Rưng rưng xem phóng sự ảnh ‘Học sinh nghèo vượt khó’
Giữa phố đông, một cô bé phải bỏ giảng đường đại học từ năm thứ nhất đang gắng sức điều khiển chiếc xe thồ chất đầy đồ gốm sứ nhọc nhằn di chuyển giữa phố phường Hà Nội.
Giữa phố đông, em Mai gắng sức điều khiển chiếc xe thồ chất đầy đồ gốm sứ. Mai phải bỏ học đại học giữa chừng vì gia đình quá khó khăn, nhưng trong em vẫn nuôi ước vọng được tiếp tục cắp sách tới giảng đường
Hiền đội thúng bán bánh mì tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm. Hiền cho biết việc bán hàng tại đây ngoài việc giúp đỡ gia đình còn giúp cô bé nâng cao trình độ tiếng Anh.
Bé Nam (học lớp 3) giúp mẹ bán bao lì xì. Khi tôi hỏi: “Có nặng không cháu?”, Nam trả lời: “Không nặng đâu ông ạ, cháu quen rồi”.
Video đang HOT
Hồng và bạn đi bán cá vàng và đồ hàng mã trong ngày ông công ông táo trên phố Trần Xuân Soạn (Hà Nội).
Một cô bé buồn vì ế hàng, người bạn cùng bán hoa giả với cô bé cho biết: “Từ sáng tới giờ chúng cháu chưa bán được đồng nào”.
Tại cửa đền Bà Kiệu, một cô bé đi bán áo mưa cho khách du lịch.
Em Chi (hiện theo học lớp 12) đi bán túi cầu may cho khách du lịch nước ngoài tại bờ hồ Hoàn Kiếm sáng mùng 1 Tết Ất Mùi.
Theo Quang Phùng/Báo Tuổi trẻ
Câu lạc bộ thanh niên 100 triệu đồng
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, đến nay anh Nguyễn Văn Khoa đã vươn lên làm giàu và lập CLB thanh niên chăn nuôi với thu nhập của mỗi thành viên gần 100 triệu đồng/năm.
Khởi nghiệp từ tay trắng
Anh Khoa sinh ra trong gia đình nghèo, ít ruộng đất. Lúc nhỏ, do hoàn cảnh khó khăn nên anh dừng việc học khi chưa hết cấp 2 để phụ giúp gia đình. Anh Khoa kể, trước đây, ở quê làm ruộng không đủ ăn nên phải làm thuê được vài chục ngàn/ngày. Năm 2004, trong quá trình đi làm thuê trong tỉnh Hậu Giang, anh phát hiện mô hình nuôi ếch dễ nuôi, có hiệu quả, chi phí mua con giống rẻ, thời gian thu hoạch nhanh. Sau đó, anh mua thử nghiệm 500 con với giá 1.000 đồng/con về nuôi. Vụ đầu, tỷ lệ hao hụt gần 70%, lỗ vốn.
Anh Nguyễn Đắc Vinh tặng biểu trưng cho anh Khoa tại khu nuôi ếch.
Không nản lòng, anh tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi khác và tích cực tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ở xã, huyện và nghiên cứu thêm sách vở.
Đặc biệt là tìm hiểu sâu về quy trình sinh sản, cách điều trị bệnh cho ếch. Có được ít kinh nghiệm trong tay, anh Khoa tiếp tục mua thêm 3.000 con để nuôi tiếp. Sau 3 tháng anh bán được gần 50 triệu đồng, lãi hơn 20 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, anh Khoa tích lũy kinh nghiệm rồi tự nhân giống ếch tại nhà để vừa đáp ứng nguồn giống cho mình và cung cấp cho thanh niên khác.
Theo anh Khoa, nuôi ếch không mất nhiều công chăm sóc, ít rủi ro, không cần có mặt bằng lớn, chỉ tận dụng các diện tích đất quanh nhà. Sau đó đắp bể bằng bạt rồi bơm ít nước vào là có thể thả ếch vào nuôi. Muốn nuôi ếch dưới sông thì phải chọn vị trí nước ra vào thường xuyên để đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, làm mùng lưới bao quanh, vỉ tre nổi trên mặt nước cho ếch sinh hoạt. Đồng thời, thả lục bình, rau muống xung quanh để tạo bóng mát và môi trường hoang dã cho ếch dễ thích nghi. Từ thành công với con ếch, anh Khoa mở rộng sang nuôi thêm ba ba, cá giống các loại...
Làm "chuyên gia" cho nông dân Campuchia
Anh Khoa cho biết, đầu năm 2013 có đoàn khách khoảng 10 người từ Campuchia đến cơ sở của anh tìm hiểu rồi đặt hàng cung cấp con giống. Sau đó, họ mời anh sang tận Campuchia để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân nuôi rồi ký hợp đồng cung cấp con giống như cá bột, ếch, ba ba.
Theo anh Khoa, trung bình 1 con ếch mẹ 1 năm đẻ 6-7 lần, mỗi lần đẻ khoảng 1.600 con, hao hụt khoảng 30%. Từ ngày ếch đẻ đến khi bán là hơn 3 tháng, trọng lượng mỗi con hơn 200 gram. Anh tính toán, để đạt 1 kg ếch thành phẩm thì tốn 0,8-1 kg thức ăn, tương đương hơn 20.000 đồng, giá luôn ở mức từ 30.000-55.000 đồng/kg (tùy thời điểm).
Không chỉ làm giàu cho bản thân, năm 2012, anh Khoa còn đứng ra thành lập câu lạc bộ thanh niên chăn nuôi để hỗ trợ thanh niên lập nghiệp. Ban đầu chỉ vài người tham gia nhưng đến nay câu lạc bộ có gần 20 thành viên trong ấp, với thu nhập của mỗi người gần 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, anh Khoa còn đầu tư nuôi 20 con trăn.
Anh Khoa cho biết, câu lạc bộ định kỳ tổ chức họp sinh hoạt mỗi tháng 1 lần để anh em chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời mời cán bộ khuyến nông ở huyện, xã đến tư vấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi để thanh niên ứng dụng đạt hiệu quả cao.
Anh Trần Hoàng Vang, Phó Bí thư Huyện Đoàn Phụng Hiệp cho biết, thanh niên trong tổ hợp tác có nhu cầu nuôi ba ba, ếch hay cá thát lát, anh Khoa sẵn sàng cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng chuồng trại mà không phải trả tiền. Đến khi thu hoạch anh sẽ mua lại bằng giá thị trường nên thanh niên không phải lo về đầu ra sản phẩm. Anh Khoa là gương thanh niên gương mẫu, có ý chí cầu tiến, mạnh dạn trong làm ăn. Mô hình của anh, đã giới thiệu cho gần 94 câu lạc bộ, tổ hợp tác với hàng trăm thanh niên trong địa bàn huyện học tập.
Đầu tháng 12/2014, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã đến thăm mô hình sản xuất của anh Khoa. Tại đây, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn biểu dương, khen ngợi cách làm sáng tạo của anh Khoa. Tại ao nuôi ếch, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã trao tặng anh Khoa biểu trưng của BCH T.Ư Đoàn.
Năm 2014, anh Khoa thu hoạch hơn 10 đợt không chỉ bán ở trong nước mà còn bán sang Campuchia con giống và thương phẩm như: ếch, cá bột, ba ba... đạt doanh thu gần 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 250 triệu đồng. Hiện tại, anh có 2 ao nuôi hơn 4.000 con ba ba; hơn 20 bể nuôi gần 10.000 con ếch và hàng triệu con cá bột giống. Sắp tới, anh dự định sẽ mở thêm trại cá giống ở Campuchia để cung cấp giống cho người dân.
Theo Hoà Hội/Báo Tiền phong
Cậu bé 11 tuổi liệt toàn thân giành HCV Toán học trẻ quốc tế Dù toàn thân bị bại liệt, nhưng cậu bé 11 tuổi này đã khiến nhiều người thán phục khi đoạt HVC giải Toán học trẻ quốc tế năm 2014. Căn Căn đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như ban tổ chức khi ngồi xe lăn đến tham gia giải Toán học trẻ quốc tế được tổ chức tại...