Rối loạn mỡ máu gây nên xơ vữa động mạch
Bệnh rối loạn mỡ máu gây nên xơ vữa động mạch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm lên hệ tim mạch. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đây sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào năm 2020.
Xơ vữa động mạch là tình trạng mạch máu bị xơ cứng, kém đàn hồi. Khi các thành phần mỡ máu như cholesterol, LDL bị rối loạn sẽ lắng đọng trên thành mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa. Những mảng xơ vữa này làm lòng mạch dần hẹp lại, ngăn cản dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, từ đó, gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tiền sử gia đình có mắc bệnh tim mạch, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia… Trong đó, bệnh lý rối loạn mỡ máu được xem là tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Rối loạn mỡ máu thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, gây nhồi máu cơ tim.
Tình trạng xơ vữa động mạch rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, quá trình xơ vữa diễn ra một cách âm thầm trong thời gian dài mà không hề có triệu chứng bất thường và chỉ bắt đầu biểu hiện khi động mạch bị hẹp nhiều hoặc tắc nghẽn.
Đáng chú ý, những hậu quả của mảng xơ vữa gây ra thường dẫn đến khả năng tử vong cao, đột ngột. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị những hậu quả này phải hết sức khẩn trương, đặc biệt là trong khoảng 3 giờ đầu.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Ước tính trong năm 2008, khoảng 17,3 triệu người chết vì bệnh tim mạch, tương ứng với 30% các ca tử vong trên toàn cầu. Vào năm 2030, con số này sẽ lên đến 25 triệu người.
Thống kê tại Mỹ cho thấy, bệnh mạch vành hiện tấn công khoảng 14 triệu người khiến 1,5 triệu ca nhập viện mỗi năm vì nhồi máu cơ tim cấp, và 1/3 trong số đó tử vong.
Video đang HOT
Tại Việt Nam những năm gần đây, tỷ lệ người mắc các biến chứng tim mạch từ xơ vữa động mạch ngày càng tăng cao và trẻ hóa. Việc phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Nghiên cứu cho thấy, kiểm soát các yếu tố nguy cơ giúp ngăn cản mảng xơ vữa hình thành trên thành mạch ngay từ sớm. Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống với chế độ ăn ít mỡ, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, vận động thường xuyên… sẽ là giảm sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa.
Cholesterol là nguyên nhân chính làm xuất hiện các mảng xơ vữa, nhưng chỉ có 20% lượng cholesterol là từ các bữa ăn hằng ngày, còn đến 80% là do cơ thể tự tổng hợp từ đường , đạm… Do đó, dù không dung nạp nhiều thực phẩm giàu cholesterol vẫn có nguy cơ rối loạn mỡ máu. Gần đây, giải pháp điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu bằng GDL-5 được chứng minh giúp làm chậm tiến triển mảng xơ vữa và làm giảm sự phát triển bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Thu Ngân
Theo VNE
Những sai lầm trong chế biến rau xanh
Rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, do sợ hóa chất trong rau và một số thói quen khi chế biến khiến chị em nội trợ đang làm mất hàm lượng vitamin cần thiết vốn có trong rau xanh.
Ngoài ra, vì tư tưởng tiết kiệm không cần thiết mà nhiều người đã tự đánh mất đi nguồn dinh dưỡng trong rau xanh. Bạn hãy thử xem bạn có mắc phải sai lầm nào dưới đây khi chế biến rau xanh:
Một số thói quen trong chế biến rau xanh có thể làm mất đi nguồn dinh dưỡng của ra. Ảnh minh họa.
Gọt hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn, bị phun hóa chất nên gọt bỏ hết vỏ cho an toàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Chính vì vậy, theo khuyến cáo ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Rau xanh để lâu
Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là dân văn phòng do tiết kiệm thời gian thường đi chợ mua ra một lần sử dụng cho cả tuần. Làm như vậy tuy tiện lợi nhưng rau xanh để quá lâu, dinh dưỡng sẽ bị mất đi, phần lớn các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C gặp phải không khí dễ bị oxy hóa phân giải mà biết mất, rất nhiều loại vitamin rất nhạy cảm đối với ánh sáng, sau khi bị ánh sáng mặt trời chiều xạ trực tiếp sẽ bị mất đi.
Rửa sau khi cắt rau
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Lý do là vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình loại bỏ đi lượng lớn vitamin.
Rau xanh đun đi đun lại nhiều lần
Rau đun lại nhiều lần sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin trong rau xanh, ăn vào không những không có lợi mà thậm chí còn có hại.
Để lửa nhỏ xào rau
Nếu dùng lửa nhỏ xào rau, rau sẽ bị om lâu và dẫn đến việc mất vitamin, đặc biệt là vitamin C và B1. Theo khuyến cáo, khi xào rau bạn nên dùng lửa to.
Một số loại rau chỉnên ăn sống như dưa chuột, cà chua, xà lách...
Luộc rau quá lâu
Thời gian nấu rau xanh nếu quá lâu các chất vitamin trong rau xanh gặp nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, như thế sẽ làm mất đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng có trong rau xanh.
Nấu rau xong không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi nào chuẩn bị ăn cơm bạn hãy nấu rau để giữ được các loại vitamin trong rau xanh.
Trên đây là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi chế biến rau xanh. Nếu những thói quen này duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể, Thời gian kéo dài, sự hấp thu chất dinh dưỡng không đủ có thể gây tác hại đối với sức khỏe của con người,
Thực tế, rất nhiều người cho rằng cao huyết áp, mỡ máu cao, uống rượu và hút thuốc lá là thủ phạm gây ra các chứng bệnh về tim mạch hay trúng gió. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng cũng có một số người có các chỉ số về huyết áp, đường huyết bình thường, những người này không uống rượu hay hút thuốc lá, duy chỉ có lượng axit amin đồng vị trong huyết tương cao. Axits amin đồng vị là nguyên tử gây bệnh độc lập dẫn đến xơ vữa động mạch, trong khi đó xơ vữa động mạch là nguyên nhân quan trọng dẫn đến trung gió.
Nguyên nhân axit amin đồng vị trong huyết tương tăng cao một mặt do di truyền nhưng mặt khác là do ăn uống. Sự thiếu vitamin B trong thức ăn có thể khiến cho axits amin đồng vị trong huyết tương tăng cao, có thể dẫn đến một số bệnh như xuất huyết não, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường....
Chính vì thế, ngoài việc ăn rau xanh một cách hợp lý, khoa học, cần phải đa dạng hóa nguồn thực phẩm, kết cấu bữa ăn hàng ngày cần hợp lý.
Theo Vnmedia
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến con người bằng cái chết đến nhanh và đột ngột. Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê sâu hay thậm chí là đột tử. Vì thế, nếu bỏ qua những dấu hiệu báo trước của bệnh, tính mạng bệnh nhân sẽ như "ngàn cân treo...