Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?
Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em là gì?
Khi được 2 tuổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được cảm giác đầy bàng quang và bắt đầu từ đó trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã bị mắc rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện là tình trạng tăng số lần đi tiểu vào ban ngày, mỗi lần một lượng ít, không có dấu hiệu tiểu máu hay đau khi đi tiểu.
Trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc tiểu tiện thì trẻ đã mắc rối loạn đi tiểu. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân của rối loạn tiểu tiện
Đến nay chưa có nguyên nhân cụ thể nào được tìm thấy gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện. Người ta nhận thấy có một số yếu tố thúc đẩy dễ đưa đến hiện tượng trên, bao gồm:
- Yếu tố nội tại: Viêm bàng quang không nhiễm khuẩn, viêm niệu đạo do hóa chất, bất thường thành phần nước tiểu, nước tiểu có nhiều canxi, bàng quang tăng nhạy cảm khi gặp thời tiết lạnh
- Yếu tố tâm lý: Chuyển trường, môi trường học tập mới, bị bắt nạt trong trường hoặc chuyển nhà, cha mẹ bất hòa, ly hôn, người thân qua đời, có thêm em nhỏ…
Biểu hiện của rối loạn tiểu tiện ở trẻ
Video đang HOT
Những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện ở trẻ em bao gồm loại sau:
Tiểu không tự chủ: trẻ không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu.
Tiểu khó: tiểu đau, tiểu rát hoặc khó đi tiểu.
Tiểu dầm: tiểu không kiểm soát khi trẻ đang ngủ.
Tiểu gấp: trẻ tiểu són ra quần ngay khi có mắc tiểu.
Tiểu nhiều lần: tiểu> 1 lần mỗi giờ.
Tiểu ít lần: số lần đi tiểu
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ có tự khỏi không, trường hợp nào cần phải điều trị?
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ là hiện tượng lành tính và có thể tự khỏi, thường từ 8 tuần đến vài tháng. Cha mẹ cần tìm hiểu, trò chuyện với trẻ để phát hiện những yếu tố có thể thúc đẩy trẻ mắc phải tình trạng này. Ví dụ như yếu tố trường học, yếu tố gia đình, và giúp trẻ điều chỉnh lại thói quen đi tiểu mà không cần phải dùng thuốc hay biện pháp can thiệp xâm lấn nào.
Trong trường hợp rối loạn đi tiểu ở trẻ kéo dài, không tự khỏi dù gia đình đã sử dụng liệu pháp tâm lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được thăm khám. Rối loạn tiểu tiện kéo dài ở trẻ không chỉ ảnh hưởng ít đến vấn đề sinh hoạt của trẻ mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như: nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm đài bể thận cấp, thận ứ nước, trào ngược bàng quang niệu quản, suy thận…
Tiểu ra máu, cảnh báo ung thư bàng quang và những dấu hiệu cần biết
Một người đàn ông ở Long An, 65 tuổi đi tiểu ra máu liên tục hơn hai tháng, bác sĩ chẩn đoán ung thư bàng quang giai đoạn sớm.
Điều này khiến nhiều người lo lắng, vậy biểu hiện cảnh báo căn bệnh này như thế nào ?
Ung thư bàng quang là một trong những bệnh lý ác tính khá phổ biến, thường xuất hiện ở nam giới ở độ tuổi trung niên và gây nên nhiều bất tiện cho cuộc sống, thậm chí là những hệ lụy về sức khỏe cho người bệnh, nhất là nguy cơ tử vong.
Dấu hiệu ung thư bàng quang
Các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm hơn:
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu:
Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ. Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.
Ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...
Khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi khám.
-Tiểu lẫn máu:
Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Đây là triệu chứng thường gặp nhất.
Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu. Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu) thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu 1.930 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy: 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%. Ung thư bàng quang gặp phổ biến hơn ở người già, chỉ có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện đái máu vi thể.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
- Mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn:
Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính. Nhưng nếu mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn kèm theo tiểu khó thì rất có thể đó là dấu hiệu mắc ung thư bàng quang. Ngay khi thấy những dấu hiệu trên hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, âm đạo ở nữ.
Bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên
Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ. Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao.
Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hóa chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
Phòng tránh ung thư bàng quang
Để tránh ung thư bàng quang cần hạn chế và tốt nhất không hút thuốc lá, bao gồm chủ động lẫn thụ động; Tránh tiếp xúc với hóa chất và sử dụng các biện pháp hỗ trợ chuyên dụng khi cần; Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng; Uống nhiều nước lọc và đảm bảo chất lượng nguồn nước; Tăng cường vận động, tập luyện thể thao để đào thải độc tố ; Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định; Tầm soát sức khỏe định kỳ, nhất là với độ tuổi từ 40-70 tuổi.
Tóm lại: Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ thuốc lá, có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán; tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Uống nước gừng sả có tác dụng gì? Nước gừng sả được nhiều người yêu thích vì hương vị đặc biệt, tuy nhiên uống nước gừng sả có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Gừng và sả là hai loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Đây cũng là hai vị Nam được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Nhiều người...