Rối loạn tiền đình và biện pháp phòng bệnh
Rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nếu không chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt là ở người cao tuổi (NCT).
Cần hiểu về nguyên nhân của căn bệnh này để phòng và điều trị ngay từ đầu.
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai bên của ốc tai. Vai trò quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não.
Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi di chuyển, cúi, xoay…, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Vì vậy, những rối loạn có liên quan đến thăng bằng là xuất phát từ hệ thần kinh nắm sau ốc tai.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng. Với NCT, rối loạn tiền đình còn phức tạp hơn và có liên quan đến một số bệnh mạn tính (tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch) làm ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não kém dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Một số trường hợp rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện chất kích thích…
Một số trường hợp NCT bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi virút (dây số 8) hoặc thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình hoặc do viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống hoặc do thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít. Rối loạn tiền đình ở NCT có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu.
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ như thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật), người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện chất kích thích, căng thẳng thần kinh…
Hầu hết bị rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng chính là chóng mặt, hoa mắt…
Video đang HOT
Triệu chứng
Hầu hết bị rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng chính là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người thay đổi tư thế (nghiêng sang trái, sang phải) hoặc bước đi rất khó khăn vì loạng choạng rất dễ ngã. Bên cạnh đó có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể có đau đầu (đau nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh), tê chân và không tập trung, chóng quên.
Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, nếu do tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn, nếu do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn. Một số trường hợp nặng có đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy…
Biến chứng
Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài và hay tái phát. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân, mắt mờ mà còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm. Trong cơn bệnh nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, xuất huyết, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não (ngã cầu thang)… Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ do máu lên não kém.
Để xác định chính xác rối loạn tiền đình cần đi khám bệnh. Tại đây sẽ được đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm mỡ máu nhằm mục đích xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó để có phương hướng và chỉ định điều trị đúng, kịp thời tránh để xảy ra biến chứng
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh
Cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Trong trường hợp NCT bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu…) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình.
Việc ăn, uống cần kiêng khem đúng mức, không kiêng khem thái quá gây suy dinh dưỡng (bệnh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp…). NCT không nên lạm dụng chất kích thích và cần uống đủ lượng nước hàng ngày. NCT nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió, vào mùa lạnh cần mặc ấm, ngủ trong phòng ấm, có đủ chăn, đệm, khi ra đường cần có khăn quàng cổ, áo, quần đủ ấm, chân, tay cần có tất. Cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 – 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng. Tránh ngồi quá lâu một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo…).
Theo baohatinh
Thông điệp của thai nhi qua những cú đạp bụng mẹ
Thai nhi phải cử động 10 lần một giờ, có thể do tiếng ồn hay ánh sáng kích thích hoặc khi mẹ nằm nghiêng, cho thấy bé khỏe mạnh.
Những cú đạp trong bụng mẹ là sự "giao tiếp" đầu đời của trẻ dành cho mẹ. Mỗi cú đạp không chỉ là những chuyển động thông thường cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh mà còn mang nhiều thông điệp khác.
Những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ mang nhiều thông điệp và cảm xúc khác nhau. Ảnh: MJ
Trẻ vẫn đang phát triển tốt
Những rung động trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu chuyển động đầu tiên của bé. Không chỉ đạp, thai nhi còn nhiều chuyển động khác như nấc, trở mình, nhào lộn, di chuyển chân tay...
Khi thai nhi mới bắt đầu biết đạp, mẹ sẽ chỉ cảm thấy những rung động nhẹ hoặc cảm giác sột soạt trong bụng. Càng về cuối thai kỳ, hiện tượng này càng rõ rệt và tần suất nhiều hơn chứng tỏ bé vẫn đang phát triển tốt trong bụng mẹ.
Trẻ đạp nhiều hơn sau chín tuần
Những chuyển động có thể sẽ xuất hiện từ tuần thứ bảy của thai kỳ nhưng thông thường các cú đạp sẽ rõ rệt từ sau tuần thứ chín. Qua tuần thứ 24, tần suất trẻ đạp sẽ xuất hiện nhiều và liên tục hơn.
Phản ứng khi có kích thích bên ngoài
Những kích thích từ bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hay đồ ăn lạ đều có thể là tác nhân kích thích thai nhi đạp bụng mẹ. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, trẻ có thể cảm nhận được âm thanh từ âm trầm bổng cho tới âm thanh có tần số cao dần.
Ngoài ra, thức ăn mà người mẹ hấp thụ trong thai kỳ trẻ đều cảm nhận được. Sự di chuyển của thai nhi có thể chỉ ra rằng em bé có thích mùi vị đó hay không.
Bé đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng
Khi mẹ nằm nghiêng, tuần hoàn máu cung cấp cho bé sẽ tốt hơn và kích thích hệ vận động của trẻ. Lúc mẹ nằm ngửa, trẻ sẽ giữ lượng oxy trong cơ thể và ít vận động. Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để trẻ có thể nhanh chóng thay đổi trạng thái hoạt động.
Lo ngại khi trẻ ít đạp
Các chuyên gia khuyến cáo thai nhi cần chuyển động 10 lần trong mỗi giờ, nếu ít hơn có thể bé đang khó chịu hoặc gặp vấn đề nào đó. Một số lý do gây ra như tâm lý căng thẳng của mẹ khi mang thai, các vấn đề về dinh dưỡng, nhau bong non dẫn tới thiếu oxi, lượng nước ối ít làm chậm chuyển động của thai nhi. Mẹ bầu thử uống thêm nước, nằm nghiêng sang một bên và đếm số lần bé đạp. Nếu số lần đạp của bé vẫn ít thì nên thăm khám ngay lập tức.
Cuối thai kỳ trẻ sẽ đạp ít hơn
Thông thường, trẻ sẽ nghỉ ngơi trong bụng mẹ từ 20 đến 40 phút. Tuy nhiên khi thai lớn hơn, mọi cử động của trẻ sẽ trở nên khó khăn, mẹ sẽ cảm nhận tần suất bé đạp sẽ giảm dần đi. Từ tuần 36 trở đi, bé sẽ di chuyển chậm lại do bụng của mẹ đã trở nên chật chội. Tuy vậy, mỗi cú đạp của trẻ trong thời gian này có thể kéo dài hơn khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy đau lưng và mỏi mệt.
Tần suất chuyển động có thể do tính cách trẻ
Các mẹ bầu thường cho rằng bé nào đạp và trườn nhiều thường sẽ năng động và hoạt bát, ngược lại bé sẽ nhút nhát và rụt rè hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó cũng không phải là tiêu chí duy nhất xác định hành vi của trẻ sau này.
Theo VNE
Tại sao bước vào tuổi trung niên lại hay nhớ nhớ quên quên, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt? Bước sang tuổi 40 - 50 đồng nghĩa với việc cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, những điều mà bạn có thể chưa nghĩ tới khi còn trẻ. Nhớ nhớ quên quên, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt là tình trạng rất dễ xảy ra ở độ tuổi trung niên này. Nhớ nhớ quên quên, đau...