Rơi xuống hố sâu, em tử vong, anh nguy kịch
Khoảng 17h30 ngày 27/3, tại khối phố 2 (phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), một vụ tai nạn thương tâm đã khiến một em nhỏ tử nạn dưới hố sâu và một học sinh bị thương nặng.
Theo thông tin từ lãnh đạo phường Trường Xuân, trong khoảng thời gian trên, hai anh em ruột là Ưng Hoàng Long (12 tuổi) và Ưng Hoàng Quân (4 tuổi, cùng trú khối phố 2) sau khi đi học về đã rủ nhau ra địa điểm khu vực đang giải phóng mặt bằng xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp để chơi.
Hiện trường nơi hai anh em học sinh bị nạn
Trong quá trình hai anh em chơi, không may cả hai trượt chân rơi xuống một hố sâu. Một lúc sau, những người thi công giải phóng mặt ở gần đó đã phát hiện và đưa hai em Long, Quân lên bờ đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, em Quân đã tử vong, còn em Long đang nguy kịch.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, lãnh đạo TP Tam Kỳ đã đến nhà chia sẻ mất mát với gia đình.
Nguyên nhân xảy ra vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra để làm rõ.
Công Bính
Theo Dantri
Những công trình nổi bật ở Quảng Nam
Từ một tỉnh nghèo, sau 20 năm chia tách, Quảng Nam đã "lột xác". Nhiều công trình được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng làm thay đổi diện mạo của tỉnh này.
Video đang HOT
Năm 1997, tỉnh Quảng Nam được chia tách từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, tỉnh lỵ là thị xã Tam Kỳ. Sau năm 20 phát triển, Tam Kỳ trở thành đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP năm 2016 tăng 14,73% so với năm 2015. Tốc độ tăng bình quân (1997-2016) đạt 10,9% một năm, quy mô nền kinh tế đạt gần 69.000 tỷ đồng gấp 27 lần năm 1997. Ảnh: Linh Đào.
TP Tam Kỳ không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản. Ở thành phố này, đường sá thông thoáng, hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển đổi theo hướng tích cực, từ thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ. Du lịch, dịch vụ phát triển nhanh, năm 2016 chiếm hơn 38% GRDP. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú năm 2016 đạt trên 4.400 lượt, gấp 46 lần năm 1997. Trong đó, khách lưu trú đạt trên 2.500 lượt. Doanh thu du lịch năm 2016 hơn 2.400 tỷ đồng, gấp 161 lần so với năm 1997. Ảnh: Linh Đào.
Quảng trường 24/3 nằm ngay trung tâm TP Tam Kỳ được đầu tư hơn 80 tỷ đồng, trên diện tích 4,6 ha, gồm nhiều hạng mục đã tạo thành nơi vui chơi, giải trí hấp dẫn và lành mạnh kết nối nhân dân thành phố. Công trình phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Ảnh: Nguyễn Hà.
Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng trên diện tích 15 ha, thuộc khu vực núi Cấm, xã Tam Phú (TP Tam Kỳ) với số tiền 411 tỷ đồng. Công trình được khánh thành vào ngày 24/3/2016, quy mô xây dựng tượng đài lớn nhất Đông Nam Á.
Khối tượng chính làm từ đá hoa cương có chiều cao 18,5 m, hình cánh cung dài 101 m, mang hình ảnh người mẹ dang tay đón các con vào lòng. Toàn bộ công trình được xây dựng từ 20.000 tấn đá hoa cương. Ảnh: Nguyễn Hà
Ngày 27/3/2016, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành cầu Cửa Đại sau gần 6 năm thi công. Đây là cây cầu lớn nhất tỉnh bắc qua sông Thu Bồn, nối TP Hội An với các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình.... có kinh phí gần 3.500 tỷ đồng. Trong đó 50% từ ngân sách Trung ương. Tổng chiều dài toàn tuyến 18,3 km, gồm cả tuyến đường dẫn, bề rộng mặt cầu 25,5 m.
Cầu Cửa Đại hoàn thành được kỳ vọng là tuyến giao thông trọng điểm, mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của khu vực đồng bằng ven biển Quảng Nam. Nối với cầu Cửa Đại là tuyến đường ven biển từ huyện Duy Xuyên đến TP Tam Kỳ dài 24,5 km, rộng 38 m có tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng đưa vào sử dụng. Khi lưu thông tuyến đường này qua cầu Cửa Đại ra TP Đà Nẵng quảng đường ngắn hơn được 10km so với quốc lộ 1A. Ảnh: Trí Lê.
Sáng 24/3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khánh thành cầu Giao Thủy bắc qua sông Thu Bồn ngay ngã ba hợp lưu giữa 2 con sông Vu Gia và Thu Bồn. Cầu rộng 12m, dài hơn 1km, đường dẫn phía Nam tới đường ĐT 610 thuộc huyện Duy Xuyên nối với thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc qua đường ĐT 609B với vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng, đây là cây cầu lớn thứ 2 tỉnh.
Cầu Giao Thủy đi vào hoạt động rút ngắn được gần 10km từ Đà Nẵng lên Thánh địa Mỹ Sơn, tạo điều kiện cho du khách tham quan cũng như du lịch vùng phía Tây Quảng Nam phát triển. Không những thế, cầu sẽ trở thành động lực phát triển cho các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn và huyện Đại Lộc, kết nối với tỉnh Kon Tum. Ảnh: Sơn Thủy.
Năm 2003, Khu kinh tế mở Chu Lai được thành lập ở xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành với tổng diện tích trên 32.000 ha đã trở khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam. Khu kinh tế mở có những cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, phù hợp theo thông lệ quốc tế cho mọi loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Qua 14 năm đi vào hoạt động đã có 119 dự án đã cấp phép đầu tư, với vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Số doanh nghiệp này đóng góp vào tổng thu ngân sách tỉnh bình quân 3/4 một năm. Đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 12.000 lao động. Hiện được đánh giá là hiệu quả số 1 trong 15 khu kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam, giai đoạn 2016 đến 2020 tiếp tục là 1 trong 8 nhóm khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Ảnh: Sơn Thủy.
Với những cơ chế thông thoáng, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải đặt chân đầu tiên đầu tư tại Khu kinh tế mở Chu Lai với diện tích gần 600 ha, gồm 25 công ty, nhà máy trực thuộc. Sau 14 năm hoạt động đã hình thành nên một tổ hợp sản xuất ô tô lớn của cả nước.
Trong năm 2017, Trường Hải phấn đấu sản xuất, lắp ráp 117.000 xe, gồm 54.000 xe tải, bus; 63.000 xe du lịch. Dự kiến nộp ngân sách tại tỉnh Quảng Nam gần 16.000 tỷ đồng, bao gồm thuế nội gần 10.000 tỷ đồng, thuế nhập khẩu 6.000 tỷ đồng. Sau 20 năm, Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam đạt hơn 75 nghìn tỷ đồng, riêng trong năm 2016 đạt trên 20 nghìn tỷ đồng gấp 128 lần so với năm 1997. Ảnh: Sơn Thủy.
Ngày 25/3/1997 hồ thủy lợi Phú Ninh được khởi công, sau 2 năm xây dựng đã chính thức chặn dòng. Hồ có sức chứa 344 triệu mét khối, đây là một kỳ tích của người dân xứ Quảng, Khi khánh thành hồ Phú Ninh đã trở thành công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung, hồ lớn thứ hai Việt Nam. Hồ đã làm thay đổi sản xuất nông nghiệp cả một vùng phía nam sông Thu Bồn với diện tích 23.000 ha.
Đồng thời cấp nước sinh hoạt cho TP Tam Kỳ, cung cấp toàn bộ nguồn nước cho các khu công nghiệp phía đông. Hồ thủy lợi đã trở thành điểm du lịch, một sản phẩm đặc trưng của phía Nam tỉnh này. Ảnh: Linh Đào.
Quảng Nam có 42 dự án thủy điện được phê duyệt, trong đó 17 nhà máy đưa vào sản xuất. Thủy điện cung cấp nguồn năng lượng to lớn cho quốc gia, đồng thời mỗi năm đóng góp ngân sách cho tỉnh Quảng Nam bình quân 400-500 tỷ đồng.
Khi các thủy điện Quảng Nam hình thành đã mang lại hệ thống giao thông ở vùng miền núi thuận lợi. Thủy điện còn giảm, điều được lũ vào mùa mưa. Mùa hè thủy điện tham gia cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt chống nhiễm mặn. Mục tiêu đến năm 2020, Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững. Ảnh: Sơn Thủy.
Trên ngọn Núi Ngọc Linh, có một loại sâm cùng tên được ví quý hơn vàng bị "ngủ quên" nhiều năm, nhưng tỉnh Quảng Nam đánh thức. Năm 2016 Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030 với nguồn kinh phí trên 9.000 tỷ đồng mở ra cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện miền núi Nam Trà My.
Sâm Ngọc Linh được các nhà khoa học trong và ngoài nước xếp vào tốp 4 cây sâm quý trên thế giới, hiện giá bán loại rẻ nhất 30 triệu đồng một kg. Dự kiến từ năm 2030, tỉnh Quảng Nam sẽ có nguồn thu mỗi năm từ 10.000-50.000 tỷ đồng từ loại dược liệu quý này, chưa tính đến doanh thu các ngành dịch vụ đi kèm. Ảnh: Sơn Thủy.
Sơn Thuỷ
Theo VNE
Dân chặn hơn 50 xe tải chở đất vào khu công nghiệp Trong hai tiếng sáng 12/3, hơn 50 xe tải chở đất đá vào khu công nghiệp Tam Thăng (Quảng Nam) phải dừng lại do người dân dùng vật dụng chắn ngang đường. Khoảng 9h ngày 12/3, người dân thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) mang nhiều vật dụng ra đường vào khu công nghiệp Tam Thăng chặn xe...