình trạng rụng tóc, hói đầu kéo dài nhiều năm, khi nang tóc teo đi, tế bào mầm tóc không còn, tóc sẽ "một đi không trở lại".
Rụng tóc, hói đầu để càng lâu càng khó chữa.
4. Chỉ cung cấp dinh dưỡng đơn thuần
Mất cân bằng dinh dưỡng (do giảm cân cấp tốc, thói quen ăn uống qua loa, thiếu rau xanh, trái cây...) là một trong những nguyên nhân chính khiến tóc yếu, nhanh rụng, ngọn tóc khô xơ... Tuy nhiên, nếu khắc phục tình trạng này bằng cách chỉ cung cấp một số dưỡng chất, vitamin đơn thuần qua đường ăn uống mà không tác động đến tế bào mầm tóc thì chưa thể giải quyết vấn nạn "tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời, làm... hói muôn năm".
Do đó, để quá trình mọc tóc diễn ra đúng chu trình, cần cung cấp các dưỡng chất tác động trực tiếp vào tế bào mầm tóc, giúp cân bằng thần kinh nội tiết, tăng trưởng tế bào mầm tóc để tóc mọc lại nhanh và chắc khỏe hơn.
Hiện nay, các nghiên cứu mới nhất đã chứng minh sự phối hợp độc đáo giữa hoạt chất Cynatine và các tinh chất quý trong 2 công thức: CLI- (trong Qik Hair cho nam) và CLI- (trong Qik Hair cho nữ) giúp thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển với cơ chế chuyên biệt cho mỗi giới. Đặc biệt, nhờ công nghệ chiết xuất hiện đại, các công thức này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất một cách trọn vẹn, đem lại hiệu quả tối ưu.
5. Nóng vội trong quá trình điều trị
Tình trạng rụng tóc thường diễn ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, nhưng đa phần mọi người không lo điều trị kịp thời. Cho đến khi hốt hoảng đi tìm giải pháp, thì lại muốn tóc hết rụng và mọc lại ngay và luôn, thậm chí chỉ sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, dục tốc thì bất đạt, để tóc mọc cấp tốc trong vài ngày hay vài ba tuần là điều không thể.
Theo chuyên gia da liễu Huỳnh Huy Hoàng, tóc cần được nuôi dưỡng bằng các dưỡng chất chuyên biệt ít nhất 4 tuần, thì tóc mới có dấu hiệu giảm rụng và bóng mượt hơn. Nhưng để cảm nhận được tóc mới mọc lại trên da đầu, cần ít nhất 8 tuần. Và một liệu trình trị rụng tóc, tăng mọc tóc hiệu quả và đúng sinh lý cơ thể cần kéo dài trung bình khoảng 3 tháng. Nếu muốn tóc phục hồi tối đa, cần tiếp tục điều trị trong 6 tháng.
"Bên cạnh đó, người dùng cũng cần kết hợp thay đổi lối sống tích cực như giảm căng thẳng, stress, chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thuốc lá, rượu bia, ngủ đủ giấc... để các giải pháp giảm rụng, kích thích mọc tóc đạt hiệu quả cao nhất.", chuyên gia Huỳnh Huy Hoàng nói thêm.
Theo congluan.vn
Nam hói đầu, nữ thưa tóc: Làm sao để tóc mọc lại? Các nghiên cứu sinh học phân tử gân đây cho thấy: khi tế bào mầm tóc còn hiện diện, tóc vẫn còn cơ hội mọc trở lại. Công bố này đã mở ra hy vọng cho hàng triệu người thưa tóc, hói đầu. Rụng tóc, hói đầu: Càng lo tóc càng rụng Mới ngoài 30 nhưng anh T.A (Bắc Giang) đã phải chịu...