“Rưng rưng” những lời chúc chân thành gửi cô giáo ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngoài những bó hoa tươi thắm, bạn hãy dành những lời chúc hay và ý nghĩa nhất tới thầy cô.
Những lời chúc hay và ý nghĩa gửi tới thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là món quà tinh thần vô giá. Báo điện tử Người Đưa Tin xin chia sẻ với bạn một số lời chúc hay và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em xin gửi đến cô lời chúc chân thành nhất và cảm ơn cô đã dìu dắt chúng em đến với những bến bờ kiến thức mới mẻ.
Ơn dạy dỗ cao dường hơn núi, nghĩa thầy cô như nước biển khơi, công cha mẹ con luôn tạc dạ, ơn cô con mãi ghi lòng. Nhân ngày 20/11 con xin kính chúc cô mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người.
Nhân ngày 20/11 em xin chúc cô lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Em chân thành cám ơn cô.
Ngày 20/11 tới, với tất cả tấm chân tình mà con muốn gửi đến cô, chúc cho cô luôn vui vẻ tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, ngày nào cũng luôn gặp may mắn và thành công trên con đường dạy học của mình, chăm bón những mầm non của mình thật tốt tươi.
Nhân ngày 20/11 em xin chúc cô giáo lời chúc tốt đẹp nhất, chúc cô luôn tràn đầy nhiệt huyết với sự nghiệp cao cả của mình, có nhiều sức khỏe để vững bước chèo lái con thuyền trồng người đến bờ bến thành công.
Nhân ngày 20/11, em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành đã dìu dắt chúng em đến gần hơn với chân trời kiến thức. Kính chúc cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để luôn mang đến cho chúng em ngày càng nhiều bài học hay và bổ ích.
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em chúc cô sức khỏe dồi dào, công tác tốt, và thành công trong sự nghiệp trồng người, dìu dắt thế hệ học trò chúng em thành người.
Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, em không biết nói gì hơn ngoài chúc cô luôn vui tươi, khỏe mạnh để tiếp tục sự nghiệp dìu dắt, dạy bảo chúng em những bài học bổ ích. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Nhân ngày 20/11, em chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.
Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam, em xin gửi đến cô những lời chúc tốt đẹp nhất, cảm ơn cô đã dìu dắt chúng em đến gần hơn với chân trời kiến thức. Cô luôn là người quan tâm, dạy dỗ em ân cần, chỉ bảo em từng li từng tí một. Đứa học trò có học lực yếu kém nhất lớp ngày nào bây giờ đã dần tiến bộ nhờ sự dạy dỗ của cô.
Video đang HOT
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam, em xin gửi tới cô những lời chúc chân thành nhất, chúc cô lúc nào cũng luôn vui tươi, mạnh khỏe để đưa tiếp thế hệ trẻ cập bến tương lai. Cảm ơn cô đã mang đến cho chúng em những bài học hay để đến gần hơn với kiến của nhân loại.
Cô à, khi đọc được những lời chúc này, cô chỉ cần biết rằng đứa học trò giấu tên này chỉ muốn gửi tới cô những lời chúc sức khỏe, và thành công trong cuộc sống cũng như sự nghiệp trồng người. Một lời cảm ơn có lẽ là không đủ so với những gì mà cô đã làm cho em. Em chúc cô luôn mạnh khỏe, trẻ trung, vui tính, và thành công trong sự nghiệp nhà giáo của mình cô nhé.
Dành tặng những tình cảm sâu sắc và tôn kính nhất đến cô giáo trong ngày 20/11. Em xin chúc cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt.
Ngày 20 đã đến, tháng 11 thân thương, kỷ niệm ngày hiến chương của các thầy cô giáo, em nay xin kính chúc cô mạnh khỏe, công tác tốt để dìu dắt chúng em thành con ngoan trò giỏi.
Phong Linh (tổng hợp)
Theo nguoiduatin
"Tiền trong đó cô ạ. Hai trăm nghìn đồng, sao cô lại trả lại?"
Nhận quà hay không nhận? Nhận quà còn phong bì thì không? Phụ huynh tự nguyện tặng thì mình có quyền nhận chẳng sao cả? Hay chỉ nhận khi người tặng lịch sự?
Bước chân vào lớp học, thấy trên bàn có rất nhiều hoa, cô giáo A. hỏi cả lớp: "Đây là hoa của những em nào?"
Tặng quà thầy cô giáo ngày 20/11 (Ảnh minh họa: doisongvietnam.vn).
Một số học sinh đứng lên nói: "Có phong bì ghi tên con trong đó mà cô". Cầm từng bông hoa lên, cô A. thấy chiếc phong bì nằm gọn trong đó.
Cô giở từng chiếc phong bì và gọi trò lên nói: "Cô nhận bông hoa này còn phong bì con đem về cho mẹ nói rằng cô cảm ơn".
Có học sinh vui mừng cầm về chỗ, có em lưỡng lự ra chiều nghĩ ngợi và nói lại: "Tiền trong đó cô ạ. Hai trăm nghìn đồng, sao cô lại trả lại?"
Chẳng riêng gì cô A. được học sinh tặng như thế. Đồng nghiệp của tôi dạy học trong nhiều trường học ở các địa phương cũng kể lại hàng chục kiểu tặng quà của học sinh.
Có nhiều câu chuyện thật cảm động nhưng cũng không ít câu chuyện cười ra nước mắt.
Có em tay xách bị quà hay chiếc phong bì chạy nháo nhác khắp trường mắt dáo dác ngó quanh để tìm thầy cô giáo mình cần tặng. Gặp thầy cô, có em nói: "Mẹ con cho cô đấy".
Có học sinh lớp 2 còn nói: "Mẹ bảo nộp cho cô".
Nghe mà đắng lòng, thấy xót xa, mà thương các em chưa hiểu gì chuyện ấy đã bị cha mẹ cho làm quen với phong bì, quà cáp ngay từ khi còn rất nhỏ.
Thương trò lại càng trách phụ huynh sao nỡ bắt các em làm như thế? Tri ân kiểu gì lạ vậy hay chỉ đơn thuần xem như là trách nhiệm phải theo?
Một đồng nghiệp khác lại đã kể cho tôi nghe câu chuyện: "Nói không với phong bì" của mình.
"Từ sáng tới giờ, em đã trả lại rất nhiều phong bì rồi. Nói chung nhận phong bì của học sinh mang tiếng lắm. Mình nghèo cũng đã nghèo, có thêm chừng ấy cũng chẳng thể giàu hơn.
Mà nhiều phụ huynh tặng mình xong rồi lại ra ngoài kể: "Vừa mất toi mấy trăm ngàn vì ngày tết thầy cô" nghe xót xa lắm".
Một đồng nghiệp khác góp lời: "Lúc sáng, có mấy phụ huynh gọi điện hỏi thăm nhà, em phải nói dối mình đã đi khỏi để đỡ mất công đưa qua trả về phiền phức.Thế mà họ lại gửi con chiều mang lên lớp tặng thầy".
Có đồng nghiệp khác lên tiếng: "Em cũng trả lại phong bì thấy nhận thì kì quá. Nếu phụ huynh tặng cho chai dầu, chai sữa tắm, mảnh áo dài, cuốn sổ hay cây bút mình nhận cũng được vì họ đã trót mua rồi".
Người lại dứt khoát: "Đã không nhận quà thì tuyệt đối không nhận thứ gì. Phong bì hay hiện vật cũng là quà.
Mình trả lại lần này thì lần khác nhất định họ sẽ không tặng nữa như thế sẽ không tạo ra tiền lệ xấu.
Có giáo viên cho rằng: "Mình không gợi ý, không kêu gọi học sinh nói ba mẹ mua quà. Phụ huynh tự nguyện đến tặng, mình từ chối là phụ lòng người ta..."
Có giáo viên nhất định chỉ nhận quà của những học sinh cũ bởi đây không phải là món quà toan tính, đó thật sự là quà của long tri ân.
Lại có giáo viên thẳng thắn mỉa mai: "Bày đặt trả lại, họ cho thì nhận mình có xin đâu?".
Trong thực tế, không phải phụ huynh nào cũng tặng quà với lòng toan tính theo kiểu "Để thầy cô ưu ái, chăm sóc con mình hơn các bạn".
Nhiều phụ huynh có con luôn chăm ngoan, học giỏi. Phụ huynh nói mình tặng quà để "Cám ơn về công lao dạy dỗ của cô thầy".
Bởi thế, cách tặng quà cũng rất thành tâm và tế nhị. Nhiều giáo viên cũng đã tìm mọi cách từ chối nhưng "phần thắng" luôn về phía phụ huynh.
Nhận quà hay không nhận? Nhận quà còn phong bì thì không? Phụ huynh tự nguyện tặng thì mình có quyền nhận chẳng sao cả?
Câu chuyện về quà tặng, về cách tặng quà của phụ huynh vẫn luôn là đề tài được nhiều thầy cô bàn tán sôi nổi mà nghe ra ai cũng có cái lý của mình.
Còn riêng bạn thì sao?
Thảo Ly
Theo giaoduc.net
Người thầy, nhà báo tận tụy Vừa là nhà giáo, vừa là nhà báo, vừa dành thời gian viết văn, ở vai trò nào, PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng luôn nỗ lực hết mình. Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, PGS, TS Nguyễn Ngọc Oanh đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân...