Rùng mình muôn kiểu bạo lực học đường của giới trẻ: Nam đánh nữ, xé áo dài, dùng dao rạch mặt
Bạo lực học đường vẫn âm thầm diễn ra hàng ngày, hàng giờ… Nhưng không phải nạn nhân nào cũng đủ dũng cảm để lên tiếng cầu cứu, bảo vệ chính mình.
Vụ 5 nữ sinh ở Hưng Yên lột quần áo của một bạn cùng lớp, quay clip và đăng tải lên mạng xã hội đã dấy lên thêm một làn sóng phẫn nộ về tình trạng bạo lực học đường vốn đã âm ỉ lâu nay. Mới đây, chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn nhỏ đối với một số bạn trẻ, không ít câu chuyện thấm đẫm mùi bạo lực đã dần được hé mở.
Clip phỏng vấn các bạn trẻ về câu chuyện bạo lực học đường từng có trong quá khứ.
Theo những gì ghi nhận được từ những nhân vật tham gia phỏng vấn, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ai cũng ít nhất một lần từng chứng kiến, nghe kể lại, thậm chí là chính bản thân trực tiếp trải qua những vụ đánh đấm, ‘xử lý’ thẳng tay không thương tiếc.
Ảnh minh họa (Nguồn: Change.org)
Từ nói xấu, dựng chuyện, hiểu lầm…
Bạo lực học đường không phải lúc nào cũng ở mức độ dính líu đến vũ lực, nước mắt, máu mà đôi khi, chỉ tồn tại ngấm ngầm và manh nha biểu hiện qua những hành vi đơn giản như nguýt lườm, nói xấu sau lưng.
Bạn Trần Thị Thu Nhàn (22 tuổi) kể lại : ‘Chứng kiến đánh nhau thì mình chưa từng chứng kiến. Nhưng mà thời học sinh, mình có biết chuyện một số bạn nói xấu, nói sai sự thật về một người bạn khác. Sự việc đó cũng không ảnh hưởng nặng nề gì tới bạn đó cả. Có điều, một số bạn khác khi chưa tiếp xúc với bạn đó, sẽ nghĩ xấu về bạn đó và bạn ấy sẽ có ít cơ hội để có thêm bạn mới’.
Bạn Thu Nhàn kể lại câu chuyện của mình.
Hành vi ‘cách ly, ‘ tẩy chay‘ tương tự tồn tại đầy rẫy trong môi trường học đường, nơi các bạn trẻ vẫn còn chưa đủ chững chạc, chưa giỏi kiểm soát tâm lý và đang trong giai đoạn mới lớn, đặt nặng cái tôi. Để rồi, chính những điều đơn giản này lại là nguyên dân dẫn đến các vụ bạo lực cao trào, táo bạo hơn.
Bạn Nguyễn Văn Thanh (18 tuổi) là một trong số ít nhân vật dám chia sẻ kí ức bạo lực mà chính mình từng trải trong quá khứ, nguyên nhân bắt nguồn từ một hiểu lầm trong lúc đi chơi chung. Thanh kể: ‘Năm cấp hai, mình và một bạn nam có đánh nhau. Cả hai đều bị thương, mình thì bị bạn đó dùng một cây gỗ đập vào đầu, sưng lên và mém đổ máu. Hai đứa bị nhà trường gọi lên kiểm điểm và cũng bị bố mẹ đánh. Nhưng vốn cũng chơi thân lâu năm, sau vụ đó thì cả hai cũng đi uống nước, làm hòa rồi thân lại’.
Thanh bộc bạch, hiểu lầm lúc ấy không đáng để cả hai phải làm vậy, nếu được quay lại, cậu sẽ hành xử khác đi.
Đến chuyện nam đánh nữ, xé áo dài và… rạch mặt
Bạn Lê Đức Ngọc Sơn (18 tuổi) kể lại: ‘Năm lớp 10, mình từng chứng kiến trường hợp một bạn nữ bị đánh. Ban đầu chỉ là một đánh một, sau đó, lại có thêm một đám bạn nữ khác cũng ùa vào đánh chung, đánh đến nỗi xé áo dài của bạn kia ra. Lúc đó, bạn nữ kia rất sợ, tìm cách bấu víu, giữ cho áo dài không bị xé toang, nhưng cuối cùng vẫn bị xé tan tành. Sau đó, có một nhóm các bạn nam vào can ra, vụ đánh nhau mới kết thúc’.
Ngọc Sơn đã từng tận mắt chứng kiến màn đánh nhau ‘nảy lửa’ của các nữ sinh cùng trường.
Chuyện nam đánh nam, nữ đánh nữ không phải là điều hiếm, nhưng chuyện cả một nhóm bạn nam cùng vây lại ‘thượng cẳng chân, hạ cẳng tay’ với một bạn nữ có lẽ sẽ là một trường hợp khiến nhiều người nghe ‘trố mắt’.
Một bạn nam giấu tên đã tiết lộ về một vụ bạo lực học đường mà bản thân từng chứng kiến: ‘Thời cấp 3, vào năm lớp 10, mình từng thấy cả một nhóm bạn nam lao vào đánh một bạn nữ ở trường. Bạn nữ bị thương và xây xước ngoài da, sau đó phải nghỉ học vài ngày để bình ổn tâm lý. Còn nhóm bạn nam kia thì bị đưa ra hội đồng kỷ luật trước nhà trường’.
Tình bạn bè, tình yêu học trò vốn được cho là đơn thuần, trong sáng, nay lại liên quan đến vô số chuyện khó nghe, khó tin, thậm chí là cả việc sử dụng vũ khí và dính dáng đến pháp luật. Những chiêu thức được các bạn trẻ sử dụng để làm hại nhau đôi lúc được cho là quá tàn nhẫn so với độ tuổi, chẳng hạn như trường hợp dưới đây: dùng dao rạch mặt.
Bạn Phạm Thái Sơn (19 tuổi) kể lại: ‘Hồi xưa năm lớp 12, mình có chứng kiến hai bạn nữ sinh đánh nhau. Một bạn thì bị rạch mặt, gia đình có báo lên công an. Bạn kia sợ quá phải trốn một tuần, sau đó ra gặp công an thì bị bắt, bị buộc làm đơn thôi học. Đến tận bây giờ, trên mặt bạn bị đánh vẫn còn hằn một vết sẹo’.
Dù chỉ là người chứng kiến nhưng vụ việc bạo lực trên cũng là một kí ức khó quên trong thời học sinh của 10x này.
Bên cạnh đó, nhiều câu chuyện khác cũng được gom lại như: ‘choảng’ nhau ngay tại hành lang của lớp học, dùng nhang đang cháy để chích vào da bạn, sử dụng gậy gỗ đập vào đầu,…
Tạm kết
Rõ ràng, những vụ việc gây sốt, rúng động chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, chỉ được làm rầm rộ lên khi hậu quả của nó quá ư thậm tệ. Vẫn còn vô số những vụ bạo lực học đường lớn nhỏ vẫn đang tồn tại nhan nhản ngoài kia, không kiểm soát hết, chẳng được nhiều người biết đến, chẳng được giải quyết đến cùng, chỉ là vĩnh viễn hằn lại trong bóng đen kí ức của nạn nhân và trong cả trí nhớ của những học trò từng chứng kiến.
Theo baodatviet
Bạo lực học đường và con dao hai lưỡi mang tên mạng xã hội
Khi phát hiện một vụ bạo lực học đường, nên lựa chọn phương án nào giữa lập tức "phanh phui" lên mạng xã hội và không để mọi chuyện từ đời thực tràn vào cả thế giới ảo?
Ngày 22/3 vừa qua, Y. - học sinh lớp 9 trường THCS Phù Ủng (Ân Thi, Hưng Yên) - bị 5 bạn học cùng lớp lột hết quần áo, túm tóc, liên tục đấm đá vào vùng đầu, mặt... ngay tại trường.
Một trong số nữ sinh tham gia đánh hội đồng Y. gửi clip lại sự việc cho bạn ở nước ngoài. Sau đó, hình ảnh này bị phát tán trên mạng xã hội.
Đoạn video có thời lượng chỉ khoảng 40 giây song nỗi ám ảnh trước cảnh tượng cô gái 15 tuổi ngồi co ro trên nền nhà, không mảnh vải che thân, bất lực trước mọi đòn đau mà bạn học giáng xuống đầu... không thể mất đi trong tâm trí nhiều người.
Sáng 31/3, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thăm hỏi, động viên nữ sinh Y., khẳng định với gia đình em sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Ảnh: N.S.
Có thể nói sau khi vụ bạo lực học đường nghiêm trọng này được "khui" ra trên mạng xã hội, làn sóng phẫn nộ từ cộng đồng phần nào gây sức ép tới việc xử lý người liên quan.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với phóng viên Zing.vn, nạn nhân Y. cảm thấy mệt mỏi khi hình ảnh của mình được chia sẻ khắp các hội, nhóm trên mạng xã hội những ngày qua.
"Giờ thì ai ai cũng biết em cả", nữ sinh 15 tuổi buồn bã nói.
Không riêng gì vụ đánh hội đồng bạn kể trên, mỗi sự việc khi được đưa lên mạng xã hội, cái kết không phải luôn là "người tốt được khen, người xấu bị chỉ trích", mà kéo theo nhiều hệ lụy.
Vậy khi phát hiện các vụ bạo lực học đường, nên lựa chọn phương án nào giữa lập tức "phanh phui" lên mạng xã hội và không để mọi chuyện từ đời thực tràn vào cả thế giới ảo?
Khi nạn nhân im lặng, mạng xã hội là nơi phát hiện các vụ bạo lực học đường
Khi cơ quan công an đang điều tra vụ nữ sinh bị bạn đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên, ngày 1/4, mạng xã hội lại xuất hiện clip ghi cảnh nữ sinh THCS ở Nghệ An bị nhóm bạn chửi bới, bắt quỳ rồi liên tục tát vào mặt dù nạn nhân khóc lóc, xin lỗi, gây bức xúc dư luận.
Thực tế, từ những năm 2015-2016, hàng loạt vụ tương tự đã xuất hiện nhan nhản trên Facebook.
Cuối tháng 10/2016, cộng đồng mạng phẫn nộ khi xem clip nữ sinh bị nhóm bạn 14 người đánh, bắt quỳ gối, liếm chân xảy ra ở khu vực dân cư tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Vụ đánh hội đồng nữ sinh tại TP.HCM vào năm 2016 được phát hiện nhờ clip trên mạng xã hội. Ảnh c ắt từ clip.
Đáng nói, vụ hành hung tàn bạo diễn ra hôm 28/8, song nạn nhân không dám nói với người nhà.
Mọi việc chỉ được phát hiện 2 tháng sau đó khi một nữ sinh tham gia đánh bạn tung clip lên mạng xã hội.
Sau khi gia đình nạn nhân làm đơn tố cáo, công an đã mời 14 người liên quan, đều là những thiếu niên dưới 16 tuổi và đa phần đã bỏ học, lên trụ sở làm việc.
Tương tự, "nam sinh lớp 8 đánh bạn nữ lớp 10 gục tại bến xe buýt ở Mai Sơn, Sơn La", "3 nữ sinh túm tóc, đánh bạn túi bụi ở Văn Lâm, Hưng Yên", "nữ sinh Sư phạm gọi hội 7 người tới đánh bạn tại quán trà sữa ở Hà Nội", "nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Gia Lâm, Hà Nội"... đều là những vụ bạo lực học đường được phát hiện và xử lý không phải vì nạn nhân lên tiếng.
Với tốc độ lan truyền chóng mặt, các clip bạo lực học đường này nhanh chóng xuất hiện ở khắp các hội, nhóm trên Facebook, gây nên làn sóng bất bình trong cộng đồng mạng. Từ đó, nhờ sự và cuộc của các cơ quan báo chí, đài truyền hình, công an... những vụ việc này mới được xử lý.
Theo báo cáo của ngành giáo dục, trong năm học 2017-2018, cả nước xảy ra hơn 2.000 vụ, 53% trong số đó diễn ra trong môi trường học đường. Trong giai đoạn 2010-2018, 7.735 học sinh, sinh viên tham gia vào các vụ đánh nhau, bị xử lý kỷ luật.
Con số hàng nghìn vụ bạo lực học đường mà báo cáo chỉ ra ở trên có lẽ chưa phải là tất cả. Sẽ có nhiều trường hợp nạn nhân vì quá hoảng sợ, không dám phản kháng, không nói với ai... rồi cứ thế lẩn khuất trong những góc tối xấu xí của môi trường mà lẽ ra, con trẻ chỉ đến với niềm vui được tiếp thu kiến thức và vui chơi cùng bạn bè.
Trong năm học 2017-2018, cả nước xảy ra hơn 2.000 vụ bạo lực học đường. Ảnh: Nhân Lê - Nguyễn Sương.
Mạng xã hội 'cổ vũ' nạn bạo lực học đường?
Ngay sau khi vụ đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên được phát tán lên Facebook, nhờ sự truy lùng ráo riết của dân mạng, thông tin, hình ảnh, trang cá nhân... được cho là của 5 nữ sinh tham gia hành hung được tìm ra và chia sẻ công khai trong nhiều diễn đàn.
Đó là mô típ quen thuộc khi trên mạng có "biến" (từ được dùng để chỉ sự việc nào đó gây sốc hay nghiêm trọng): Bằng mọi cách truy lùng ra nhân vật chính, rêu rao thông tin về họ rồi tràn vào trang cá nhân tấn công bằng những lời lăng mạ, xúc phạm, dè bỉu mà không cần kiểm chứng đúng sai.
Trong một hội nhóm mà giới trẻ chuyên vào để hóng "drama", dưới bài đăng công khai 5 tài khoản Facebook được cho là thuộc về các thành viên trong nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn, dân mạng buông lời chửi bới, thóa mạ, gọi các nữ sinh này là "5 con quỷ", "5 con rắn độc" và nhiều từ ngữ nặng nề khác.
Ảnh chụp màn hình 5 tài khoản Facebook được cho là thuộc về các thành viên trong nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn ở Hưng Yên xuất hiện trên mạng. Ảnh chụp màn hình.
Sau khi trở thành tâm điểm chỉ trích của nhiều người, L. - một trong 5 nữ sinh tham gia lột quần áo và đánh nữ sinh Y. ở Hưng Yên - đã bỏ nhà ra đi.
Gia đình L. cho biết con gái đang tạm lánh ở nhà bà con vì bị nhiều người dọa đánh, giết. Theo lời mẹ của L., mỗi khi nữ sinh này lên mạng lại nhận được những tin nhắn đe dọa "xử" từ người lạ.
Cô bé này nhiều lần sợ đến phát khóc và nói với mẹ phải đi khỏi nhà ngay nếu không ngày hôm sau sẽ bị đánh. Cả gia đình chỉ lo L. vì sức ép của cộng đồng mạng rồi nghĩ quẩn.
Có thể thấy, từ chuyện giúp phanh phui các vụ bạo lực học đường và gây sức ép tới việc xử lý cho các cơ quan chức năng, chính mạng xã hội cũng trở thành con dao 2 lưỡi khi tạo áp lực tinh thần nặng nề lên những đứa trẻ đi bắt nạt lẫn bị bắt nạt.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Duy - giám đốc Trung tâm Chẩn đoán và Phát triển tinh thần Khơi Nguồn - từng chia sẻ với Zing.vn các bạn trẻ khi trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng trong các sự việc tiêu cực hay nghiêm trọng nào đó sẽ gánh chịu sức nặng tâm lý rất khủng khiếp.
Họ gặp nhiều khó khăn khi đối diện với gia đình, bạn bè, những người ngoài phạm vi tương tác mạng xã hội đã xem clip đó. Những bạn trẻ này có thể bị sang chấn tâm lý do sức ép lớn từ cộng đồng.
Người thân cho rằng Bùi Quang Huy tìm đến cái chết vì hoảng sợ, xấu hổ khi clip mình bị nhóm thanh niên đánh lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: Tây Bắc 24h.
Không ít sự việc đau lòng từng xảy ra với nạn nhân của bạo lực học đường.
Đó là trường hợp của Bùi Quang Huy (sinh năm 2001, học sinh lớp 8A, trường THCS Âu Lâu, TP Yên Bái) treo cổ tự tử vào năm 2016.
Người thân cho hay Huy hành động dại dột như vậy có thể vì hoảng sợ và xấu hổ khi đoạn video mình bị nhóm thanh niên bắt quỳ gối, hành hung bằng tuýp sắt lan truyền trên mạng xã hội.
Nếu như clip không được đưa trên mạng, những nút like, share của cư dân mạng không tiếp tục đẩy mọi chuyện đi xa, có lẽ nam sinh đã không phải tìm đến cái chết khi tuổi đời còn quá trẻ.
Chưa kể, khi những thông tin sai lệch, thiếu kiểm chứng được đưa lên mạng, nhiều người vô can bỗng nhiên bị hàng nghìn người lạ chỉ bởi, dọa dẫm vì... "ném đá" nhầm. Và đôi khi chính những video về bắt nạt học đường nhan nhản trên Facebook lại "cổ vũ" những kẻ đi bắt nạt khác xem rồi bắt chước.
Mạng xã hội cũng sinh ra một kiểu bắt nạt mới là gièm pha, nói xấu nhau trong nhóm chat hay công khai "bóc phốt", tung ảnh "dìm hàng" trên mạng xã hội.
Theo kết quả khảo sát của nhóm giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục của ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) trên 500 học sinh tại 2 trường THPT tại Đà Nẵng vào năm 2018, 19,3% học sinh là thủ phạm của việc bắt nạt, xúc phạm nhau bằng các hình thức trực tuyến (thông qua tin nhắn, hình ảnh hoặc video, các thiết bị điện tử...) và 16,7% học sinh từng là nạn nhân của hình thức này.
Nên cân nhắc việc đưa clip bạo lực học đường lên mạng xã hội
"Theo dõi tin tức vài ngày nay mà thấy thương cô bé nạn nhân cùng gia đình. Tuổi thơ của em đã có một nỗi ám ảnh mà cả đời cũng chẳng thể xoá được", cô Đào Mai Linh - giáo viên ở Hải Phòng - chia sẻ về vụ nữ sinh bị bạn đánh ở Hưng Yên.
Cô Mai Linh biết về sự việc thông qua fanpage của VTV24. Khi nhấn xem clip, nữ giáo viên phẫn nộ đến mức không đủ bình tĩnh để theo dõi toàn bộ.
"Tôi nghĩ các video về bạo lực học đường như vậy không nên xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên, cũng có chút phân vân bởi nếu không có clip được tung lên thì vụ này không biết còn bị ỉm đi đến bao giờ vì nạn nhân không dám nói", cô Linh bày tỏ.
Mội số Việc đưa clip bạo lực học đường lên mạng xã hội nên được cân nhắc . Ảnh cắt từ clip.
Từ lập trường một người đang làm việc trong môi trường giáo dục, cô Mai Linh chia sẻ nếu bản thân phát hiện một vụ bạo lực học đường, việc đầu tiên cô làm là tìm hiểu nguyên nhân sự việc để nắm rõ ai gây chuyện, ai bị hại.
Sau đó, nữ giáo viên sẽ nói chuyện với học sinh bị bạo lực để em đó chia sẻ rõ hơn về tình trạng hiện tại của mình. Tiếp đến, cô báo cho gia đình các học sinh có liên quan, bởi trong các vụ bạo lực học đường, chỉ khi nhà trường và gia đình phối hợp tốt mới đem lại hiệu quả.
"Với mức độ bạo hành/va chạm nhẹ, tôi sẽ xử lý đến đó, chứ như clip em Y. ở Hưng Yên bị đánh tôi sẽ mời gia đình các em liên quan cùng cơ quan có thẩm quyền để xử lý nặng. Không thể dung túng cho hành vi này được. Tôi sẽ nghĩ đến việc đưa sự việc lên mạng nếu nhà trường và phía công an không có động thái xử lý dù đã biết. Giờ sức mạnh của mạng xã hội khá lớn, chúng ta nên tận dụng trong hoàn cảnh cần thiết", cô Linh nêu quan điểm.
TS. Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) từng chia sẻ một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ bạo lực học đường hiện nay là do mâu thuẫn trên Facebook. Từ đó, nữ tiến sĩ đưa ra gợi ý cho mọi người khi dùng mạng xã hội:
- Mỗi gia đình cần đặt ra những nguyên tắc để quy định cho các thành viên. Không đưa những thông tin cá nhân lên Facebook, đặc biệt thông tin về địa chỉ, thân thế, nơi làm việc thực tế ngoài đời.
- Không sử dụng ngôn ngữ thiếu lành mạnh khi bình luận hay đăng các bài viết trên mạng xã hội. Không phê phán, chỉ trích, xúc phạm cá nhân và tập thể trên mạng xã hội.
- Không chia sẻ ảnh của người thân, đặc biệt ảnh nhạy cảm của trẻ nhỏ. Điều này có thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho chính các em bé. Có những quy định rất cụ thể về việc trẻ nhỏ sử dụng mạng xã hội theo độ tuổi, trình độ học vấn và nhận thức của các cháu.
Theo Zing
Toàn bộ giáo viên Hưng Yên sẽ họp rút kinh nghiệm sau vụ nữ sinh bị đánh Cuộc họp trực tuyến sẽ được tổ chức trong tuần này nhằm thông báo, rút kinh nghiệm sự việc và tư vấn cách xử lý bạo lực học đường. Sau cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng 31/3, ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, giao công an tỉnh phối hợp với công an huyện Ân Thi...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới
Du lịch
15:05:14 22/02/2025
Choáng với những đồng cát-xê đầu tiên "rẻ như bèo" của 1 anh trai, con số hiện tại tăng gấp 40 nghìn lần!
Nhạc việt
15:02:28 22/02/2025
Kyrgyzstan và Tajikistan ký kết văn kiện phân định biên giới
Thế giới
14:43:31 22/02/2025
Phim Hoa ngữ gây sốc vì có rating cao nhất lịch sử cả nước, nam chính hack tuổi quá đỉnh 20 năm trẻ mãi không già
Phim châu á
14:43:23 22/02/2025
Mẹ tôi - người phụ nữ có khả năng giải quyết 7 vấn đề nhà cửa mà không tốn tiền
Sáng tạo
14:40:50 22/02/2025
Chọc ghẹo cô gái giữa phố, hai thanh niên bị đánh nhập viện
Pháp luật
13:47:42 22/02/2025
Xem lại ảnh thời thơ ấu của chồng, người vợ nhận ra sự thật bất ngờ từ nhiều năm trước
Netizen
13:06:22 22/02/2025
Nên duyên vợ chồng sau tai nạn ô tô
Lạ vui
13:05:45 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
Hậu trường phim
12:54:00 22/02/2025
Nóng: Thành viên Wonder Girls bị tố lừa đảo
Sao châu á
12:50:44 22/02/2025