Rong bìm bìm – Món đặc sản của đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Nói đến Lý Sơn thì không ít người nghĩ ngay đến quê hương của hành, tỏi và các loại hải sản. Thế nhưng, nhiều người dân trên đảo bảo rằng, khi đến đảo Lý Sơn mà chưa được thưởng thức món rong bìm bìm thì coi như chưa đến Lý Sơn.
Rong bìm bìm, là một loại rong biển dường như chỉ có ở vùng biển Lý Sơn. Loại rong này mọc ở những gành đá xung quanh đảo. Để hái được loại rong này, người dân trên đảo phải đợi 4-5 giờ chiều, khi nước thủy triều xuống, lúc đó nước cạn, người dân mới có thể lội ra hái rong về. Tuy nhiên, loại rong này chỉ có vào tháng 3 đến khoảng tháng 8 là hết.
Việc chế biến món rong bìm bìm cũng khá đơn giản. Sau khi vớt rong về, người dân ngâm lại với nước ngọt để giảm bớt độ mặn. Sau đó, lượm sạch những thứ bám trên rong. Rong được chế biến chỉ hai món, đó là rong trộn và rong xào. Tuy nhiên ngon. hấp dẫn nhất và phổ biến vẫn là món rong trộn. Trước khi chế biến món rong trộn, gia vị cần cho món này là đậu phụng rang (giã nhỏ); rau thơm và rau diếp cá. Chanh vắt lấy nước, thêm gia vị chút ớt, bột nêm, tí đường (tùy theo khẩu vị chua ngọt của người ăn).
Công đoạn tiếp theo là dùng một lượng rong vừa đủ cho người dùng, trụng rong qua nước sôi khoảng 30 giây, lúc này rong sẽ giòn hơn (lưu ý là không trụng rong quá lâu, rong sẽ bị mềm, nhớt và mất hết chất dinh dưỡng). Sau đó đổ rong ra rổ để thật ráo nước. Công đoạn cuối cùng là trộn tất cả các gia vị đã chuẩn bị vào, rồi cho ra dĩa. Thế là hoàn thành món rong trộn hấp dẫn.
Khi thưởng thức món rong bìm bìm trộn, có lẽ khó có ai quên được mùi vị của nó. Rong vừa giòn, vừa có mùi của biển, kèm theo đó là vị chua chua, ngọt ngọt, vị béo của đậu phụng và vị thơm của rau thơm, diếp cá.
Theo một số người dân trên huyện đảo, thì rong bìm bìm có tính mát. Mùa hè có được dĩa rong bìm bìm trộn trong bữa ăn gia đình, hoặc bạn bè ngồi lai rai thì số một. Đặc biệt rong bìm bìm có công dụng phòng ngừa bệnh bướu cổ…
Theo Quảng Ngãi
Bánh canh, món đặc sản khó bỏ qua khi đến Quảng Bình
Quảng Bình, nơi sơn thủy hữu tình, có nhiều danh lam thắng cảnh say lòng người. Di tích ghi dấu lịch sử một thời, và di sản thiên nhiên thế giới...
Video đang HOT
Không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà ẩm thực nơi đây cũng hấp dẫn đến kỳ lạ, trong đó phải nói đến món cháo Bánh canh
Bánh canh là một món ăn bình dân, khá phổ biến. Tùy theo từng vùng miền mà bánh canh có hương vị và bản sắc riêng. Nếu như ở miền Nam, món bánh canh Bến Có của tỉnh Trà Vinh từng làm xao lòng biết bao thực khách thì ở miền Trung, bánh canh Quảng Bình luôn khiến những ai đã từng thưởng thức dù chỉ một lần đều nhớ mãi không quên.
Rất nhiều món ngon khi đến với quê hương Mẹ Suốt
Hầu như chưa một cuốn sách cẩm nang dạy nấu ăn nào chỉ cách thức để nấu một món bánh canh ngon. Bởi, dường như nó đơn giản trong từng khâu, từng thìa gia vị. Một nồi nước dùng ninh từ xương ngọt béo, một vài miếng cá lóc hoặc thịt, tôm, chả, cộng thêm những sợi mì dai và công đoạn cuối cùng là thêm hành lá, ngò xanh, chỉ thế thôi mà sao hấp dẫn và ấp ủ những mùi vị riêng. Chỉ có thể nói, đó là bí quyền gia truyền của từng nhà hàng, quán ăn và mỗi bà nội trợ gia đình. Đó là cái hay của món bánh canh xứ biển.
Có lẽ cũng như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Chỉ có điều nếu phở thưởng thức cả ngày lẫn đêm thì cháo canh chỉ bán một buổi. Món này cũng không bày bán nhan nhản như phở Hà Nội bây giờ (từ Bắc vào Nam, từ vỉa hè đến cửa hiệu...) mà được chọn lọc bởi những cửa hiệu uy tín hay những thực khách sành sỏi trong thành phố.
Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Trong tô cháo canh là sự kết hợp của cá, tôm, thịt heo nạc... trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu.
Dù đơn giản, nhưng để nấu được một nồi bánh canh Quảng Bình cũng khá công phu. Bánh canh Quảng Bình được làm từ bột gạo thơm, dẻo hạt và trắng tinh. Gạo được đem xay nhào thành bột, lọc qua túi vải rồi treo lên cho khô để qua một đêm cho hết nước, sau đó mới cho cán mỏng rồi xắt thành từng sợi như sợi mì. Một điểm đặc biệt là bánh canh nơi đây rất đảm bảo an toàn, không sử dụng phụ gia mà từng sợi bánh vẫn dai và giòn, có độ ngọt của gạo thơm, để có được điều này thì cần phải đòi hỏi có kinh nghiệm lâu của người ngâm bột gạo.
Nguyên liệu để ăn cùng với bánh canh đó là sườn heo và tôm tươi hoặc là cá lóc. Nếu là sườn heo và tôm thì sau khi ướp gia vị, người ta trụng sườn qua nước sôi rồi xào với tôm và hành phi, cho chín tới. Còn nếu là cá thì cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào lên, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.
Bánh canh ăn kèm với ram cuốn thơm nức
Điều quan trọng làm nên hương vị của món bánh canh bột lọc chính là nước dùng. Người ta dùng xương heo hầm làm nước dùng, ngoài ra còn tổng hợp cả xương, tôm và cá. Nước dùng trong tô cháo bánh canh Quảng Bình khá loãng có màu vàng ươm của thịt cua chứ không sền sệt như bánh canh cua. Cá lóc khứa miếng, rừa với nước muối cho bớt tanh, sau đó xả qua nước lạnh cho sạch. Cho khoảng 30 tô nước lạnh vào nồi nấu cháo để cùng với củ hành tây và muối, bật bếp nấu sôi, cho cá lóc vào luộc khoảng 5 phút thì vớt cá ra. Lọc nước cá qua 1 cái nồi khác, bỏ phần cặn (nhớ cho củ hành tây vào nồi nước đã lọc). Cá đã luộc gỡ bỏ xương, ướp vào cá nước mắm, tiêu, bột nêm, đường hành tím thái lát và ớt thái lát trộn đều, ướp khoảng 10 phút cho cá thấm gia vị. Nồi nước lèo đã lọc đang sôi, cho cá lóc đã ướp vào nấu thêm 7-10 phút với lửa vừa, sau đó nêm nếm lại cho vừa ăn. Cho dầu vào chảo, chờ dầu nóng cho hành băm vào xào thơm, sau đó cho bột điều vào đảo đều là tắt bếp. Cho thành phần này vào nồi nước lèo.
Một bát bánh canh với mùi hương của nước dùng tỏa ra thơm ngào ngạt, kết hợp cùng với bát nước chấm tỏi ớt làm cho hương vị món ăn thêm tuyệt vời hơn rất nhiều. Nêm thêm các thứ gia vị cho vừa ăn xong phủ thêm một lớp nước mầu, ớt bột, dầu thực phẩm,... khi thấy nước sôi đủ độ thì bỏ bánh canh vào. Khi mở nắp nồi nước dùng, bạn sẽ thấy mùi nước dùng tỏa ra thơm ngào ngạt, sự hòa quyện giữa mùi sườn heo, tôm và bánh canh sẽ khiến bạn nhanh chóng thưởng thức tô bánh canh mang đậm nét văn hóa ẩm thực Quảng Bình mà không đâu có được. Lửa để cháy liu riu cho nồi bánh canh lúc nào cũng nóng, không để lửa cao sẽ mềm sợi bột.
Một bí quyết nữa làm nên sức hấp dẫn của tô bánh canh Quảng Bình chính là chén nước mắm ớt được pha chế đơn giản. Chỉ cần một chén nhỏ nước mắm cốt, thêm một vài lát ớt xanh thơm hăng hăng là có thứ gia vị ngon lành.
Ngoài ăn chung với ram, người Đồng Hới cũng đã quen với chả, rau cải xắt nhỏ, hành tây chiên vàng giòn và nhất là không thể thiếu được ớt chưng đặc sánh sắc đỏ.
Du khách đến thăm Quảng Bình vào mùa hè, đừng quên thưởng thức món bánh canh đặc biệt này. Màu trắng trong của sợi bột, xanh ngắt của hành lá, vàng rộm của hành phi, đỏ tươi của ớt chưng và cả màu vàng nhè nhẹ của lát cá lóc thơm phức hay màu hồng nõn nà của tôm đồng mới cất chiều hôm. Chẳng bởi vậy mà bất kỳ người Đồng Hới xa quê nào dù lâu bao nhiêu, cách bao dặm, mỗi khi có dịp trở về lại nhớ mãi vị bánh canh không thôi...
Theo Điểm Đến Việt Nam
Khô nhái ngày mưa Cũng giống như các loại mực, cá cơm, cá chuồn khô..., nhái cơm khô là món ăn quý của nhà nông, thường làm món chính ăn với cơm mỗi khi không đi chợ được, hay có thể là món đặc sản đãi khách đến thăm nhà. Nhái cơm khô chứa nhiều đạm, không chất béo, giàu can xi và còn là vị thuốc...