Rời quân ngũ, anh lính trẻ lên rừng làm thầy giáo mầm non

Theo dõi VGT trên

Xa màu áo lính, như một định mệnh, Giàng Seo Lú trở về cao nguyên trắng nơi Lú sinh ra trong vai trò khác. Vai trò của người ươm mầm giữa non cao.

Suốt cuộc hành trình của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đến với những lớp học giữa cao nguyên trắng của Trường mầm non Thải Giàng Phố, chúng tôi được nghe tiếng hát véo von của con trẻ, được chứng kiến những thầy cô nhiều nghề.

Trường mầm non Thải Giàng Phố có lẽ là một trong số ít những trường được “ưu ái” khi có đến 2 thầy giáo mầm non.

Nếu thầy Giàng Seo Phềnh vẫn đang nặng lòng với những học trò trên những điểm cao thì năm học mới, thầy giáo Giàng Seo Lú (người dân tộc H’mông) trở về điểm trường trung tâm Thải Giàng Phố.

Rời quân ngũ, anh lính trẻ lên rừng làm thầy giáo mầm non - Hình 1

Lớp học của thầy Giàng Seo Lú luôn là những giờ học thú vị (Ảnh: Lại Cường)

Những năm trước đây, 2 thầy Giàng Seo Phềnh và Giàng Seo Lú từng song hành với nhau suốt những điểm cao, điểm sâu của Thải Giàng Phố này.

Chỉ mới đôi năm trước, trong điểm trường Sản Chư Ván chót vót hay Ngải Thầu hun hút trong thung lũng mù sương còn in bóng hai thầy múa hát cùng đàn con.

Giàng Seo Lú cũng như Giàng Seo Phềnh hai thầy đều là người địa phương, cùng gắn bó với nghề giáo viên mầm non đầy duyên nợ.

Ngay từ nhỏ, Giàng Seo Lú nghĩ mình chẳng bao giờ sẽ rời vùng cao nguyên trắng này đi đâu. Bởi đó là nơi anh lưu giữ tất cả những ký ức của tuổi thơ.

Ngay từ nhỏ Giàng Seo Lú đã bước đôi chân trần suốt các triền non cao của Bắc Hà. Những ngày cuối đông, đầu xuân, cả Bắc Hà tràn ngập một màu trắng của hoa mơ, hoa lê, hoa mận.

Và xứ sở “cao nguyên trắng” bừng nở sự tinh khôi đó đã làm cho Giàng Seo Lú tự nhủ mình sẽ chẳng bao giờ xa xứ này.

Thế nhưng, khi vừa trưởng thành, Giàng Seo Lú đã khoác lên mình bộ quân phục của người lính. Lú rời miền cao nguyên để đi theo tiếng gọi của quân đội.

Tâm sự với chúng tôi, thầy giáo Giàng Seo Lú kể: “Sau khi học xong lớp 9, em xuống Thái Nguyên học thiếu sinh quân. Những tưởng cuộc đời mình sẽ gắn bó với quân ngũ.

Rời quân ngũ, anh lính trẻ lên rừng làm thầy giáo mầm non - Hình 2

Sau màu áo lính, thầy giáo Giàng Seo Lú đến với mầm non như một định mệnh (Ảnh: Lại Cường)

Sau đó, mình rời quân ngũ và được cử đi học, mình cũng không nghĩ mình sẽ học giáo viên mầm non và cũng không nghĩ mình được quay trở lại nơi mình sinh ra để làm bạn với con trẻ.

Nhưng có lẽ nghề đến với mình như một định mệnh và về lại nơi này công tác cũng như một định mệnh với mình”.

Riêng với thầy giáo Lú, hiệu trưởng trường Thải Giàng Phố, chị Nguyễn Thị Duyên luôn dùng những lời khen có cánh. Các cô giáo mầm non khác cũng đều tỏ ra rất cảm phục với thầy giáo Lú.

Về khoản hát hay, múa giỏi thì thầy giáo Lú chẳng kém chị em nào trong trường, thậm chí có phần nhỉnh hơn.

Khi hỏi “bí quyết” nào khiến thầy Lú hát hay, múa giỏi mà khiến các cô giáo phải ghen tị như vậy, thầy Lú chỉ cười.

“Mọi việc đến với mình cũng hết sức tự nhiên, có lẽ những ngày trong quân đội cũng giúp được mình nhiều thứ.

Video đang HOT

Thật ra mình hát không hay như ca sĩ nhưng hát để các con thấy hay và say mê theo hát mới là điều khó.

Còn múa giỏi thì thật cũng không phải giỏi nhưng làm sao cho các con thích là được”.

Khi được hỏi kỷ niệm nào nhớ nhất và thầy giáo Lú sợ nhất điều gì khi đi dạy. Thầy Lú nói: “Kỷ niệm thì nhiều lắm anh ạ, mỗi năm học đi qua, mỗi học trò rời trường vào lớp 1, ngoan, chịu khó học là mình vui rồi. Còn sợ nhất thì không có gì sợ hơn mùa mưa lũ.

Có lần đi qua cầu treo, chở cô giáo đi mà tụi em suýt bị lũ cuốn. Đường mùa mua thì vất vả vô cùng.

Thế nhưng, điều đó chưa sợ bằng việc học sinh nhớ lớp, vượt cả đường rừng đến lớp vào ngày mưa. Học trò đi đường thế nào, bị làm sao thì các thầy mất ngủ.”

Dành thời gian ngồi quan sát các học sinh tí hon giữa vùng cao nguyên trắng mới thấy cái nghề mầm non này không phải ai cũng kham được.

Nhìn các thầy, các cô dạy mới thấy, nhiệt tình thôi chưa đủ vì đơn giản vì không đủ kiến thức sư phạm đặc thù và tâm lý của những người… làm cha làm mẹ thì khó có thể giải quyết sự cố chẳng ngày nào không có.

Với thầy Lú, thầy có lợi thế nhất định là người sinh ra từ chính cao nguyên trắng này, khi các con mới đến trường, tiếng phổ thông chưa sõi nên việc giao tiếp với thầy cô gặp nhiều khó khăn.

Trong lớp học của các thầy, chưa bao giờ thấy một lời to tiếng, những tiếng “chúng mình làm theo thầy nào”, “chúng mình làm cái này nào…”, cứ đều lên tăm tắp.

Trong lớp là vậy, nhưng giờ chơi, trẻ vùng cao lại rất… bản năng.

Vấn đề mâu thuẫn của con trẻ, phân xử thế nào cho hết cũng… rất đau đầu.

Những “phiên tòa” nho nhỏ trong cuộc giành giật đồ chơi, đòi làm… thủ lĩnh phải phân xử nhanh chóng.

Khi đi lớp, thân nhau rồi thì việc không nằm cạnh nhau hay tự dưng khóc thét chẳng biết đang đau cái gì trong bụng…

Những năm trước, khi cuộc sống còn khó khăn, các bếp ăn bán trú chưa được lập ra, các con phải cho cơm, cho thức ăn vào lá rừng, vào túi ni lông nhìn nheo nhóc vô cùng.

Được sự quan tâm của các cấp ngành giáo dục, các bếp ăn bán trú nhà nước và nhân dân cùng xây dựng đã được lập ra, các thầy giáo lại “được” thêm phần vất vả.

Bữa cơm của các con tuy đơn giản nhưng đủ chất và nhất là nhìn các con chỉ mới vừa 2 tuổi thôi nhưng tính độc lập rất cao, việc ăn uống không phải nhắc nhở chút nào. Việc nhắc duy nhất là cần… trật tự.

“Khác với các thầy cô giáo những ngành học khác chỉ dạy là chính, giáo viên mầm non phải dạy và dỗ…phân xử và yêu thương.” Thầy Giàng Seo Lú “tổng kết” về cái nghề mà thầy cho là định mệnh đã gắn với mình sau những ngày khoác áo lính.

Tiếng hát từ các lớp mầm non trên các điểm trường của Thải Giàng Phố đã và đang góp một phần vào việc xây dựng lớp người mới cho cao nguyên trắng Bắc Hà này ngày một đổi thay.

Theo GDVN

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều "sĩ" nhất đại ngàn

Nghề giáo viên cắm bản là nghề được đánh giá "nhiều sĩ" nhất trong các nghề. Từ bác sĩ, họa sĩ, ca sĩ... các thầy mầm non đều làm tốt hơn cả

Vẫn trong hành trình của Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đến với lớp học có nhiều Tiếng hát véo von giữa cao nguyên trắng của thầy Giàng Sep Phềnh.

Dường như, lạnh giá, hoang vu của đại ngàn luôn có những trái tim ấm nóng, yêu nghề của các thầy cô giáo mầm non

Sắc mầu cao nguyên luôn mới lạ với những ai mới đến và sắc mầu cao nguyên ấy như càng thi vị với lớp học của những thầy cô giáo tự phong mình là những người "nhiều sĩ" nhất trong các nghề.

Trước khi vào lớp học, thầy Phềnh dặn chúng tôi ở lại trường chơi, thầy đi có chút việc, gặng hỏi thầy đi có việc gì, thầy chỉ cười, em đi sửa ống nước.

Mấy ngày mưa, trâu đi đạp hỏng ống nước giờ trường không có nước nấu nướng cho các con.

Không đồng ý ở lại, chúng tôi theo thầy Phềnh đến con nước sau khe để sửa nước, rất may có vị phụ huynh khác đã sửa hộ. Thầy Phềnh cũng đỡ bao nhiêu.

Các cô ở điểm trường cho biết, mọi việc nặng nhọc ở trường được giải quyết nhanh chóng nhờ có bàn tay người đàn ông như thầy Phềnh. Trăm việc nặng đều qua tay thầy. Ấy vậy mà thầy vẫn múa dẻo đâu kém các cô.

Nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả với chúng tôi đó chính là là sự khéo tay như những nghệ sĩ thực thụ.

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều sĩ nhất đại ngàn - Hình 1

Không chỉ là múa hát, từng bữa cơm, giấc ngủ cho các con, thầy giáo mầm non cũng làm tốt chẳng kém các cô (Ảnh: Lại Cường)

Tại các điểm trường, các đồ chơi, đồ dùng học tập cho các trẻ vô cùng thiếu thốn. Các thầy đã làm ra những thiết bị học tập vô cùng sáng tạo. Nhìn những công trình vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo của những bàn tay không chuyên của các thầy khiến chúng tôi vừa bật cười vừa cảm phục.

Những bồn hoa được làm từ lốp ô tô, những vòng chèo cho các con rèn thể lực được làm từ lốp xe máy, tuy chưa được hoàn hảo nhưng đó là sự kỳ công và trong đó là cả một tấm lòng vì con trẻ.

Để có được những tác phẩm này, các thầy đã phải "đặt hàng" trước từ những cửa hàng sửa chữa cơ khí hàng tháng trời.

Nghe chuyện thầy cô hào hứng trong việc trao đổi về "thiết kế" mẫu mới, nuối tiếc vì vườn cây cảnh bị dê ăn mất, bàn nhau tự đi học tập những cách trồng hoa mà chúng tôi vừa buồn cười vừa cảm phục.

Ở trường Thải Giàng Phố, những người thầy như thầy Giàng Seo Phềnh, Giàng Seo Lú không chỉ là những người thầy tay phấn, tay múa, ca sĩ nữa mà còn kiêm luôn là thợ mộc, thợ cắt kính, thợ trồng hoa và kiêm luôn y sĩ.

Những lớp học bên bếp lửa vẫn là những cảnh thường thấy của những điểm trường trên "cao nguyên trắng" này.

Trong lúc đến các điểm trường, một đồng nghiệp của chúng tôi bị cảm lạnh, thầy Phềnh sẵn tiện "khoe" luôn "tủ thuốc" thường trực trong cốp xe. Tủ thuốc của thầy là những dầu gió, thuốc cảm cúm, garo...

Theo thầy dưới cái lạnh heo hút trong thung lũng, đường xa, những đứa trẻ, học sinh của thầy có thể bị ngã chảy máu đầu trên đường đến trường hoặc cảm sốt ngay giữa lớp bất kỳ lúc nào.

Nhìn các thầy chăm sóc trẻ trong điểm trường sâu này mới thấy nam giới đi dạy mầm non hầu hết biết những gì thuộc về "thiên chức của các cô".

Từ khâu vá, cắt móng tay, móng chân, cầm kéo cắt tóc cho bọn nhỏ thì thầy giáo nào ở đây cũng làm được.

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều sĩ nhất đại ngàn - Hình 2

Lời thầy như tiếng hát, giọng thầy như bài thơ vẫn vang vọng mãi giữa đại ngàn (Ảnh: Lại Cường)

"Đã làm cái nghề này thì mình phải học cái "thiên chức" của các cô. Tuy hơi khó nhưng mà học được, làm được...

Việc may vá lúc đầu khó làm nhưng dần dần quen rồi đâu lại vào đấy. Nhiều em đến trường phải đi từ sớm bị ngã, rách hết cả áo, mùa này lại lạnh, mình không khâu thì ai khâu cho..." Thầy Phềnh ngượng ngùng chia sẻ.

Giữa cao nguyên, thầy Phềnh giang tay hô to: "Nào các con, chúng mình cùng giang tay biến thành những con chim tung bay nào". Lũ trẻ mầm non lại ríu tít chạy theo con chim đầu đàn.

Đồng bào dân tộc thiểu số còn giữ nhiều hủ tục lạc hậu, thi thoảng lại có một ngày phải kiêng, không được ra đường, con em trong các xã không được đi học, những lúc đó thầy cô ở các điểm trường đến lại vận động người dân.

Không những thế việc giữ được sĩ số ở các lớp mầm non này nhiều lúc còn khó hơn tiểu học.

Nhiều phụ huynh đi lao động, di chuyển, nên nhiều lúc rất khó vận động con em họ đến trường.

Muốn vận động người dân phải đến từng nhà và tất nhiên với người Mông không có rượu bất thành chuyện: "Tôi không uống được rượu, đến gặp phụ huynh, người ta không mời nước, chỉ mời rượu thôi.

Nhiều khi cứ chực nôn ra mà lại cố nhịn, vì dù sao đây cũng là sự hiếu khách theo phong tục người Mông.

Mình không uống vẫn phải nhắm mắt mà uống, uống xong phải vận động người ta cho con đến trường", thầy Phềnh nói về cái khó trong việc vận động trẻ đi học.

Có lẽ chứng kiến từng cử chỉ ân cần âu yếm khi trẻ khóc, dù từng cử chỉ ân cần, âu yếm khi trẻ khóc, từng động tác múa khi dạy hát, hay bón từng thìa cơm, ngụm nước cho trẻ thơ ở đây vẫn còn đôi chút gượng gạo.

Và nhất là múa chưa được đẹp, hát chưa hay như cô giáo, song nó lại thể hiện được sự cố gắng, quyết tâm và có như thế mới thầm cảm phục cái tài "không thua ai" của các thầy giáo cắm bản nuôi dạy trẻ mầm non nơi những điểm trường vùng cao.

Không chỉ múa hay, hát giỏi, các cô bé, cậu bé được giảng dạy bởi các thầy cô ở điểm trường Nậm Thố, lại có tính độc lập rất cao.

Thời gian múa hát say sưa của các con cũng trôi rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến giờ cơm.

"Các con, lấy bàn ghế ra ăn cơm nào", ngay lập tức, mỗi cô, mỗi cậu đội lên đầu mình chiếc ghế, xếp hàng ngăn lắp ngay cửa lớp học ngồi ăn cơm.

Các anh chị lớn 4 - 5 tuổi có nhiệm vụ bê cơm cho các em nhỏ 2 tuổi. Trong lớp học, như một gia đình thân thương.

"Lúc mới đi học, các con còn phải bắt các thầy cô xúc cho ăn. Sau theo chúng bạn, tất cả đều rất độc lập. Từ ăn uống đến giờ đi vệ sinh đều rất tự lập". Các thầy cô hào hứng chia sẻ.

Nhìn sự ngăn lắp của trẻ nhỏ dù chỉ mới 2 - 3 tuổi mới thầy sự chăm sóc, rèn luyện của các thầy cô với các con lớn như thế nào.

Chuyện của những thầy cô mầm non nhiều sĩ nhất đại ngàn - Hình 3

Dù 20/11 không hoa, không quà, không lời tri ân từ học trò nhưng những nụ cười của con trẻ là sự động viên lớn nhất đối với các thầy, các cô cắm bản (Ảnh: Lại Cường)

Giữa khó khăn thiếu thốn trăm bề nhưng các con vẫn được ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, được hát véo von, được cùng chúng bạn lên lớp hàng ngày, hạnh phúc của các thầy mầm non cũng chỉ cần có như thế.

Chúng tôi hỏi vui thầy, từ ngày đi dạy, các thầy cô có nhận được nhiều "quà" của học sinh không, cả 4 thầy cô đều ngượng nghịu thú thực: "Kể từ ngày đi dạy chúng em chưa từng nhận được bông hoa nào từ phía phụ huynh hay học trò của mình cả. Nghĩ cũng tủi, nhưng mà không sao, các con cứ khỏe mạnh, lên lớp đều là chúng em thấy vui rồi".

Chia sẻ về các thầy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thải Giàng Phố, chị Nguyễn Thị Duyên cho biết: "Từ trước đến giờ, nếu mà nam giới chọn ngành học mầm non để theo đuổi nghề nghiệp cho mình thì sẽ có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Tuy nhiên, với các thầy ở Thải Giàng Phố lại khác, các thầy có đam mê, có nhiệt huyết, nhiều cô giáo phải phát "ghen" với các thầy vì được học sinh yêu quý.

Các thầy không chỉ sống vì cái nghề, mà còn sống với sự đam mê, nhiệt huyết của mình đối với nghề nghiệp.

Dù bạn là ai hay làm bất cứ việc gì, nếu không có sự đam mê thì sẽ khó có được sự thành công."

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

Thế giới

04:53:34 27/01/2025
Một bài đăng trên kênh Telegram của Hải quân Ukraine vào ngày 25/1 cho thấy một tên lửa đất đối không gắn trên tàu đã bắn hạ một tên lửa hành trình của Liên bang Nga đang tấn công một cảng thương mại ở Biển Đen.
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.