Rộn ràng không khí đón năm học mới ở miền Tây xứ Nghệ
Năm học này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc chuẩn bị cho năm học mới của nhiều trường học bị ảnh hưởng và chậm hơn so với những năm học trước. Mặc dù vậy, đến thời điểm này tất cả đã sẵn sàng chào đón học sinh trở lại trường.
Trường PTDT BT THCS Lạng Khê (Con Cuông) là một trong những trường khó khăn với hơn 95% học sinh là người dân tộc thiểu số. Trước ngày bước vào năm học mới, giáo viên và nhà trường thực sự vui mừng bởi trường lớp được sửa lại khang trang, sân trường được lát lại gạch mới sạch sẽ. Ảnh: Đức Anh
Trường nằm ở vùng khó nhưng nhờ làm tốt công tác vận động xã hội hóa nên hiện 50% phòng học đã được lắp đặt ti vi hiện đại. Đây cũng là cơ sở để nhà trường tổ chức dạy học theo hình thức mới và đẩy mạnh việc áp dụng giáo án điện tử trong các bài giảng – thầy giáo Phạm Quang Hoàng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Ảnh: Đức Anh
Với Trường Tiểu học Lạng Khê, năm học này, niềm vui đến với nhà trường khi học sinh ở điểm trường lẻ Chôm Lôm sẽ được sáp nhập về điểm trường chính. Đây cũng là bước chuẩn bị quan trọng để nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học, trước tiên là để phổ cập Tin học và tiếng Anh cho học sinh toàn trường. Ảnh: Đức Anh
Năm học 2020 – 2021 cũng sẽ là năm đầu tiên triển khai chương trình phổ thông mới dành cho bậc tiểu học. Vì thế, công tác bồi dưỡng chuyên môn được các nhà trường chú trọng. Nhiều giáo viên cho biết, năm học này kết thúc muộn và hầu như giáo viên không được nghỉ hè bởi từ đầu tháng 8 ngành Giáo dục đã triển khai chương trình tâp huấn cho cán bộ, giáo viên. Ảnh: Đức Anh
Những ngày giữa tháng 8, không khí đón chào năm học mới cũng đã rộn ràng ở những trường thuộc vùng cao huyện Tương Dương. Ảnh: Đức Anh
Video đang HOT
Từ các bản, làng xa xôi, phụ huynh của Trường PT DTBT THCS Lưu Kiền đã cùng nhau huy động nứa, mét và nhiều ngày công để cùng nhau dựng lại nhà ở bán trú cho con em trong bản. Ảnh: Đức Anh
Mô hình trường bán trú được nhà trường tổ chức được 4 năm. Dù điều kiện ăn, ở của học sinh còn nhiều khó khăn nhưng so với trước đây phải ở trọ thì cuộc sống của các em đã được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt, nhờ mô hình bán trú mà 2 năm trở lại đây trường không có học sinh nào phải bỏ học. Ảnh: Đức Anh
Anh La Định Thị là Bí thư Chi bộ bản Xoóng Con và cũng là Hội trưởng Hội Cha mẹ học sinh của nhà trường. Dù đặc thù khó khăn, nguồn xã hội hóa huy động từ phụ huynh không nhiều nhưng anh và bà con dân bản cũng rất vui bởi họ cũng đã giúp được nhà trường nhiều việc làm thiết thực và ý nghĩa. Đây cũng là năm cuối phụ huynh được cùng chung tay với nhà trường làm phòng trọ cho các con, bởi từ năm học tới Trường PT DTBT THCS Lưu Kiền sẽ chuyển về trường mới với dãy phòng học khang trang và 12 phòng ký túc xá hiện đại, đầy đủ cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Bước vào năm học mới, công tác tuyển sinh cũng đã được các nhà trường cơ bản hoàn tất. Trong ngày học sinh đến làm thủ tục nhập học, các em được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Đức Anh
Với những ngôi trường vùng cao niềm vui không chỉ là chất lượng mà còn là huy động được đủ học sinh đến trường. Ảnh: Đức Anh
Những học sinh thuộc diện hộ nghèo sẽ được hưởng đầy đủ chính sách của Nhà nước và được hỗ trợ ăn, ở tại ký túc xá nhà trường. Ảnh: Đức Anh
Những chiếc chăn mới đã được các giáo viên chuẩn bị sạch sẽ để chào đón những học sinh lớp 6 đầu tiên nhập học. Ảnh: Đức Anh
Những tiết mục văn nghệ cũng đã được dàn dựng. Ảnh: Đức Anh
Tất cả đã sẵn sàng để chuẩn bị cho lễ khai giảng theo kế hoạch sẽ được tổ chức đúng vào ngày 5/9/2020. Ảnh: Đức Anh
Phụ huynh băn khoăn, năm học mới học sinh sẽ học trực tuyến hay trực tiếp?
Thời điểm này, nhiều phụ huynh Hà Nội băn khoăn về kế hoạch dạy học năm học mới các trường sẽ dạy trực tuyến hay trực tiếp, có tổ chức Lễ khai giảng năm học mới hay không. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Hà Nội chưa có hướng dẫn cụ thể.
Phụ huynh băn khoăn, năm học mới học sinh sẽ học trực tuyến hay trực tiếp?
Chị Nguyễn Thu Hà, có 2 con đang học trường công tiểu học và THCS tại Hà Nội cho biết, từ ngày có dịch COVID-19, gia đình đã gửi 2 con về quê cho ông bà trông. Vì ở lại Thủ đô, vợ chồng vẫn đi làm cả ngày, không có người trông. Những năm trước, hè đến, chị thường cho con tham gia các hoạt động hè như: đi trại hè, đi bơi, đá bóng... Ngoài ra, dù có nghỉ học ở trường con vẫn đi học thêm tuần 3-4 buổi Ngoại ngữ và học vẽ. Tuy nhiên, năm nay vì dịch bệnh, mọi hoạt động đều bị gác lại. Thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về năm học mới nên không biết con sẽ đi học trực tiếp ở trường hay học trực tuyến.
Chị Hà nói rằng, đương nhiên sẽ ưu tiên sức khoẻ, sự an toàn của con lên trên hết nhưng nếu vì dịch bệnh phải học trực tuyến, gia đình sẽ rất vất vả. Bởi vì, con chị Hà năm nay một bạn học lớp 5, một bạn học lớp 2, chưa tự lập để có thể ở nhà lo cơm nước và học trực tuyến. "Trong năm học trước, mình đã phải xin nghỉ việc hoàn toàn để hướng dẫn, hỗ trợ máy tính cho con học cũng như lo ăn uống, trông con", chị Hà nói.
Không gửi con về quê nhưng gia đình anh Trần Văn Dương ở quận Thanh Xuân cho biết, sau khi con kết thúc kỳ nghỉ hè muộn 15/7, rồi dịch bùng phát đến nay, cả 2 đứa trẻ gần như bị nhốt trong nhà. Lo dịch bùng phát, chung cư nơi gia đình ở cũng kiểm soát rất chặt bằng cách yêu cầu người đi lên, đi xuống thang máy phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ, sát khuẩn...
Trước đây, cuối tuần trẻ con được bố mẹ đưa đi khu vui chơi hoặc ít nhất ra ngoài ăn sáng, đi cà phê đọc sách. Từ ngày có dịch, mọi hoạt động ăn uống, vui chơi đều diễn ra trong căn phòng mấy chục mét vuông. "Không có chỗ chơi, trẻ tù túng, bức bối, làm bạn chủ yếu với tivi vì thế gia đình rất mong dịch được khống chế, con được đến trường khai giảng năm học mới, đi học để có bạn bè", anh Dương nói.
Trên các nhóm, diễn đàn phụ huynh đều băn khoăn hỏi nhau kế hoạch dạy học của các trường năm học mới ra sao để có sự chuẩn bị.
Trong khi đó, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 3 phương án về việc dạy học trực tuyến, khi lấy xong ý kiến, dự thảo ban hành, có thể áp dụng dạy học trong năm nay. Cụ thể, các trường có thể dạy 1 phần trực tiếp, 1 phần trực tuyến; dạy hoàn toàn bằng trực tuyến hoặc giao cho học sinh tìm hiểu thông tin, tư liệu trực tuyến trước sau đó lên lớp học trực tiếp. Tuy nhiên, đến nay Hà Nội vẫn chưa xác định được phương án cụ thể.
Các trường chờ hướng dẫn của Sở GD&ĐT
Thời điểm này năm ngoái, học sinh các trường ngoài công lập đã học được khoảng 3 tuần, học sinh các trường công lập cũng tựu trường từ 15/8. Tuy nhiên, năm nay do học sinh nghỉ hè muộn, Bộ GD&ĐT yêu cầu, các nhà trường không được cho học sinh tựu trường trước 1/9.
Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, năm học 2020-2021, học sinh tựu trường sớm nhất ngày 1/9 và khai giảng năm học mới ngày 5/9. Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, Giám đốc Sở GD&ĐT đề xuất phương án nghỉ học hay kéo dài năm học lên UBND TP quyết định. Tuy nhiên, thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa có thông báo mới về tình hình dạy học cụ thể cũng như kế hoạch tổ chức lễ khai giảng năm học mới ra sao.
Trong khi đó, hàng loạt trường ngoài công lập đã thông báo lùi thời gian học sinh tựu trường 2 lần. Cụ thể, như trường Marie Curie Hà Nội; Nguyễn Bỉnh Khiêm; THCS Đoàn Thị Điểm...đều đã thông báo lùi thời gian học sinh tựu trường sang tháng 9.
Riêng trường THCS -THPT Lương Thế Vinh cho học sinh học trực tuyến từ 17/8 và lên 2 phương án cho lễ khai giảng gồm: trực tiếp và trực tuyến. Đa số các trường học khác đều đang chờ đến cuối tháng 8 xem xét tình hình dịch bệnh mới đưa ra phương án.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, thời điểm này, Phòng GD&ĐT cũng đang chờ hướng dẫn của Sở. Do đó, đơn vị chưa có kế hoạch cụ thể cho lễ khai giảng cũng như kế hoạch dạy học năm học mới ra sao.
Còn hiện nay, theo kế hoạch khung năm học của UBND TP Hà Nội vừa mới ban hành, các trường cho học sinh tựu trường sớm nhất ngày 1/9; ngày 5/9 sẽ tổ chức lễ khai giảng cho hơn 2 triệu học sinh các trường trên toàn TP.
Không dám nhận học sinh vì thiếu giáo viên đứng lớp Năm học 2020-2021, theo tính toán, tỉnh Đắk Nông tiếp tục thiếu hàng trăm giáo viên các cấp. Tình trạng không mới, thế nhưng đã 5 năm qua, địa phương này vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Tình trạng thiếu giáo viên đang là thách thức lớn nhất của ngành Giáo dục Đắk Nông khi chỉ còn vài tuần nữa...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xe bán tải tháng 3: Mẫu xe Mỹ vẫn áp đảo xe Nhật - Hàn
Ôtô
11:37:44 19/04/2025
Nam diễn viên Vbiz 17 năm vẫn "nổi như cồn", visual hoàng tử màn ảnh hiện tại mới gây sốc
Sao việt
11:30:37 19/04/2025
Phát hiện loài ong mới 'di cư' đến Bỉ do biến đổi khí hậu
Thế giới
11:28:45 19/04/2025
Cô dâu An Giang được tặng hơn 20 cây vàng, đeo trĩu cổ trong đám cưới gây sốt
Netizen
11:14:09 19/04/2025
Jisoo đụng độ Han So Hee: Cuộc chiến nhan sắc đỉnh cao, thần thái khác biệt, vẻ đẹp tuyệt đối 10/10!
Sao châu á
11:03:37 19/04/2025
Dịu dàng mà cuốn hút, vẻ đẹp bất biến từ chân váy midi
Thời trang
10:47:52 19/04/2025
Minh tinh hạng A diễn dở tới mức đạo diễn phải quay lại 95%: "Ước gì tôi cho cô ta đóng vai câm"
Hậu trường phim
10:47:42 19/04/2025
Từng là người không trồng nổi 1 cọng hành, giờ đây tôi đã trở thành "thợ làm vườn chuyên nghiệp"
Sáng tạo
10:16:30 19/04/2025
Quái vật 7 mét 'trỗi dậy' giữa trang trại hoang dã Argentina
Lạ vui
10:09:14 19/04/2025
Homestay Măng Đen cạn phòng, Đà Lạt vẫn 'thoáng' dịp 30/4
Du lịch
09:55:55 19/04/2025