Rục rịch chạy trường cho con vào lớp 1
Các trường khi công bố, niêm yết danh sách cần công khai thêm địa chỉ, hộ khẩu thường trú của trẻ để mọi người giám sát các cháu có đúng tuyến không.
Mùa tuyển sinh năm nào Sở GD&ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường không nhận học sinh trái tuyến. Thế nhưng chuyện chạy trường vẫn luôn diễn ra. Và dù đến tháng 7, từng quận, huyện mới có kế hoạch tuyển nhưng ngay thời điểm này nhiều phụ huynh đã “chạy”…
Đủ kiểu chạy
Chị Hồng Đào có hộ khẩu thường trú ở phường Tân Định, quận 1. Nếu đúng tuyến, con trai chị sẽ được vào Trường Tiểu học Đuốc Sống, tuy nhiên chị đang nhờ nhiều mối quan hệ để xin cho bằng được con chị vào Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo chị Đào, do tiếng tăm của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy tốt, dạy giỏi… mà vợ chồng chị chỉ có đứa con trai duy nhất nên giá nào chị cũng chạy để con được vào học trường này. Anh Thái Hùng, ngụ đường Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình. Theo phân tuyến mọi năm thì con anh sẽ được vào học Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. “Tôi và mẹ nó đang sốt ruột chạy cho con vào Trường Lê Văn Sỹ. 30 triệu đồng vợ chồng tôi lo được, miễn sao con có môi trường học tập tốt” – anh Hùng nói.
Tương tự, anh Lam có nhà, hộ khẩu ở phường 3, quận Gò Vấp, con anh sẽ được học tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn. Mặc dù trường này cơ sở vật chất tốt, có bán trú nhưng không có tiếng tăm nên vợ anh không muốn con học ở đây mà quyết định “chạy” cho con vào Trường Tiểu học Kim Đồng (thuộc phường 10). Anh Lam tâm sự: Bắt đầu từ tháng 2, tôi phải nhờ mấy mối quan hệ thân thiết ở phường, quận, Phòng Giáo dục nhưng chưa ai dám chắc sẽ chạy được một suất cho con anh. “Mấy ngày qua tiền đi lại, tiếp khách đã gần 10 triệu đồng mà chưa có gì đảm bảo. Nếu chạy không được thì quay lại học Trần Văn Ơn vậy” – anh Lam nói.
Video đang HOT
Chị Minh Tú, nhà ở tận quận Phú Nhuận nhưng muốn con học một trường tiểu học ở quận 1 nên đã nhanh chân chạy hộ khẩu cho con về nhà người bạn thân ở phường Bến Nghé từ hai năm trước để con chị được học Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, theo quy định của ban tuyển sinh quận 1, những trường hợp “chạy” hộ khẩu như thế này không phải là ưu tiên số một để giải quyết.
Những trường điểm, dạy tốt luôn được các phụ huynh ngoài địa bàn nhắm tới trong mùa tuyển sinh
Công khai địa chỉ để giám sát
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó phòng Giáo dục quận 1, cho biết: “Mùa tuyển sinh năm nào cũng vậy, các trường đều quá tải. Ngay việc phân tuyến cũng phải tính toán vì lượng trẻ ngày càng đông, năm nay khu phố này vào trường A, sang năm chưa chắc được vào trường A vì phụ phuộc số trẻ của từng khu phố. Việc phụ huynh “chạy” hộ khẩu để con mình được vào trường theo mong muốn nằm ở khâu quản lý của công an và họ cũng phải tuân thủ Luật Cư trú. Ngành giáo dục chỉ giải quyết theo thứ tự ưu tiên để tránh trường hợp trẻ trên địa bàn không được vào trường theo phân tuyến mà trẻ khác được vào. Nếu phụ huynh phát hiện, báo về Phòng Giáo dục để được giải quyết theo thẩm quyền”.
Tuy nhiên, bà Phạm Thị Bạch Yến, Phó Chủ tịch UBND phường 3, quận Gò Vấp, phân tích: “Việc chạy hộ khẩu không khó phát hiện. Ngay từ đầu tháng 2, cán bộ phường đã hướng dẫn các tổ dân phố thống kê, lên danh sách các cháu sẽ vào lớp 1. Ai ở đâu, làm gì, chuyển về thường trú, tạm trú trong khu phố là các bác tổ trưởng tổ dân phố, người dân đều biết”.
Còn theo hiệu phó một trường tiểu học “điểm” của Gò Vấp, các trường khi công bố, niêm yết danh sách cần công khai thêm địa chỉ, hộ khẩu thường trú của trẻ để mọi người nắm thông tin và xác minh cháu đó có đúng tuyến không. “Tuyển sinh lớp 1 phải tuân thủ tiêu chí và chỉ tiêu phân tuyến. Tuyển sinh, công khai minh bạch, mọi người kiểm tra mới hạn chế được chạy trường”.
Theo Quốc Việt ( Pháp luật TP.HCM)
Con được vào lớp 1, chẳng khác nào "trúng thưởng"
Câu chuyện "lớp 1" lại bắt đầu "nóng" dù thực tế là năm học 2010-2011 chưa kết thúc. Chỉ bởi vì, ở thành phố, chuyện vào lớp 1 là điều "to tát" với mỗi gia đình có con đến độ tuổi đến trường.
Bởi, môi trường học tập ban đầu được xem là "bước đệm" quan trọng cho "sự học" của mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, phổ cập giáo dục Tiểu học đã hoàn thành cách đây khá lâu, nhưng xem ra việc vào học lớp 1 của học sinh thành phố không đơn giản chút nào. Năm nào cũng những chuyện "chạy trường", "chạy lớp" ấy, nói đi nói lại những vẫn "nóng", vẫn "sốt" vì phụ huynh nào cũng muốn con có được môi trường hoc tập tốt nhất.
Dù vất vả nhưng phụ huynh nào cũng cố gắng để con mình được học "trường điểm"
Câu chuyện trái tuyến, đúng tuyến và những lần bốc thăm
Nghe như là chương trình quay số trúng thưởng, nhưng thực tế nhiều trường ở Hà Nội khi tuyển sinh đầu cấp đều phải tổ chức bốc thăm để chọn học sinh. Lý do vì sao? Vì trường có chất lượng thì luôn quá tải hồ sơ, cả trái tuyến và đúng tuyến.
Đúng theo nguyên tắc tuyển sinh đầu cấp của Sở GD&ĐT TP Hà Nội quy định: UBND thành phố yêu cầu Sở GD&ĐT kiên quyết thực hiện theo chủ trương "ba tăng, ba giảm" (tăng về quy mô tuyển sinh, chất lượng công tác tuyển sinh, cơ sở vật chất; giảm số HS trái tuyến, số HS trong 1 lớp, số lớp trong 1 trường) và tránh tình trạng quá tải. Tuy nhiên, số lượng tuyển có hạn mà phụ huynh nào cũng muốn con vào học thì việc tuyển bao giờ cũng là: Tuyển hết đúng tuyến, đến trái tuyến. Nếu đúng tuyến quá tải thì phải bốc thăm chọn hồ sơ ngẫu nhiên. Chẳng khác nào quay số trúng thưởng. Nếu không "lo qua cầu" trước cho con chỗ học từ ngay bây giờ thì quả là mạo hiểm. Vì vậy, "chạy trường", "chạy lớp" năm nào cũng có, mà rất khó tránh và không biết đến bao giờ mới hết!
Phụ huynh là tác nhân gây "sốt"?
Vào lớp 1 đồng nghĩa với cơn sốt chọn trường "điểm". Cơn sốt này không ai khác chính là do các phụ huynh tạo ra. Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: "Ngoài việc phụ huynh muốn con vào trường tốt mà không cần biết năng lực của con em mình thì yếu tố "chạy trường" cũng xuất phát từ việc các phụ huynh muốn xin cho con vào học trường tiện đường đi làm và đưa đón con".
Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, bản thân các phụ huynh đưa ra các khái niệm trường "điểm" để "chạy" cho con. Tuy nhiên, là người đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường giáo dục nhiều năm, bản thân tôi cho rằng, khái niệm trường "điểm" cũng có từ chính những nhà quản lý giáo dục khi các văn bản, chủ trương thường có câu "xây dựng trường điểm".
Chất lượng trường "điểm" dựa vào mấy vấn đề: Đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, cơ sở vật chất, môi trường học tập, thành tích trong các hoạt động chung... Vì vậy, không một phụ huynh nào không muốn "chạy" cho con vào trường "điểm". Chỉ cần là có "cửa" thì kể cả là "chạy" đến con số nghìn USD thì cũng cố.
Vất vả hơn có con học đại học?
Nói thế không ngoa chút nào! Trước tiên là vất vả trong chọn đầu vào. Thí sinh thi ĐH có thời gian nộp hồ sơ và thời gian thi nhất định. Tuy nhiên, học sinh sắp vào lớp 1 thì việc chọn trường phải diễn ra từ trước đó mấy tháng. Sau đó là thức đêm để xếp hồ sơ, hay ngay từ sáng sớm đã chen chúc để nộp hồ sơ như tại Tiểu học Nam Thành Công (Đống Đa, Hà Nội) và nhiều trường mà báo chí đã phản ánh.
Sinh viên hiện nay đóng học phí hệ công lập cao nhất là 240 nghìn đồng/tháng, tiền thuê nhà là 1,5 triệu 1 triệu tiền ăn 600 nghìn đồng tiền sinh hoạt phí. Chưa kể có nhiều sinh viên ở tỉnh xa chỉ có mức sinh hoạt chung cho cả tháng do gia đình cho là từ 1,4 đến 2 triệu đồng.
Nhưng đơn cử, em TKN, học sinh lớp 1 tại trường Tư thục Đại Việt (đường Lê Đức Thọ, phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM) đóng 3,1 nghìn đồng/tháng (không tính phí đưa đón học sinh, các chi phí mua sắm áo quần, dụng cụ học sinh... do phụ huynh đóng).
Tại một số trường tiểu học của Hà Nội, riêng tiền bán trú đã là 1,2 triệu/tháng. Theo cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cho biết: Học phí ở lớp chất lượng cao của trường là: 3 triệu/tháng/học sinh, tiền bán trú là 1,2 triệu /tháng gồm ăn sáng, ăn trưa và bữa phụ giữa buồi chiều. Tiền ô tô là hai mức: 600 nghìn và 700 nghìn, tùy thuộc vào khoảng cách từ nhà đến trường. Ngoài ra, tiền hỗ trợ cho xây dựng cơ sở vật chất của trường là 1 triệu. Tiền để tổ chức các hoat động trong và ngoài nhà trường là 500 nghìn/1 năm học (chưa kể tiền đồng phục).
Với con số này, thì rõ ràng là nuôi học sinh lớp 1 học ở trường "điểm" quả và "vất vả" hơn sinh viên học đại học. Nhưng dù có vất vả, thì phụ huynh ai cũng muốn cho con mình học trường "điểm" cả. Vì vậy, mùa "chạy trường", "chạy lớp" năm nay sẽ lại bắt đầu nóng!.
Theo Pháp Luật XH
Hiệu trưởng 4 năm không dạy vẫn lĩnh lương Khng chỉ chi cho bản thân 44 triệuồ phụp dù khngy, Hiệ THPT Nghi Lc 3 (Ngh An) Võ Thanh Hoa còn cho một c giáo sinh sut 18 thá vẫnc hng lng. Trng THPT Nghi Lc 3, ni xảy ram của ng hiê. Ảnh: Nguyn Khoa. Theo thanh tra S, trong 18 thá cy, tổ lng chi trả là 63,5 triệuồ, nhng...