Rộng cửa cho giáo viên nước ngoài
Lâu nay, hầu hết người nước ngoài được cấp phép lao động thì không thể dạy hệ mầm non, còn người có thể đứng lớp thì không được cấp phép do thiếu bằng ĐH.
UBND TPHCM vừa chấp thuận cấp phép lao động cho giáo viên mầm non người nước ngoài giảng dạy tại TP với yêu cầu phải có văn bằng chuyên ngành mầm non và 5 năm kinh nghiệm giảng dạy. Điều này đã tháo gỡ khó khăn cho các trường mầm non cần giáo viên nước ngoài, bởi Nghị định 34 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại Việt Nam chỉ cho phép tuyển dụng người nước ngoài có kỹ thuật cao ở những ngành nghề Việt Nam đang khan hiếm.
Thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết trên địa bàn TP hiên có 36 trường mầm non có yếu tố nước ngoài. Loại trường này được nhiều phụ huynh tín nhiệm nên theo dự báo sẽ có thể phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên, việc tuyển dụng những giáo viên mầm non người nước ngoài trong thời gian qua đã gặp nhiều trắc trở. Điều này đã được đại diện các trường mầm non có yếu tố nước ngoài phản ánh với Sở GD-ĐT.
Đại diện Trường Mầm non Việt Thanh (quận Thủ Đức) thừa nhận: “Vì có dạy chương trình nước ngoài nên trường phải hợp đồng với giáo viên người nước ngoài. Tuy nhiên, những giáo viên trường tuyển được có chứng chỉ TOEIC nhưng nghiệp vụ sư phạm mầm non thì không cao”.
Học sinh mầm non trong một tiết học với giáo viên người nước ngoài
Video đang HOT
Bà Hoàng Thị Anh Minh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Montessori (quận 2), cho biết khi tuyển giáo viên, trường phải tuyển từ nước ngoài, tất cả đều đã qua đào tạo và có người chuyên môn rất giỏi. Tuy nhiên, khi làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động thì Sở LĐ-TB-XH TP không đồng ý bởi lý do những người này chưa có bằng ĐH. Nhu cầu của trường là giáo viên ngoài yếu tố chuyên môn còn phải nói được tiếng Anh nhưng giáo viên Việt Nam ít người đạt tiêu chuẩn này, còn giáo viên nước ngoài thì người có chuyên môn mầm non lại không có bằng ĐH nên không được cấp phép lao động. Ngược lại, những người có bằng ĐH, được cấp phép lao động thì lại không có chuyên môn mầm non.
Theo phản ánh của nhiều trường có dạy chương trình nước ngoài, thực trạng lâu nay là nhiều trường mang danh nghĩa quốc tế đã phải thuê “tây ba lô” về dạy tiếng Anh cho trẻ, dù dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non không giống cho người lớn. Thậm chí, có trường thuê người nước ngoài chỉ để… tiếp thị, quảng bá hình ảnh của trường!
Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM: Phù hợp thực tế Xuất phát từ khó khăn của các trường trong việc tuyển giáo viên người nước ngoài nên UBND TP chấp thuận cấp phép lao động cho giáo viên mầm non người nước ngoài, với yêu cầu phải có văn bằng chuyên ngành mầm non và 5 năm kinh nghiệm giảng dạy. Sự chấp thuận của UBND TP là phù hợp vì giáo viên mầm non không nhất thiết phải có bằng ĐH.
Theo NLĐ
Giáo viên mầm non dạy 6 tiếng/ngày không khả thi
Cuối tháng 10.2011, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho biết, quy định này xa vời, không sát với thực tế và không khả thi.
Làm việc 9-10 tiếng/ngày
Theo Thông tư mới này, chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non được quy định là 6 giờ dạy trên lớp/ngày đối với nhóm trẻ học 2 buổi và 4 giờ dạy/ngày đối với nhóm trẻ học một buổi. Ngoài ra, giáo viên phải thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp như soạn giáo án, làm đồ dùng... cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
Công việc hàng ngày của giáo viên mầm non không chỉ dạy mà cả chăm sóc trẻ
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giáo viên mầm sẽ non phải làm ít nhất 10 giờ một ngày, ngoài giảng dạy còn phải làm nhiều việc khác như trông các cháu ngủ, cho các cháu ăn, làm vệ sinh trường lớp, chờ phụ huynh đón... Các cấp học khác, có thể quy đổi ra tiết để giảm tiết được nhưng với mầm non là không thể.
Các cô giáo trong trường mầm non phải làm việc quần quật từ lúc tới trường cho đến khi ra về. Từ những công việc như tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập cho đến việc đút cho cháu ăn, thay quần áo cho cháu, thậm chí cả những việc lao động chân tay như làm vệ sinh cho trẻ, lau nhà, dọn phòng vệ sinh của lớp sau mỗi buổi học.
Đó là còn chưa kể một năm có rất nhiều hoạt động, kiểm tra, dự giờ, các cuộc thi từ cấp trường đến cấp thành phố mà gần như lớp nào cũng phải tham gia để tính điểm thi đua, khiến các giáo viên phải "san sẻ" nhau ra để thực hiện các cuộc thi. Trung bình mỗi lớp có 2 cô trông và dạy 40-45 cháu, nhưng vào các đợt cao điểm thi thố, nhiều lớp chỉ còn 1 cô trông tất cả các cháu nên không thể kể được hết mức độ vất vả của cô giáo mầm non.
Trung bình giờ làm việc của nhiều giáo viên mầm non hiện nay thường từ 8 đến 12 giờ/ngày. Đó là chưa kể đến việc định mức giờ làm của giáo viên mầm non là 60 phút, còn tiết học ở các bậc học khác chỉ có 45 phút.
Ông Nguyễn Hải Thập, Cục Phó thông tin - Cục Nhà giáo cho biết: "Khi đoàn khảo sát của Bộ tới nhiều địa phương, tôi thấy giáo viên mầm non quá vất vả, bắt đầu làm việc từ 6h sáng đến tận 6h tối. Ngoài việc dạy và chăm sóc các cháu như cho các cháu ăn, ngủ, lúc đó các cô mới tranh thủ soạn giáo án. Đặc biệt, trách nhiệm của các giáo viên mầm non rất lớn, không dám bỏ lớp vì nến có sơ sảy gì với học sinh thì các cô phải chịu trách nhiệm. Thế nhưng thù lao cho các cô lại rất thấp".
Không khả thi
Trước đây, khi có quy định giáo viên mầm non dạy 8 giờ/ngày, nhiều người đã cho rằng quy định đó không khả thi vì giáo viên không còn thời gian chuẩn bị giáo án, đồ dùng học tập. Với chế độ mới chỉ còn 6 giờ dạy/ngày nhưng lại không bổ sung thêm bảo mẫu, cô nuôi thì không khác gì "đánh đố" giáo viên.
Nhiều hiệu trưởng các trường mầm non chia sẻ, xét về lý thuyết, quy định này giảm tải áp lực công việc cho giáo viên mầm non, nhưng thực tế, thông tư này không khả thi. Công việc thường ngày của một giáo viên mầm non thường phải bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, chưa kể hầu như ngày nào cũng phải ở lại thêm giờ vì có nhiều cháu được đón muộn. Mỗi lớp trung bình có 40 học sinh, chỉ có 2 giáo viên phụ trách, không có bảo mẫu nên các cô phải làm tất cả mọi việc. Nếu áp theo quy định, các cô chỉ dạy 6 giờ/ngày thì những thời gian trông trẻ còn lại sẽ giao cho ai?
Chị Minh Hà, giáo viên mầm non tại quận Ba Đình cho biết, đặc thù công việc là phải chăm sóc các cháu, giờ sinh hoạt nào của các cháu cũng phải có giáo viên trông coi, kể cả giờ ngủ trưa. Vậy giáo viên sẽ nghỉ vào giờ nào? Chị bức xúc: "Không giáo viên nào dám bỏ lớp, bỏ trẻ, kể cả lúc các cháu ngủ vì trong lúc ngủ nhỡ các cháu tè dầm, ho trớ thì còn xử lý kịp thời. Các cô gần như không có thời gian nào để nghỉ".
Hầu hết các trường mầm non đến thời điểm này vẫn chưa áp dụng quy định giờ làm việc mới này vì gần như không thể thực hiện được. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này là ngành giáo dục phải bố trí thêm chức danh bảo mẫu, cô nuôi cho các trường, ít nhất 2 lớp/1 bảo mẫu thì giáo viên mới giảm bớt được công việc lao động chân tay và dồn tâm huyết cho việc dạy trẻ.
Theo LĐO
Thưởng Tết tăng do... đồng nghiệp nghỉ việc Trong khi các bậc học có thể linh hoạt từ nhiều nguồn tiết kiệm, phát triển nguồn quỹ bằng nhiều hoạt động để kết dư thưởng Tết cho giáo viên thì hầu hết ở các trường mầm non, nguồn tiết kiệm chính nhờ nguồn lương của... giáo viên nghỉ việc. Trường mầm non 19/5 (Q.8, TPHCM) năm nay có mức thưởng Tết cao...