Rộng cửa việc làm ở nước ngoài cho sinh viên
Thông qua hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, sinh viên có nhiều sự lựa chọn việc làm ở nước ngoài
Trong vài năm trở lại đây, mối quan hệ hợp tác, đối tác giữa các cơ sở giáo dục với cộng đồng doanh nghiệp (DN) để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng không chỉ cho DN trong nước mà còn cho các DN ở nhiều nước khác. Trong xu hướng đó, nổi lên mối quan hệ hợp tác giữa các DN phái cử lao động ra nước ngoài làm việc với các trường đại học (ĐH).
Đưa sinh viên sang Nhật
Từ năm 2016 đến nay, Công ty TNHH Esuhai đã hợp tác với Trường ĐH Tiền Giang để đào tạo tiếng Nhật, đào tạo kỹ năng, giới thiệu việc làm cho sinh viên và thanh niên có nhu cầu làm việc tại Nhật Bản. Tính đến tháng 8-2020, gần 500 học viên, sinh viên của Trường ĐH Tiền Giang đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình thực tập sinh (TTS) tại Nhật Bản, trong đó có 245 em đã xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc.
Các bạn trẻ Tiền Giang sang Nhật Bản làm TTS và làm việc ở các ngành nghề chính như công nghệ thực phẩm, lắp ráp điện tử và kỹ thuật cơ khí, in ấn, thủy sản… trong thời hạn 1 năm hoặc 3 năm, với mức lương từ 24 triệu đến 30 triệu đồng/tháng. Bạn Nguyễn Đinh Quốc Thịnh (24 tuổi; ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) thừa nhận từ nhỏ đã yêu thích công việc liên quan đến cơ khí chính xác.
Thịnh biết Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển và ngành cơ khí chính xác ít có quốc gia nào sánh bằng. “Các sản phẩm cơ khí chính xác đa phần được chế tác tại Nhật bởi bàn tay tài hoa của các kỹ sư đi cùng nền công nghiệp cơ khí rất phát triển. Nếu có cơ hội được trực tiếp học tập, làm việc với những kỹ sư người Nhật thì chắc chắn kỹ năng nghề của em sẽ được cải thiện. Đó là lý do em chọn Nhật Bản để khởi đầu sự nghiệp” – Thịnh cho biết.
Sinh viên Trường ĐH Tiền Giang nhận quà của thầy hiệu trưởng trước khi xuất cảnh
Video đang HOT
Ông Lê Long Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Esuhai, cho biết sau khi hết hợp đồng làm việc tại Nhật Bản, các TTS này sẽ trở về Việt Nam, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Giá trị lớn nhất có được khi các em sang Nhật Bản làm việc và học tập là ngoại ngữ, tác phong làm việc, cách quản lý công việc và kỹ thuật công nghệ của Nhật Bản.
“Chúng tôi tiếp tục đồng hành cùng Trường ĐH Tiền Giang đẩy mạnh chương trình hợp tác đào tạo đưa lao động sang Nhật làm việc thông qua tuyển sinh đào tạo các chuyên ngành như: Công nghệ thực phẩm, cơ khí. Song song với đào tạo chuyên môn, các bạn sẽ học thêm tiếng Nhật, kỹ năng, tác phong làm việc đáp ứng điều kiện tuyển dụng của DN Nhật Bản sau khi tốt nghiệp” – ông Sơn nói thêm.
Đưa điều dưỡng sang Đức
Ngay trong những ngày nhập học, các tân sinh viên ngành điều dưỡng của ĐH Vinh đã đón nhận tin vui khi nhà trường có liên kết với Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET) để vừa học chuyên ngành điều dưỡng vừa học tiếng Đức để lấy chứng chỉ tiếng Đức đủ điều kiện làm việc tại nước này ngay sau khi tốt nghiệp. Theo đó, các tân sinh viên sẽ được đăng ký học tiếng Đức từ năm nhất để lấy được chứng chỉ B2, đủ điều kiện để sang Đức làm việc sau khi tốt nghiệp.
Bạn Nguyễn Hữu Chuẩn, một sinh viên điều dưỡng tham gia chương trình hợp tác giữa IET và ĐH Vinh, nhìn nhận chưa bao giờ thấy sự quan tâm của nhà trường và các DN về đầu ra việc làm cho sinh viên như hiện nay. Thật may mắn khi Chuẩn trúng tuyển dự án hợp tác với Viện IET cho vị trí công việc điều dưỡng tại Đức trong tương lai gần.
“Giờ em chỉ lo học thật tốt cả chuyên môn và ngoại ngữ, học thêm các thuật ngữ chuyên ngành điều dưỡng, y khoa bằng tiếng Đức để có thể tự tin làm việc ở đây. Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và mức thu nhập tương xứng chắc chắn nhiều sinh viên điều dưỡng như em đều mong đợi. Tuy nhiên, em sẽ quay về để phục vụ quê hương bởi ngành này ở Việt Nam thời gian tới sẽ cần nhiều” – Chuẩn bộc bạch.
Ông Lê Đức Thiện, Phó Phòng Đào tạo và Quản lý học viên Viện IET, cho rằng cơ hội việc làm tại Đức rộng mở cho các điều dưỡng viên Việt Nam khi Đức tăng cường các cơ hội hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nước Đức hằng năm cần hơn 11.000 lao động cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nên họ đẩy mạnh tìm kiếm cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ Việt Nam. Ông Thiện cũng cho biết hiện IET đang hợp tác với nhiều trường CĐ, ĐH khác có ngành điều dưỡng để góp phần giải quyết việc làm cho sinh viên.
PGS-TS VÕ NGỌC HÀ, Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang: Việc làm phù hợp, lương cao
Chương trình hợp tác với Esuhai ngoài việc giúp sinh viên có việc làm phù hợp, lương cao ngay sau khi tốt nghiệp, sâu xa hơn, nhà trường mong muốn các em được học tập, rèn luyện, làm việc trong một môi trường năng động, hiện đại và chuyên nghiệp. Sau khi về nước, các em sẽ là những thanh niên có tri thức, tay nghề, thái độ và tinh thần kỷ luật cao trong công việc. Đây sẽ là những yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.
Dự kiến, các trường đại học không được dạy trực tuyến quá 20% tín chỉ
Liên quan đến công tác đào tạo trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định các trường đại học được phép triển khai mô hình này, nhưng không được dạy quá 20% tổng tín chỉ trong chương trình.
Mô hình đào tạo trực tuyến đã phát huy giá trị trong đợt dịch bệnh Covid-19.
Dạy học trực tuyến không quá 20% tín chỉ của chương trình đào tạo
Ngày 27/4, Bộ GD&ĐT cho biết, đơn vị này vừa soạn dự thảo Thông tư Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học để tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi. Theo đó, ở nội dung chương trình đào tạo, văn bản quy định, được xây dựng dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương phap và hình thức đanh gia đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa cac trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT
Ngoài ra, mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính - ngành phụ) và được cấu trúc từ cac học phần thuộc hai khối kiến thức: giao dục đại cương và giao dục chuyên nghiệp; cơ sở giao dục đại học tự chủ và chịu trach nhiệm giải trình trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo.
Liên quan nội dung đào tạo trực tuyến, dự thảo Thông tư nêu rõ, trên cơ sở bảo đảm cac điều kiện để tổ chức giảng dạy trực tuyến theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến không được vượt qua 20% số tín chỉ của chương trình đào tạo.
Cho phép học cùng lúc 2 chương trình
Cũng ở văn bản này, Bộ GD&ĐT cho phép sinh viên học cùng lúc hai chương trình. Cụ thể, sinh viên được học cùng lúc hai chương trình nếu đap ứng một trong cac điều kiện sau: Đap ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai trong năm tuyển sinh và có điểm trung bình tích lũy đạt 2,0 trở lên của học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất;
Sau khi kết thúc học kỳ chính học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình đào tạo thứ nhất, có điểm trung bình tích lũy đạt 2,5 trở lên và đap ứng điều kiện đầu vào của chương trình đào tạo thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo; trong qua trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới 2,00 và thuộc diện cảnh bao học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 15 của Quy chế này (Tuỳ theo điều kiện đào tạo và cac quy định tại Quy chế này, thủ trưởng cơ sở đào tạo ban hành quy định cụ thể về đào tạo chính quy theo hình thức tích luỹ tín chỉ của trường; quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ, nhưng không vượt qua hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đào tạo đó.
Cac đối tượng được hưởng chính sach ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học không bị hạn chế thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo); khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất; sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Thông tư này dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.
Bảo Thắng
Vì sao giáo dục STEAM & STREAM hữu ích? Được giáo dục STEAM & STREAM từ nhỏ, sinh viên Mỹ không ngần ngại đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề, làm việc nhóm rất hiệu quả... TS Ellie Phuong D. Nguyen, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma, Mỹ chia sẻ góc nhìn về giáo dục STEAM & STREAM và đề xuất giải pháp cải thiện lĩnh vực...