Rừng hoa sơn tra lớn nhất cả nước
Toàn tỉnh Sơn La có hơn 12.000 ha cây sơn tra, đã phủ kín nương đồi và trở thành cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở vùng cao.
Hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến. Ảnh: Lam Giang.
Ngày hội hoa sơn tra năm 2024, sẽ được huyện Mường La tổ chức tại xã Ngọc Chiến. Ngày hội diễn ra ngày 9 – 10/3 tại nhiều địa điểm với các hoạt động hấp dẫn.
Ngày hội năm nay, diễn ra với nhiều hoạt động, như: Công bố chứng nhận bảo hộ độc quyền ngày hội; chứng nhận rừng hoa sơn tra lớn nhất cả nước; trưng bày, giới thiệu gian hàng sản phẩm nông nghiệp, văn hóa, sản phẩm OCOP; thi ẩm thực cộng đồng; trưng bày ảnh đẹp văn hóa, du lịch vùng Tây Bắc; các trò chơi dân gian.
Đặc biệt, năm nay sẽ có trình diễn bay dù lượn… cùng nhiều hoạt động trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, tại bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến.
Cây sơn tra còn được gọi là cây táo mèo, là loài cây có sức sống mãnh liệt, dù sống trong điều kiện vùng đồi núi cao, thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn vươn lên, đơm hoa kết trái.
Trước đây, cây sơn tra mọc tự nhiên trên các vùng đồi, núi. Mùa quả chín, người dân hái về ăn như món quà vặt, làm thuốc, hay ngâm rượu…Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, tỉnh Sơn La vận động nhân dân trồng cây sơn tra thay thế cây thuốc phiện, tại các xã vùng cao của ba huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, vừa trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, vừa giúp người dân phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Hàng năm, cứ vào độ tháng 3, hoa sơn tra nở rộ, các bản làng được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, thuần khiết. Vẻ đẹp của hoa sơn tra được ví như thiếu nữ Mông miền sơn cước, tự nhiên, bình dị, tràn đầy sức sống, thu hút biết bao du khách tìm về trải nghiệm và lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ.
Nậm Nghẹp mùa hoa sơn tra
Những ngày trung tuần tháng 3, chúng tôi đến bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, nơi được ví là "thủ phủ" của những cây sơn tra hàng trăm năm tuổi, để được chiêm ngưỡng hoa sơn tra bung nở trắng núi đồi với vẻ đẹp quyến rũ, say đắm lòng người.
Hoa sơn tra tại bản Nậm Nghẹp.
Cách trung tâm xã Ngọc Chiến 12 km, nhưng phải mất gần tiếng đồng đi xe máy, chúng tôi mới có mặt tại bản Nậm Nghẹp, bởi đường đi lên bản đang được thi công, mới trải nhựa được gần 1 km, còn lại chủ yếu là đường đất đá, dốc ngoằn nghèo, thẳng đứng. Chiếc xe máy của anh cán bộ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, chở tôi cứ chồm lên, chồm xuống đánh vật với con đường. Khó khăn là vậy, nhưng vẫn rất đông du khách thuê người dân địa phương chở bằng xe máy lên bản để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa sơn tra.
Hoa sơn tra trồng xung quanh nhà dân tạo nên khung cảnh thơ mộng.
Sơn tra bung nở như những cây bông trắng khổng lồ.
Lên gần tới bản, bắt đầu gặp lác đác những cây sơn tra trắng muốt, sừng sững giữa núi rừng. Trên con đường bê tông uốn lượn khắp bản là hàng cây hoa sơn tra nở trắng, tô điểm thêm cho bức tranh vùng cao Nậm Nghẹp thật thơ mộng. Kỳ thực, cây sơn tra có ở nhiều vùng núi cao, nhưng ở Nậm Nghẹp, những cây sơn tra thấp, trồng tập trung, nên khi đến mùa hoa bung nở, tạo thành những cây bông trắng xóa khổng lồ bên những nếp nhà gỗ lợp mái proximang giản dị, khiến lòng người ngẩn ngơ, say đắm như lạc vào miền cổ tích. Cũng vì cây thấp, hoa nở thành vùng rộng lớn nên rất dễ cho những du khách chụp lại những bức hình đẹp với hoa sơn tra.
Du khách thích thú chụp ảnh cùng hoa sơn tra và các em nhỏ.
Hoa sơn tra khi bung nở có 5 cánh với nhụy vàng, gần giống với hoa mận, nhưng hoa vẫn có nét đẹp riêng với màu trắng ngà, nở thành chùm to, ôm trọn cành cây rêu mốc. Vẻ đẹp của hoa sơn tra được ví như thiếu nữ Mông miền sơn cước, tự nhiên, bình dị, tràn đầy sức sống.
Đông đảo du khách đến lưu lại kỷ niệm khi hoa sơn tra bản Nậm Nghẹp nở rộ.
Vẻ đẹp thơ mộng của hoa sơn tra.
Tinh khôi hoa sơn tra trong ánh nắng sớm.
Hoa sơn tra khi bung nở có 5 cánh với nhụy vàng, gần giống với hoa mận, nhưng vẫn mang nét đẹp riêng.
Bản Nậm Nghẹp có 135 hộ với 754 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Mông. Theo các cụ cao niên trong bản, không biết cây sơn tra được trồng từ bao giờ, nhưng đã gắn bó với biết bao thế hệ. Cả bản hiện có gần 800 ha cây sơn tra cổ thụ, với tuổi đời vài trăm năm.
Những gốc cây cổ thụ hoa sơn tra gắn bó biết bao thế hệ đồng bào dân tộc Mông bản Nậm Nghẹp.
Dẫn chúng tôi lên mỏm đồi cao, nơi ngắm nhìn được toàn cảnh hoa sơn tra nở đẹp nhất, anh Kháng A Phịnh, Trưởng Ban công tác Mặt trận bản Nậm Nghẹp, nói: Vài năm gần đây, hoa sơn tra Nậm Nghẹp được đưa lên mạng xã hội, được nhiều người biết đến, nên cứ mỗi khi vào tháng 3 dương lịch, du khách đến Nậm Nghẹp ngày càng đông. Dịp cuối tuần, bản đón hàng nghìn du khách đến ngắm cảnh, chụp hình với hoa sơn tra, giúp bà con trong bản có thêm thu nhập, mỗi chuyến xe máy lên bản, cả đi và về là 300 nghìn đồng.
Du khách chụp ảnh cùng người dân sở tại và hoa sơn tra.
Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch, chính quyền địa phương đã vận động bà con trong bản bảo vệ tốt diện tích cây sơn tra hiện còn; hướng dẫn bà con phát triển dịch vụ du lịch để tăng thu nhập, nhiều hộ dân trong bản cũng chủ động đầu tư homestay, trang phục quần áo dân tộc để du khách chụp ảnh cùng với hoa sơn tra. Anh Kháng A Lệnh, chủ homestay Ánh Sáng, chia sẻ: Để phục vụ du khách đến trải nghiệm và lưu trú, chúng tôi đã đầu tư 3 Bungalow và 1 nhà sàn cộng đồng, du khách đến đây vừa để nghỉ dưỡng, thăm bản văn hóa du lịch cộng đồng, thưởng ngoạn hoa sơn tra nở khắp núi rừng, đồng thời, kết hợp hướng dẫn tour trải nghiệm leo núi, cắm trại trên đỉnh Tả Chí Nhù với độ cao 2.979m, cắm trại tại nóc nhà của Yên Bái thuộc địa bàn khu vực bản Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Cuộc sống bình yên của nhân dân bên những tán rừng hoa sơn tra.
Ngắm lại những bức ảnh đẹp chụp cùng với hoa sơn tra, chị Nguyễn Thị Hải Yến, du khách đến từ Hà Nội, hào hứng: Những bức ảnh về hoa sơn tra trắng muốt ở Nậm Nghẹp xuất hiện trên mạng xã hội khiến tôi mê mẩn và vô cùng thích thú. Hôm nay đến đây, tôi vô cùng ấn tượng trước cảnh núi non hùng vĩ, những cây sơn tra hàng trăm năm tuổi và đặc biệt là người dân vô cùng thân thiện và dễ mến với nét văn hóa độc đáo. Chắc chắn tôi và gia đình sẽ tiếp tục trở lại.
Thiếu nữ Mông duyên dáng bên hoa.
Hoa sơn tra Nậm Nghẹp đang nở rực rỡ. Nếu có dịp ghé thăm xã Ngọc Chiến, huyện Mường La thời điểm này, du khách hãy đến với Nậm Nghẹp ngắm hoa sơn tra, khám phá vùng đất xinh đẹp, hoang sơ nhưng đầy quyến rũ này.
Người Mông ở Nậm Nghẹp luôn ý thức giữ gìn vườn sơn tra cổ thụ.
Hoa sơn tra phủ trắng núi rừng Sơn La Hoa sơn tra phủ trắng khắp các thung lũng, triền núi và ôm trọn các bản làng ở vùng cao Sơn La đã hút hồn du khách khi ghé thăm. Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại trở thành điểm "nóng" thu hút giới trẻ, người mê du lịch bởi sắc trắng của loài sơn tra hay...