Rớt đại học nhưng không vào trường nghề
Thực trạng này không chỉ chứng tỏ chính sách phân luồng sau trung học không hiệu quả mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy phải giải quyết vấn đề từ đâu?
Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Luông, Q.6 (TP.HCM) – quận được đánh giá thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo PGS-TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, mỗi năm có 90 – 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; khoảng một triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng có tới 80% thi vào các trường ĐH, CĐ, chỉ khoảng 10% học nghề. Thực tế, số đậu vào các trường ĐH, CĐ khoảng 60% nhưng những người thi rớt cũng không vào học nghề.
Người học nghề ngày càng ít
PGS-TS Mạc Văn Tiến cho rằng hiện có rất nhiều bất cập trong phân luồng nên cơ cấu nhân lực của nền kinh tế nước ta rất bất hợp lý. Sự bất hợp lý đó còn lộ rõ trong phân luồng tỷ lệ giữa ĐH, trung cấp và công nhân kỹ thuật (dạy nghề). PGS-TS Mạc Văn Tiến cũng chỉ ra rằng vào năm 1979, tỷ lệ trên lần lượt là: 1 ĐH – 2,25 trung cấp – 7,1 công nhân kỹ thuật; năm 2006 là 1 – 1,17 – 0,91 và năm 2012 là 1 – 0,43 – 0,56. Trong khi đó, tỷ lệ này của các nước công nghiệp là: 1 – 4 – 10, thậm chí ở giai đoạn công nghiệp cơ khí hóa, tỷ lệ này là 1 – 4 – 60.
100.000 người có bằng ĐH thất nghiệp: Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), năm 2013 VN có trên 1 triệu người trong độ tuổi 15 trở lên thất nghiệp, trong đó nhóm tuổi 21 – 25 chiếm tỷ lệ 48%; số lượng sinh viên có bằng ĐH ở độ tuổi 21 – 29 thất nghiệp lên tới khoảng 100.000 người.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, hằng năm TP.HCM có khoảng 78.000 học sinh tốt nghiệp THCS, số tuyển vào lớp 10 là 64.500. Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc sở này, nhìn nhận: “Đa số học sinh đều thi tuyển vào lớp 10 công lập. Khi không trúng tuyển, không còn sự lựa chọn nào khác mới phân luồng học nghề. Tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS của thành phố chưa đạt tới 10%”.
Chưa tạo được uy tín
Video đang HOT
Đề cập đến vấn đề này, nguyên phó hiệu trưởng một trường THPT tại Q.1 (TP.HCM), khẳng định: “Chủ trương thì đúng đắn nhưng làm không tới nên không làm cho phụ huynh học sinh thay đổi quan niệm nghề nghiệp của con em. Trong đó, nguyên nhân xuất phát từ thực tế các trường TCCN chưa tạo được uy tín với xã hội nên phụ huynh chưa nhìn thấy tương lai nghề nghiệp khi con em vào bậc học này”. Vì thế, xu hướng hiện nay là nếu không vào được công lập thì cha mẹ cũng quyết cho con học dân lập, tư thục hay giáo dục thường xuyên để có bằng tú tài rồi mới tính tiếp, chứ rất ít người hướng con vào học nghề.
Ông Phạm Ngọc Thanh cho biết thêm về khó khăn khi thực hiện chính sách phân luồng. Theo ông Thanh, ngoài nhận thức chủ đạo cứ xong THCS thì phải vào lớp 10, tốt nghiệp THPT vào ĐH, CĐ, nguyên nhân trường nghề không thu hút thí sinh là do hình tượng công nhân kỹ thuật lành nghề chưa đạt chuẩn mực giá trị trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, còn do công tác hướng nghiệp chưa chuyên sâu, hệ thống trường TCCN chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội…
Cần chính sách khuyến khích, hỗ trợ
Trước tình trạng bế tắc phân luồng học sinh sau trung học, nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất các phương án mới nhằm cải thiện tình hình.
Tiến sĩ Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ GD-ĐT, dạy nghề Ban Tuyên giáo T.Ư, đề xuất: “Phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tích cực tham gia giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi đối tượng”. Ngoài ra, tiến sĩ Hưng cũng cho rằng cần thực hiện cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. “Chính sách đó cần phải được thể hiện qua việc hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt, tạo việc làm và giới thiệu việc làm; chính sách thuế, chính sách lương, phụ cấp, vay vốn; chính sách đối với giáo viên… để người học, người dạy và người sử dụng lao động thấy có lợi”, ông Hưng nói.
Đồng quan điểm, một chuyên gia giáo dục tại TP.HCM cho biết: “Cần tìm cách đẩy mạnh thu nhập cho nhân lực tốt nghiệp trường nghề và tôn vinh họ một cách xứng đáng. Có như vậy mới tạo được động lực cho học sinh vàotrường nghề”.
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay thiết bị các cơ sở đào tạo nghề chưa hiện đại, cơ sở vật chất nghèo nàn nên người học sau khi ra trường khó tham gia làm việc ngay. Ông Phạm Ngọc Thanh đề xuất: “Phải có chính sách về quy hoạch, giao đất, thuế cho các cơ sở đào tạo; miễn giảm học phí và cho vay thuận lợi; chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ gắn liền với các doanh nghiệp…”.
Tư vấn từ cha mẹ
Q.6 (TP.HCM) thành lập ban chỉ đạo phân luồng từ cấp quận. Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.6, thông tin: “Cán bộ chuyên trách mỗi phường sẽ đến từng hộ gia đình có con em đang học lớp 9 để giải thích, tư vấn về trình độ tương ứng với mô hình học tập. Sau khi có kết quả tuyển sinh lớp 10, cán bộ phường lại đến nhà những học sinh không trúng tuyển động viên và vận động tham gia các mô hình học tập sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ kiến thức”.
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp của Q.Tân Phú được phân công trách nhiệm phân luồng. Quận này tổ chức riêng buổi hội thảo dành cho đại diện cha mẹ học sinh các trường THCS. Khi có kế hoạch tuyển sinh của Sở thì các trường lại tổ chức họp toàn thể phụ huynh học sinh để hướng dẫn, tư vấn chọn nghề cho con em.
Theo TNO
Những điểm mới trong tuyển sinh ngành công an
Năm 2014, với những thay đổi về điều kiện sơ tuyển, dự báo lượng thí sinh đăng ký sơ tuyển và dự thi vào các trường công an còn tăng mạnh hơn so với năm 2013.
Năm 2013, tổng số thí sinh đăng ký dự thi vào các học viện, trường đại học công an nhân dân là 62.510, tăng 17.425 so với năm 2012. Số lượng dự thi thực tế ở các trường công an cũng cao nhất trong các khối ngành đào tạo của cả nước với tỉ lệ lên đến hơn 94%.
Theo thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường, phó trưởng phòng kế hoạch tuyển sinh Cục Đào tạo - Bộ Công an, năm 2013 số đăng ký dự thi tăng mạnh tập trung chủ yếu là các ngành đào tạo nghiệp vụ an ninh, cảnh sát. Điểm trúng tuyển ở các trường công an năm 2013 hầu hết cao hơn so với năm trước 2-3 điểm.
Mở rộng đối tượng sơ tuyển
Thay cho quy định điều kiện sơ tuyển điểm tổng kết các năm THPT các môn thuộc khối thi phải đạt từ 6.0 trở lên, các môn còn lại cũng phải đạt điểm tổng kết 5.0 trở lên như các năm trước, năm 2014 thí sinh muốn đăng ký dự thi vào các trường công an chỉ cần đạt học lực trung bình trở lên theo kết luận tại học bạ trong cấp học THPT. Việc không quy định điểm tổng kết ba môn đăng ký dự thi như năm 2013 sẽ mở rộng đối tượng được dự thi vào các trường công an.
Các học viên Học viện Cảnh sát nhân dân tư vấn cho một học sinh. (Ảnh: Nguyễn Khánh).
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường cũng cho hay một điểm mới nữa trong sơ tuyển các trường công an là năm 2014, Bộ Công an chính thức cho phép thí sinh có tổng thị lực hai mắt đạt 10/20 được dự thi với những cam kết đi kèm. Theo đó, việc sơ tuyển sẽ chiếu cố đối với học sinh bị cận thị có tổng thị lực hai mắt tối thiểu đạt từ 10/20 trở lên nhưng phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về khả năng chữa trị. Đặc biệt, ngay trong quá trình sơ tuyển, thí sinh phải có cam kết điều trị để khi trúng tuyển thị lực phải bảo đảm theo quy định (đảm bảo tổng thị lực hai mắt tối thiểu từ 19/20 trở lên) trước khi nhập học.
Theo kế hoạch, năm 2014 việc sơ tuyển tuyển sinh vào các trường công an nhân dân bắt đầu từ ngày 1/3 đến 15/4.
Nữ học lực trung bình khó trúng tuyển
TS Trần Hồng Quang, trưởng phòng quản lý đào tạo HV Cảnh sát nhân dân, cho hay, năm 2013 lượng thí sinh đăng ký dự thi vào trường tăng gấp rưỡi so với năm 2012 với số lượng lên đến 21.000 hồ sơ, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh chỉ khoảng 1.000. "Tỉ lệ chọi chung đã rất cao, nhưng với thí sinh nữ thì để giành một suất vào trường còn khó khăn hơn do giới hạn trúng tuyển chỉ được tối đa 10% nữ. Điểm chuẩn của nữ do đó rất cao, ngành nghiệp vụ cảnh sát là 27,5 điểm với khối A, 26 điểm với khối C, khối A1, D1 đều lấy 25 điểm. Thí sinh nữ cân cân nhắc học lực của mình để có lựa chọn phù hợp, không lãng phí" - ông Quang chia sẻ.
Thực tế các năm từ 2012 trở về trước, một số địa phương (như Hà Nội) giới han tuyển sinh nữ bằng cách chỉ chấp nhận sơ tuyển với thí sinh nữ đạt học lực giỏi ba năm THPT. Theo quy định hiện hành, năm nay Bộ Công an không hạn chế học sinh nữ đăng ký sơ tuyển, đăng ký dự thi đại học, đăng ký xét tuyển, cao đẳng, trung cấp công an, nhưng tỉ lệ tuyển học sinh nữ vào các trường công an chỉ được ở mức 10% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường.
"Để thi vào trường công an thì học lực trung bình và hạnh kiểm khá là đủ điều kiện, nhưng do chỉ tuyển 10% tổng chỉ tiêu của từng trường (kể cả đại học, cao đẳng, trung cấp) nên điểm trúng tuyển đối với nữ rất cao. Như vậy, học sinh nữ có học lực trung bình khó có khả năng trúng tuyển vào các trường công an" - thiếu tá Cường khuyến cáo.
Không đươc dư tuyên nêu co hinh xăm
Thiếu tá Nguyên Manh Cường lưu ý thí sinh có bất cứ hình xăm nào trên cơ thể sẽ không được dự tuyển vào các trường ĐH của ngành công an. Ngoài ra, không chỉ giới hạn nam thanh niên có chiều cao dưới 1,64m không được dự thi, mà cả những thí sinh có chiều cao trên mức 1,8m cũng không đảm bảo điều kiện dự thi. Tương tự, giới hạn chiều cao với thí sinh nữ là 1,58-1,75m. Về cân nặng, tiêu chuẩn sơ tuyển với nam là 48-75kg và nữ là 45-60kg.
Theo Tuổi trẻ
Giúp học sinh thêm cơ hội học tập phù hợp Nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất nên có thêm nguyện vọng vào trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 để học sinh có thêm cơ hội học tập phù hợp với khả năng. Học sinh lớp 9 cần được định hướng nghề nghiệp để phân luồng phù hợp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Lãng...