Rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào?
Rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không điều trị kịp thời nó là nguyên nhân tác động đến nhiều bệnh lý khác.
Ảnh minh họa
Hỏi: Gần đây, tôi hay đau đầu, chóng mặt. Liệu tôi có bị rối loạn tiền đình hay không và bệnh này nguy hiểm thế nào, thưa bác sĩ?
Trần Hoan (Hà Nội)
Trả lời:
Rối loạn tiền đình (RLTĐ) là tình trạng cơ thể bị mất cân bằng về tư thế nên có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt. Thường thì đây được gọi là hội chứng nhiều hơn là bệnh.
Video đang HOT
Có 2 loại hội chứng: RLTĐ ngoại biên là tình trạng gây ra do tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ. Khi ấy, người bệnh sẽ thường bị chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn khá tỉnh táo khi di chuyển.
Với RLTĐ trung ương, nguyên nhân do nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não bị thương. Người bệnh thường cảm thấy sa sẩm mặt mày, khó đi lại hoặc choáng váng khi tư thế thay đổi…
Đến nay, chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây RLTĐ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở tai; rối loạn tuần hoàn máu tác động đến não hoặc tai; chấn thương ở đầu chính là tác nhân gây nên hội chứng này.
Ngoài ra, những yếu tố sau cũng được xem là tăng nguy cơ gây bệnh như tuổi tác, tiền sử bị chóng mặt…
Về cơ bản, RLTĐ không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng khi không được điều trị kịp thời, nó lại là nguyên nhân tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác.
Các dấu hiệu của RLTĐ như: Chóng mặt, đa phần các trường hợp sau khi được nghỉ ngơi thì các dấu hiệu trên cũng chấm dứt; Mất ngủ, mất ý thức, ngất xỉu do lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm, rối loạn chức năng tim, huyết áp tụt; Mất thăng bằng nên khó khăn khi đi lại…
Tuy nhiên, để xác định rõ bệnh, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thời tiết thay đổi, có 3 cách người bị rối loạn tiền đình nên làm để tránh bị tái phát
Bệnh tiền đình tuy không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất hay tái phát, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến, nhất là khi thời tiết thay đổi. Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung thường có biểu hiện như: cảm giác trời đất quay cuồng, mất cân bằng về tư thế khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, đánh trống ngực...
Ảnh minh họa
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây chấn thương hay đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng khó lường.
3 cách chủ động phòng bệnh tiền đình tái phát
- Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý bỏ thuốc. Không uống theo đơn thuốc của người khác vì các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên; ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ nhìn sự vật chung quanh; Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh ngoảnh cổ quá nhanh hoặc đứng ngồi quá nhanh; tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường hay bị choáng váng; tránh đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi...
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ...
3 động tác thể dục cơ bản tốt cho người bị tiền đình
Ảnh minh họa
- Tập đầu và cổ: ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).
- Xoa mặt, mắt, tay: hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).
- Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.
Rối loạn tiền đình - nguy hiểm trực tiếp và hậu quả gián tiếp Rối loạn tiền đình (RLTĐ) không những gây nên những nguy hiểm trực tiếp mà còn có thể tạo nên những hậu quả gián tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe; thậm chí tính mạng của người bệnh. RLTĐ là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8. Nếu bộ phận...