Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
Rối loạn lipid máu và đái tháo đường là những bệnh lý đã được chứng minh làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng tim mạch. Vậy liệu hai chứng bệnh này có liên quan đến nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Rối loạn Lipid máu là gì?
Rối loạn Lipid máu hay còn gọi là mỡ máu cao có biểu hiện đặc trưng là tình trạng cholesterol trong máu cao. Cholesterol là một dạng chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần hấp thu từ thức ăn. Cholesterol cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể và sản xuất vitamin. Tuy nhiên khi dư thừa choslesterol trong máu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt dư thừa Triglycerid và LDL-c (còn gọi là cholesterol xấu).
Khi lượng cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-c tăng cao, tạo điều kiện cho sự lắng đọng trong các thành mạch, lâu dần tiến triển thành mảng xơ vữa khiến mạch máu chai cứng và hẹp dần lại. Tuần hoàn máu qua nơi đó bị cản trở, nếu mảng xơ vữa lớn có thể gây tắc nghẽn. Nếu một động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn sẽ xuất hiện cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột tử. Nếu động mạch cung cấp máu cho não bị tắc sẽ dẫn đến cơn tai biến mạch máu não. Nếu động mạch cung cấp máu ở chi bị tổn thương thì sẽ dẫn đến viêm tắc động tĩnh mạch chi và có thể gây hoại tử chi…
Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid, vì thế lâu dần sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid máu, và khi rối loạn chuyển hóa lipid máu lâu ngày cũng kéo theo rối loạn chuyển hóa glucid. Vì vậy hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.
Theo thống kê lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường hầu hết có mỡ máu cao. Đái tháo đường là điều kiện thuận lợi cho những tổn thương mạch máu. So với những người cùng tuổi thì người đái tháo đường gặp phải tổn thương mạch máu nhiều gấp 10 lần những người không mắc bệnh. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của việc rối loạn chuyển hóa lipid máu. Chính vì vậy rối loạn chuyển hóa lipid máu trên bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ làm cho biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, nhất là biến chứng về tim mạch.
Video đang HOT
Đái tháo đường có kèm rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường ĐH Y Dược THCM, nếu như không có các biện pháp điều trị và phòng ngừa từ sớm, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tổn thương hệ thống mạch vành và bị các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử nhiều gấp 2 lần, có khả năng mắc tai biến mạch não hơn 2,4 lần, viêm tắc động mạch chi dưới nhiều gấp 4,5 lần những người không mắc bệnh.
Kiểm soát đồng thời đường huyết và mỡ máu
Cần kiểm soát đồng thời đường huyêt và mỡ máu để hạn chế được nguy cơ biến chứng của bệnh. Ngoài kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên, cần kiểm tra định kỳ cholesterol máu để điều trị kịp thời. Hiện nay xu hướng sử dụng các thảo dược trong điều trị đái tháo đường rất được quan tâm vì an toàn, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài. Một trong những loại thảo dược đó là Dây thìa canh (có trong Diabetna) vừa có tác dụng ổn định đường huyết, vừa có tác dụng giúp giảm cholesterol máu nên hạn chế được biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra bệnh nhân ĐTĐ cũng cần giảm trọng lượng nếu thừa cân, tăng cường vận động thể lực, bỏ thuốc lá, giảm uống rượu … để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Quỳnh Diệp
Theo Dân trí
7 nguyên nhân khiến mỡ máu tăng
Mỡ máu (cholesterol xấu) tăng cao sẽ gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Sau đây là những lý do thường gặp gây nên hiện tượng này mà bạn nên quan tâm để phòng tránh một cách tốt nhất.
Hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay từ bây giờ.
Chế độ ăn
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể khiến mức cholesterol tăng cao. Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng. Thực phẩm đóng gói, đồ hộp chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao cũng có thể chứa hàm lượng chất béo cao. Ngoài ra còn có bơ thực vât, chất tạo xốp, bánh quy, và các loại snack. Nên có chế độ ăn phù hợp để cân bằng các chất giúp cơ thể hấp thụ tốt tránh bệnh tật.
Cân nặng
Béo bụng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tăng lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trong mô động thực vật) và giảm lượng lipoprotein (HDl - một loại protein tốt bảo vệ tim), hoặc giảm cholesterol tốt.
Mức độ vận động
Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khỏe. Nếu thiếu hoạt động thể chất sẽ làm tăng lipoprotein xấu (LDL - tăng khả năng bệnh tim), giảm HDL hoặc cholesterol tốt.
Tuổi và giới tính
Sau tuổi 20, lượng cholesterol trong cơthể bắt đầu tăng. Ở nam giới, lượng cholesterol giảm sau tuổi 50. Còn ở phụ nữ, mức này giữ ở mức bình thường cho đến thời kỳ mãn kinh. Sau thời điểm này sẽ tăng cùng mức với nam giới.
Tình trạng sức khỏe chung
Nếu bạn mắc các bệnh như tiểu đường hoặc giảm hoạt động tuyến giáp có thể khiến lượng cholesterol tăng cao.
Tiền sử gia đình
Và yếu tố cuối cùng đó lànếu thành viên gia đình bạn có mức cholesterol cao, nguy cơ mắc phải của bạn cũng tăng cao theo gia đình.
Quách Vinh
Theo Dân trí
5 thực phẩm giảm mỡ máu hiệu quả Mỡ máu là một chứng bệnh đáng sợ bởi nó hoàn toàn không có biểu hiện nhưng lại gây ra những biến chứng tim mạch khủng khiếp. Tuy nhiên, việc phòng trừ nó lại rất đơn giản. Giá đỗ xanh: giúp đẩy cholesterol ra ngoài Đỗ xanh vốn dĩ là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm,...