Rủi ro và hệ lụy từ xuất cảnh trái phép
Với hàng trăm kilomet đường biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc, trong thời gian qua Công an tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trong đó có nhiệm vụ phòng, chống tội phạm mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép.
Thời gian qua, tình trạng công dân Việt Nam xuất, nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê bất hợp pháp có những diễn biến phức tạp. Hành vi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc của những đối tượng này đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương và vi phạm pháp luật về xuất – nhập cảnh. Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt và hiệu quả của Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Lai Châu trong đó nòng cốt là lực lượng Công an xã đã tăng cường tuyên truyền đến người dân nắm, hiểu những thủ đoạn của các đối tượng tội phạm. Đồng thời không tin, nghe theo lời dụ dỗ, hứa hẹn để xuất cảnh trái phép.
Công an xã tuyên truyền người dân cảnh giác trước những thủ đoạn xuất cảnh trái phép.
Bên cạnh đó, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu còn tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng, chống hệ, loại tội phạm này.Thống kê của Công an tỉnh Lai Châu cho thấy, từ năm 2020 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn 121 lượt công dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc với mục đích lao động, làm thuê.
Đại tá Tao Văn Trường, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Chỉ tính riêng từ năm 2020 đến tháng 8/2022, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Lai Châu đã khởi tố 8 vụ án, 24 bị can liên quan đến các tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài; Tổ chức cho người xuất – nhập cảnh trái phép”. Ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật, những người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc còn phải trực tiếp đối mặt với nhiều rủi ro luôn rình rập khác như có thể bị các cơ quan quản lý địa bàn phía Trung Quốc bắt giữ xử lý, vây đuổi, trục xuất, phạt tiền, cải tạo lao động…
Đại tá Trần Văn Thành, Trưởng phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Nếu như chưa bị chính quyền sở tại phía Trung Quốc phát hiện, xử lý, thì những người xuất cảnh trái phép cũng phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy, nguy cơ. Người lao động xuất cảnh trái phép bị chủ sử dụng lao động không trả lương hoặc tìm mọi thủ đoạn để “xù nợ” như báo Công an, Biên phòng Trung Quốc vây đuổi, truy bắt người lao động “chui” để trục xuất về nước, hoặc dùng chiêu bài sau 6 – 8 tháng mới trả lương một lần và gần tới ngày trả lương thì gọi điện trình báo cơ quan chức năng của Trung Quốc bắt, xử lý để không phải trả tiền lương cho người lao động. Vụ án đối tượng Tẩn Phủ Tông (SN 1967, trú tại bản Lả Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, Phong Thổ, Lai Châu) tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài là một ví dụ điển hình.
Đối tượng Tẩn Phủ Tông đã tổ chức 2 đợt đưa 42 người ở các xã Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Vàng Ma Chải, Bản Lang thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lội suối, vượt biên trái phép qua đường mòn tại khu vực mốc 71, thuộc xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu sang Trung Quốc để ở lại lao động bất hợp pháp, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc. Đợt 1, Tẩn Phủ Tông tổ chức đưa 16 người trú tại bản Lả Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, đợt 2 tổ chức đưa 26 người ở huyện Phong Thổ xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Ngày 12/5/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã xét xử, tuyên phạt bị cáo Tẩn Phủ Tông mức án 11 năm tù về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo điểm a khoản 3 điểu 349 Bộ luật Hình sự.
Bên cạnh đó, những người lao động từ Việt Nam sang Trung Quốc thường bị các chủ sử dụng lao động quản lý rất khắt khe về giờ giấc, chất lượng công việc cũng như “vắt” kiệt sức lao động nhưng điều kiện sinh hoạt lại rất khó khăn, thiếu thốn. Họ phải ngủ trong những lán trại tuềnh toàng, rách nát, mưa gió rét trên những đồi núi cao, ít người qua lại, hằng ngày ăn những thức ăn thiếu dinh dưỡng. Khi xảy ra ốm đau, tai nạn lao động, thai sản… gần như họ phải tự lo, thậm chí còn bị hắt hủi, lăng mạ…
Hầu hết những trường hợp lao động xuất cảnh trái phép đi làm thuê nhưng quá trình làm việc tại nước ngoài chẳng khác gì bị giam lỏng, phải trốn chui, trốn lủi trong rừng. Khi lực lượng chức năng của Trung Quốc tiến hành các đợt truy quét, họ phải “cuốn gói” bỏ chạy vào rừng nếu như không muốn bị bắt giữ, xử lý.
Video đang HOT
Đối với những lao động là phụ nữ thì nguy cơ và hệ lụy còn gấp nhiều lần so với lao động nam giới. Đã có không ít phụ nữ trở thành nạn nhân của nạn mua bán người làm gái mại dâm. Họ bị các đối tượng buôn người lừa bán, đưa vào các động mại dâm trá hình. Cuộc sống trong những động mại dâm này không khác gì ngục tù, tận đáy của sự bóc lột, trà đạp nhân phẩm, sức khỏe. Do xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc nên những người lao động đã gặp phải không ít những bất lợi, rủi ro về tài sản cũng như tính mạng, bởi chính họ sẽ không được chính quyền và các cơ quan chức năng sở tại bảo hộ, không được hưởng bất kỳ chế độ, chính sách nào…
Nhận diện phương thức, thủ đoạn của các đối tượng tội phạm mua bán người, lãnh đạo Phòng An ninh Điều tra, Công an tỉnh Lai Châu cho biết: Các đối tượng tội phạm thường sử dụng những website và các trang mạng xã hội Facebook, Zalo… để quảng bá, vẽ ra một viễn cảnh vô cùng tốt đẹp, một nơi làm việc lý tưởng, uy tín với mức lương cao để dụ dỗ người lao động tin và nghe theo. Sau đó, các đối tượng nêu những khó khăn, vướng mắc cũng như thủ tục khi làm hồ sơ xuất cảnh nên đã yêu cầu người lao động nộp tiền để đối tượng đưa đón, dẫn đường qua các đường tiểu ngạch dọc biên giới Việt Nam – Trung Quốc để xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc rồi bỏ mặc.
Các đối tượng buôn bán người cũng lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, tình trạng nghèo khó của những người dân không có việc làm ổn định, nhất là các thanh thiếu niên mới lớn muốn có việc làm nhàn hạ và hưởng lương cao… để mồi chài xuất cảnh trái phép. “Người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin và nghe theo đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.
Đặc biệt, nếu phát hiện những website và các trang mạng xã hội Facebook, Zalo… tung quảng cáo, liên hệ về việc tuyển lao động sang Trung Quốc lương cao, công việc nhẹ, chi phí đi lại thấp và không có địa chỉ rõ ràng, nhất là đi qua các đường tiểu ngạch cũng như các đối tượng có biểu hiện dụ dỗ, lôi kéo người sang Trung Quốc trái phép đề nghị người dân khẩn trương báo cho lực lượng Công an xã, Đồn Biên phòng hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời” – Đại tá Trần Văn Thành khuyến cáo.
Hành trình truy tìm tung tích bộ xương người trong hang đá
Khi người dân phát hiện ra bộ xương khô trong hang đá liền cấp báo đến Phòng CSHS, Công an tỉnh Lai Châu.
Dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Hải Đăng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lai Châu, Phòng CSHS cùng với sự hỗ trợ của các đơn vị nghiệp vụ đã điều tra, vén màn bí ẩn, làm rõ vụ án cách đây hàng chục năm.
Bộ xương người trong hang sâu
Đầu tháng 7-2022, khi lên rừng, những người dân ở bản Hồng Quảng 2, xã Pa Khóa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu phát hiện một miệng hang nhỏ nằm khuất sau những tán cây rừng rậm rạp. Lối vào cửa hang gần như bị bịt kín bởi dây leo, những cây rừng mọc um tùm che phủ. Khu vực hang núi nằm sâu trong rừng, ở vị trí gần như cheo leo trên vách dãy núi hiểm trở nhất. Chính vì vậy, dù sống nhiều năm ở đây nhưng ít người dân trong bản đặt chân lên tới đỉnh núi này.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lai Châu họp chuyên án.
Khi miệng hang được phát lộ, một số người dân đã đốt đuốc bò vào phía trong. Hang sâu lại nhỏ nên vô cùng ẩm thấp. Càng đi sâu vào bên trong, khí lạnh càng bủa vây khiến không ít người rùng mình nghi ngại. Đang đi bỗng nhiên một người dân giẫm vào vật cứng nhưng khá giòn phía dưới chân. Đưa bó đuốc soi xuống phía dưới, người này tá hỏa khi phát hiện đó là mẩu xương ống tay của người. Vài bó đuốc chụm lại soi phát lộ một bộ xương người không còn nguyên vẹn nằm dưới sàn hang đá lạnh lẽo, khiến những người dân hoảng sợ bỏ chạy ra ngoài. Tin tức phát hiện một bộ xương người trong hang đá đã nhanh chóng được người dân bản cấp báo đến Cơ quan Công an.
Ngày 11-7, sau khi tiếp nhận đơn trình báo và đề nghị làm rõ vụ việc phát hiện bộ xương người trong hang đá của người dân bản Hồng Hoảng 2, xã Pa Khóa, Phòng CSHS Công an tỉnh Lai Châu chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ, Công an huyện Sìn Hồ cùng các lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường.
Miệng hang được che lấp bởi cây rừng khiến 30 năm sau tội ác của hai kẻ sát nhân mới bị phát hiện.
Thượng tá Vũ Tiến Văn, Trưởng phòng CSHS nhớ lại, quá trình khám nghiệm hiện trường, Cơ quan Công an phát hiện thu giữ 1 chiếc áo phông cộc tay, cổ tròn màu xanh có nhiều vết rách. Trên nền hang đá lộ một phần xương, hiện trường còn nguyên vẹn, không bị xáo trộn. Kiểm tra trên nền hang tại các hẻm có đất đá trôi xuống có một số mảnh xương, răng người và có dấu hiệu tử thi bị đất đá chôn lấp. Cơ quan CSĐT đã ra Quyết định khai quật ở những vị trí có đất đá vùi lấp trong hang để thu thập những phần còn lại của tử thi và những tài liệu, chứng cứ có liên quan. Cơ quan Công an phát hiện một xương hộp sọ, trên xương hộp sọ tại vùng chẩm có một vết nứt vỡ, mảnh xương rời lún sâu vào bên trong, kích thước dài 3,5cm, rộng 0,7cm, bờ mép nham nhở, chiều nằm ngang so với trục cơ thể. Vùng thái dương trái có một vết lún vỡ, nhiều mảnh xương rời. Ngoài ra, quá trình khai quật, Cơ quan Công an còn phát hiện một số xương cánh tay, xương cẳng tay, răng và một số xương sườn, xương cụt nằm bên trong áo phông cộc tay đang trong quá trình phân hủy không xác định được dấu vết tác động tổn thương. Đào sâu xuống phía dưới kéo dài khoảng 12 mét, Cơ quan CSĐT phát hiện một đoạn xương đùi, không xác định được dấu hiệu bị tác động tổn thương.
Căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, khai quật khám nghiệm tử thi và tài liệu ban đầu thu thập được, Đại tá Phạm Hải Đăng khẳng định: Đây là vụ án hình sự có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Bộ xương khô trên là của nạn nhân đã bị kẻ nào đó nhẫn tâm sát hại. Ngày 13-7-2022, Ban Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và xác lập Chuyên án truy xét dưới sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đại tá Phạm Hải Đăng làm Trưởng ban chuyên án.
Tội ác trên đỉnh núi cao
Căn cứ các tài liệu thu thập trong quá trình điều tra, xác minh vụ án, các kết luận của các cơ quan giám định Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế; Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, các ý kiến đánh giá chuyên môn, pháp luật, nghiệp vụ của các điều tra viên, trinh sát viên cao cấp của Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an... Phòng CSHS xác định nạn nhân của vụ án là Phàn A Tải (SN 1973, nơi ĐKTT trước khi bị sát hại, tại bản Chu Lìn, xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu).
Cơ quan Cảnh sát điều tra khám nghiệm hiện trường khu vực ngoài cửa hang.
Ban Chuyên án đã chỉ đạo rà soát, dựng các đối tượng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm nhân thân, sức khỏe, tội phạm về ma túy, các đối tượng nghi có mâu thuẫn với nạn nhân tại thời điểm gây án. Qua những biện pháp nghiệp vụ đã xác định được khoảng 10 đối tượng nghi vấn. Từ những tài liệu thu thập được, Ban chuyên án xác định tập trung vào nhóm đối tượng nghi vấn có quan hệ quen biết, mâu thuẫn với nạn nhân, đặc biệt là các đối tượng có tiếp xúc với nạn nhân và có nương ở xung quanh khu vực hiện trường phát hiện tử thi.
Qua công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nhiều thông tin quý giá được người dân cung cấp tới Cơ quan Công an trong cuộc họp dân bản Hồng Quảng 2. Và căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Ban chuyên án xác định Phàn A Chải (SN 1959) và Lày Thị Hoan (SN 1963) là vợ của Chải, cùng trú tại bản Hồng Quảng 2, xã Pa Khóa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu là hai đối tượng có những biểu hiện bất minh nhất trong thời điểm vụ án xảy ra. Ngày 14-8-2022, Ban chuyên án quyết định triệu tập 2 đối tượng trên lên Cơ quan CSĐT để đấu tranh làm rõ vụ án.
"Khi mới được đưa về trụ sở Cơ quan Công an, Phàn A Chải và Lày Thị Hoan tỏ ra rất bình tĩnh, luôn miệng nói không biết, không nhớ gì cả. Tuy nhiên, với những chứng cứ lần lượt được Cơ quan CSĐT đưa ra, hai đối tượng đã phải thừa nhận hành vi tàn ác của mình, khi ra tay sát hại nạn nhân" - Thượng tá Vũ Tiến Văn cho biết.
Ban Chuyên án đi vào trong hang thu thập xương cốt nạn nhân để điều tra làm rõ hung thủ gây án.
Trong căn phòng hỏi cung của Phòng CSHS, trước các điều tra viên, đôi bàn tay của Phan A Chải đen đúa đan chặt vào nhau, đối tượng mắt cúi gằm xuống đất, tỏ vẻ hối hận. Chải không thể ngờ rằng, sau gần 30 năm gây ra tội ác tày trời, những tưởng tội ác đã bị chôn vùi nhưng cuối cùng Chải vẫn bị cơ quan Công an phát hiện.
Cách đây gần 30 năm, Chải có quen biết với anh Phàn A Tải (SN 1973, trú tại bản Chù Lìn, xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Cách thời điểm xảy ra vụ án khoảng 1 tháng, anh Tải có đến nhà Chải xin ngủ nhờ. Trong đêm tối, Tải đã lấy trộm của Chải một chiếc đồng hồ đeo tay. Sau khi phát hiện tài sản bị mất khoảng 15 ngày, Chải đi tìm thì biết chiếc đồng hồ của mình đang được anh Én ở bản Nậm Tăm 2, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ đeo. Khi được hỏi, anh Ém nói mua từ Tải nhưng do anh Én yêu cầu Chải chuộc chiếc đồng hồ với số tiền lớn nên Chải không chuộc mà đi tìm Tải để yêu cầu trả lại đồng hồ.
Khoảng 5 giờ sáng (ngày tháng, năm Chải không nhớ), Chải cùng vợ là Lày Thị Hoan đi thu hoạch sắn tại nương của gia đình tại khu vực Pẻ Pèng thuộc bản Hồng Quảng 2, xã Pa Khóa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Trước khi đi Chải mang theo một con dao tông dài khoảng 50cm. Hoan mang theo một chiếc sọt được đan bằng tre để đựng sắn sau khi thu hoạch. Khi Chải cùng Hoan đi đến lán nương của gia đình, lúc đó khoảng 7 giờ sáng, cả hai thấy anh Tải đang ngủ ở trong lán nương. Thấy vợ chồng Chải đến thì anh Tải dậy, nên Chải hỏi: "Tại sao mày lấy trộm đồng hồ của tao?". Tải nói không, nên giữa hai người xảy ra cãi cọ rồi lao vào đánh nhau.
Chải thấy anh Tải lấy trong túi quần ra một con dao nhọn bằng kim loại dài khoảng 20 cm để đâm nên Chải vớ lấy con dao tông mang theo để trong sọt tre đeo ở sau lưng ra chống đỡ. Khi Tải cầm dao lao vào đâm Chải nhưng Chải tránh được làm Tải chới với gần ngã. Chải thấy vậy liền dùng tay cầm con dao đánh mạnh phần sống dao trúng vào vùng đầu phía sau gáy của Tải làm Tải ngã xuống đất. Chải nhìn thấy máu chảy ra từ phần đầu phía sau gáy và mũi của anh Tải. Khi anh Tải nằm im dưới đất, Chải tiếp tục dùng phần sống dao đánh, đập liên tiếp vào vùng đầu của anh Tải. Thấy anh Tải không thở và cử động được nữa, nghĩ là anh Tải đã chết nên Chải cầm một tay của anh Tải đặt lên vai của mình, một tay cầm chân anh Tải rồi cõng nạn nhân đi khoảng 200 mét về phía hang đá cạnh nương sắn của gia đình rồi ném anh Tải xuống hang sâu. Miệng hang động này cũng được Chải lấy cây che lấp, lâu ngày cây cối mọc um tùm trùm phủ kín miệng hang. Thời điểm Chải gây tội ác, Lày Thị Hoan có mặt ở hiện trường chứng kiến toàn bộ hành vi giết người của Phàn A Chải. Khi thấy có vết máu của nạn nhân ở gần lán, Lày Thị Hoan dùng chiếc cuốc mang theo lấy đất lấp lên để xóa dấu vết, nhằm che giấu hành vi phạm tội của Phàn A Chải.
Căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, khai quật khám nghiệm tử thi cùng các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, Ban Chuyên án đã xác định hành vi của Phàn A Chải đủ yếu tố cấu thành tội Giết người; hành vi của Lày Thị Hoan đủ yếu tố cấu thành Tội che giấu tội phạm có tính chất nghiêm trọng theo quy định của Bộ Luật Hình sự. Do vụ án đã xảy ra từ 25-30 năm trở lên, đến thời điểm phát hiện, điều tra đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong khoảng thời gian này hai đối tượng không có hành vi phạm tội mới nên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lai Châu đã ra quyết định đình chỉ vụ án. Mặc dù vậy, bản án lương tâm mãi đeo đuổi trong tâm trí của Chải và Hoan khiến cả hai luôn sống trong nỗi ăn năn, ân hận, day dứt.
Truy bắt nhanh 5 đối tượng mua bán ma túy, thu giữ 16 bánh heroin Công an tỉnh Lai Châu vừa phát hiện bắt giữ 5 đối tượng trong các đường dây mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý, thu giữ 16 bánh heroin. Ngày 14/8, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lai Châu cho biết vừa bắt 3 đối tượng gồm: Giàng A Vàng (SN 1993, ở bản Huổi...