Rớt ĐH do nhầm cân nặng: Sẽ làm việc với Học viện Hậu cần
Trung tướng Lê Văn Hoàng (chính ủy Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng) vừa cho biết như trên sau khi nghiên cứu đơn của gia đình thí sinh Thái Minh Luân (trú Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Theo Trung tướng Lê Văn Hoàng, ông sẽ trực tiếp làm việc với học viện Hậu cần và ban tuyển sinh của Bộ Quốc phòng để làm rõ các vấn đề mà gia đình thí sinh Luân kiến nghị.
Trước đó, dù thi đại học đạt 24 điểm nhưng do nhầm lẫn của hội đồng tuyển sinh khi ghi chiều cao và cân nặng nên thí sinh Luân bị loại trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014 vào học viện Hậu cần.
Thái Minh Luân (ngồi bên bà nội) lo lắng khi bị đánh rớt vì cân nặng bị nhầm lẫn.
Học viện Hậu cần cho rằng Luân không đủ điều kiện dự thi theo tiêu chuẩn quy định vì: sức khỏe loại 1; chỉ số BMI (cân nặng/chiều cao) 30,75; cao 1,72 m, nặng 91 kg (theo quy định tuyển sinh của Học viện Hậu cần năm 2014, chỉ số BMI> 30 là quá béo, không đủ tiêu chuẩn đào tạo sĩ quan).
Tuy nhiên, gia đình Luân cho rằng có sự nhầm lẫn nên có đơn kiến nghị và Ban tuyển sinh quân sự TP Đà Nẵng chỉ đạo Ban tuyển sinh quân sự quận Cẩm Lệ kiểm tra lại cân nặng và chiều cao của Luân.
Ngày 30/7, ban tuyển sinh quân sự quận Cẩm Lệ báo cáo kết quả kiểm tra em Luân: cân nặng 82 kg, cao 1,73 m (chỉ số BMI 27,4).
Sau khi có kết quả kiểm tra lại, ngày 15/8 đại tá Trương Chí Lăng – phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng kiêm trưởng Ban tuyển sinh quân sự TP Đà Nẵng – ký công văn gửi ban tuyển sinh Bộ Quốc phòng, giám đốc học viện Hậu cần, hội đồng tuyển sinh học viện Hậu.
Công văn đề nghị ban tuyển sinh cần tạo điều kiện cho Thái Minh Luân điều chỉnh lại phần số đo chiều cao, cân nặng của mình theo đúng thực tế và tạo điều kiện cho Luân nhập học tại học viện Hậu cần nếu trúng tuyển.
Video đang HOT
Theo Hữu Khá – Phan Thành/Báo Tuổi trẻ
Ôn thi hiệu quả trong 3 tháng cuối
Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để chinh phục ước mơ ĐH, hãy tham khảo một số lưu ý trong quá trình ôn thi mà phóng viên FMC tổng hợp!
Thi thử và làm đề
Thi thử và làm đề là một trong những phương pháp quan trọng giúp bạn làm quen với đề thi và áp lực thời gian trong phòng thi. Nếu có điều kiện, hãy đăng kí thi thử ở trường gần khu vực của mình, nếu không, bạn hoàn toàn có thể tự làm đề thi ở nhà. Mỗi tuần một đến hai đề cho một môn thi, như thế bạn sẽ không bị quá tải.
Một lưu ý rất quan trọng khi làm đề, đó là sau khi kiểm tra đáp án phải xem xét cẩn thận những câu làm sai. Để không phải lặp lại sai lầm một lần nữa, bạn phải đảm bảo hiểu rõ mình sai ở đâu và vì sao lại thế.
Đặc biệt với môn trắc nghiệm như Tiếng Anh, trong quá trình làm bạn phải chú ý đánh dấu cả những câu "đoán mò". Sau khi kiểm tra đáp án một cách cẩn thận thì sau này bạn sẽ không phải đoán mò nữa!
Tập trung vào kiến thức cơ bản
Bạn thấy bạn bè mình học rất nhiều, học rất rộng? Vì thế bạn cố gắng nhồi nhét nhiều nhất có thể mọi kiến thức bạn thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu ? Để rồi bạn thấy trí nhớ của mình nhập nhằng với hàng đống những chi tiết nhỏ, khó nhớ và chưa chắc đã có trong đề thi?
Thay vì hành hạ bộ não của mình như vậy, hãy dành thời gian ôn lai những kiến thức cơ bản. Các mốc lịch sử, các công thức lượng giác, tiểu sử tác giả hay những cấu trúc ngữ pháp cơ bản....là những thứ ngày nào cũng gặp nhưng lại rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không quan dành thời gian để ôn lại nó.
Hơn nữa những kiến thức này sẽ đem lại cho bạn 4 đến 5 điểm trong bài thi đại học. Vậy thì tại sao lại không dành thời gian để nắm chắc 5 điểm ấy nhỉ?
Học có kế hoạch
Nếu học quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ của bạn, nếu chỉ tập trung vào một môn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bạn. Chính vì thế, việc lập ra một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi thật chi tiết là điều rất quan trọng trong quá trình chinh phục kì thi đại học của bạn.
Một lưu ý nho nhỏ là để đạt kết quả tốt nhất thì kế hoạch đặt ra phải phù hợp với đặc thù của môn học nhé. Ví dụ kì thi diễn ra vào buổi sáng, vậy thì hãy dành thời gian buổi sáng để tập làm đề.
Hay vì việc học thuộc lòng cần không gian yên tĩnh thì hãy thực hiện nó vào sáng sớm....
Hãy dành ra một buổi tối và xây dựng lại thời gian biểu sao cho phù hợp nhất với mình nhé !
Loại bỏ áp lực
Đứng trước kì thi đại học vô cùng quan trọng, hẳn là ai cũng sẽ cảm thấy rất áp lực, chưa nói gì đến những áp lực từ phía gia đình, thầy cô..... Và sự thật đã được chứng minh qua rất nhiều thế hệ sinh viên rằng những áp lực ấy không hề có lợi cho kết quả thi.Chính vì thế, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn phải học cách phớt lờ những áp lực ấy.
Hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái nhất khi ngồi vào bàn học, và bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi, đừng ngại ngần mà không dành cho mình vài phút nghỉ ngơi.
Ăn đủ, ngủ đủ, giữ cho thể trạng mình khoẻ mạnh cũng sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Và cuộc thì đại học cũng chỉ đơn giản là một khúc quanh trong con đường thực hiện đam mê của bạn mà thôi.
Chuẩn bị kĩ lưỡng
Bạn đã có tới 12 năm để chuẩn bị kiến thức, bài vở, thế nhưng bạn lại quên mất thước kẻ trong giờ thi toán! Bạn hoàn toàn có thể xoay xở để có một chiếc thước kẻ ngay sau đó, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn. Chính vì thế đừng vì mải học mà quên những vật dụng cần thiết khi vào phòng thi nhé!
Khoảng một tuần trước khi thi là khoảng thời gian mà bạn hoàn toàn không thể "nhồi nhét" thêm được chút kiến thức nào vào đầu.
Vì thế hãy chỉ đọc lại sách, vở nhẹ nhàng và dành thời gian chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Bạn có thể ra ngoài mua bút, thước....vừa tạo được tâm trạng thoải mái, vừa đảm bảo không bị áp lực tâm lý khi vào phòng thi.
Những thứ như thẻ dự thi, chứng minh nhân dân là "vật bất ly thân" trong suốt kì thi đại học, vì thế hãy luôn giữ chúng cẩn thận và nhớ mang theo nhé.
Thi hết mình
Đã bao giờ kết thúc một bài kiểm tra, bạn thấy day dứt vì mình đã bất cẩn? Đã bao giờ bạn ao ước "giá như lúc đó mình cẩn thận hơn" ?
Bài kiếm tra trên lớp, nếu bài này kém có thể cố gắng lần sau để gỡ điểm, nhưng bài thi đại học thì không như thế. Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất thôi, vì thế hãy làm bài như thể đây là bài thi cuối cùng của cuộc đời mình vậy.
Đừng nghĩ về bố mẹ, thầy cô, hay danh dự của bạn, hãy tập trung cao độ, phân chia thời gian hợp lý và làm bài tốt nhất có thế. Đặc biệt cần kiểm tra cẩn thận những thông tin cá nhân như số báo danh, tên....để tránh nhầm lẫn nhé.
Theo GDTĐ
Bí quyết dễ dàng đổi đơn vị đo lường trong học Toán Chuyển đổi đơn vị đo thường là nỗi "ám ảnh" của nhiều học sinh tiểu học. Bằng những giải pháp đơn giản, thầy Nguyễn Tuấn Kiệt (Trường Tiểu học Vĩnh Hòa - huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã giải tỏa được lo lắng này. Một trong những giải pháp của thầy Kiệt là hình thành kỹ năng đổi đơn vị đo lường thông...