“Rồng lửa” S-400 của Nga phá vỡ kỷ lục về độ chính xác
Theo hãng tin Sputnik, một hệ thống phòng không “ rồng lửa” S-400 của Nga đã phá vỡ kỷ lục về độ chính xác trong một cuộc tập trận vào năm nay.
Đội vận hành hệ thống S-400 của Nga cho biết đã bắn trúng tất cả các mục tiêu bằng loạt tên lửa đầu tiên. Họ cho biết 51 mục tiêu đã được quan sát và 63 tên lửa dẫn đường đã được bắn đi – theo trang BMPD khi dẫn dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Nga.
Tất cả các mục tiêu đều bị loạt tên lửa đầu tiên bắn trúng. Việc số lượng tên lửa vượt quá số lượng mục tiêu được giải thích rằng việc bắn loạt tên lửa thứ 2 là để loại bỏ tàn dư của các mục tiêu.
Trong một cuộc chiến thực sự, 3 loạt tên lửa cũng được bắn vào các mục tiêu quan trọng để đảm bảo độ tin cậy.
Thử S-400 thất bại, Thổ mất cả chì lẫn chài giữa niềm vui của Mỹ?
Thông tin Thổ Nhĩ Kỳ thử S-400 thất bại quả thực là niềm vui lớn cho Mỹ, nước đã ra lời cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu Ankara kích hoạt S-400.
Theo Eurasiantimes, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan luôn mang tham vọng đất nước ông, vốn nằm trên bán đảo Anatolian ở Tây Á và một phần nhỏ hơn của Bán đảo Balkan ở Đông Âu, bất khả xâm phạm trước mọi nguy cơ.
Nguy cơ đó có thể là cơn thịnh nộ của một siêu cường quân sự như Mỹ hay đối thủ ở Địa Trung Hải như Hy Lạp. Vượt lên tất cả, Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua lại hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất với tham vọng trở thành người làm chủ vận mệnh của mình.
Tuy nhiên, việc Ankara theo đuổi tham vọng sở hữu sự tối ưu trong khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa từ nước ngoài hiện có thể bị trì hoãn vô thời hạn. Theo báo cáo chưa được xác minh của Hy Lạp, việc thử hệ thống tên lửa chết người S-400 đã thất bại.
Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử nghiệm hệ thống S-400
Thổ Nhĩ Kỳ đã mua tên lửa đất đối không (SAMS) S-400 từ Moscow vào tháng 7/2019 trong kỳ vọng sẽ bảo vệ trọn vẹn không phận và vùng biển ngoài khơi Biển Đen.
Theo các báo cáo mới, những khu vực gần thành phố ven biển Sinop đã được chính quyền nước này cảnh báo giới hạn máy bay hoạt động ở độ cao 61.000 m trong khi Ankara tiến hành kiểm tra radar và trực tiếp hỏa lực của tên lửa.
Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông địa phương, bao gồm trang web của Hy Lạp, Pentapostagma, việc thử nghiệm các hệ thống tên lửa này đã không thành công. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại được cho là do Thổ Nhĩ Kỳ không nhận hỗ trợ từ các chuyên gia Nga.
"Lần đầu tiên quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 đã thất bại do Ankara không nhận sự hỗ trợ từ các lực lượng đặc biệt của quân đội Nga".
Trước đó, có thông tin cho rằng Ankara đã trì hoãn việc thử tên lửa của Nga sau khi xác định được các khiếm khuyết của tên lửa.
Hơn nữa, Moscow cho rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ chuyên môn hoặc kiến thức để đặt tên lửa trong tình trạng báo động và nhất thiết cần sự can thiệp, giám sát của các kỹ thuật viên Nga nhưng điều này đi ngược lại mong muốn của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, một kênh truyền hình có tên A Haber cho biết quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn thử S-400 của Nga, với kết quả ba tên lửa đã được bắn trúng ba mục tiêu .
"Ba tên lửa của hệ thống phòng thủ S-400 đã được phóng đi. Tất cả chúng đều bắn thành công các mục tiêu được chỉ định", một nguồn tin nói với Hãng thông tấn Nga - Tass.
Tuy nhiên, theo thông tin mới, các video do các cơ quan Thổ Nhĩ Kỳ công bố chỉ cho thấy vụ phóng tên lửa, không có hình ảnh mục tiêu bị bắn trúng hay âm thanh đầu đạn tên lửa nổ, khiến nhiều câu hỏi nghi vấn được đặt ra.
Thông tin này quả thực là niềm vui lớn cho Mỹ, nước tuần trước đã ra lời cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng" đối với mối quan hệ an ninh của Washington và Ankara nếu S-400 được kích hoạt.
"Nếu thông tin thử tên lửa là chính xác, chúng tôi sẽ phản đối bằng những quy định nghiêm khắc nhất vì việc thử S-400 hoàn toàn không phù hợp với tư cách là một đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như là đối tác chiến lược của Mỹ", Morgan Ortagus, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Được coi là hệ thống phòng thủ tiên tiến nhất, S-400 là hệ thống phòng thủ tầm xa và tầm trung hiện đại nhất với thiết kế phức tạp và có khả năng phát hiện cũng như tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
S-400 bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2007 và vũ khí này có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly tới 400km, với tốc độ nhanh gấp 6 lần tốc độ ánh sang và ở độ cao lên tới 30km.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua S-400 khiến Mỹ rất phẫn nộ và Ankara đã bị Washington loại khỏi chương trình sản xuất máy bay F-35.
Nga tăng uy lực tên lửa S-300, S-400 Quân đội Nga đang cải tiến các tổ hợp S-300 và S-400 để chúng cùng lúc sử dụng được nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau. Tờ Izvestia dẫn một số nguồn tin quân sự cho biết Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt kế hoạch cải tiến cho phép các tổ hợp S-300 và S-400 mang đồng thời nhiều loại tên...